Bị trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang? 5 cách dùng hiệu quả 

Khoai lang là thực phẩm tốt cho sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Vậy người bị trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang hay không? Để giải đáp cho vấn đề này, người bệnh hãy tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang?

Để trả lời cho câu hỏi: Trào ngược dạ dày có ăn được khoai lang không? –  người bệnh cần tìm hiểu rõ về giá trị dinh dưỡng của củ khoai lang và các tác dụng của nó.

Khoai lang là thực phẩm có chứa nhiều dưỡng chất phong phú được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao. Các chất có trong loại thực phẩm này là: tinh bột, các loại vitamin A, C, E, B5, B6, chất xơ, protein, sắt, canxi, kali, magie,…

Theo Đông y, khoai lang có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bồi bổ cơ thể và có khả năng tiêu viêm, lợi mật và kiện tỳ. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này còn có tác dụng giảm các cơn đau thượng vị, cân bằng nồng độ acid ở dạ dày và giúp phòng chống các bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư,…

Vậy, trào ngược dạ dày ăn khoai lang được không? – Câu trả lời là CÓ THỂ ĂN. 

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang? - Người bệnh nên ăn thường xuyên giúp giảm trào ngược acid dịch vị rất tốt
Bị trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang? – Người bệnh nên ăn thường xuyên giúp giảm trào ngược acid dịch vị rất tốt

Dưới đây là các tác dụng của thành phần trong của khoai tây đối với bệnh trào ngược dịch vị acid: 

  • Vitamin A: Giúp kháng viêm, cải thiện khả năng miễn dịch, ngăn ngừa ung thư, làm lành các tổn thương do trào ngược acid gây tổn thương cho dạ dày, thực quản.
  • Vitamin C: Là chất hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác hại của acid, vi khuẩn và các gốc tự do. Đồng thời vitamin C cũng giúp làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, làm nhanh lành tổn thương ở niêm mạc dạ dày.
  • Manga: Có tác dụng đẩy nhanh quá trình trao đổi chất dinh dưỡng trong cơ thể.
  • Vitamin B6: Loại vitamin đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành năng lượng hoạt động trong ngày.
  • Vitamin E: Được đánh giá là chất chống oxy hóa có tác dụng xoa dịu tổn thương trong dạ dày và làm lành nhanh các vết loét do acid trào ngược ăn mòn.
  • Protein: Protein khi vào cơ thể được chuyển hóa thành năng lượng giúp kích thích tái tạo tế bào mới thay thế các tế bào đã bị tổn thương trong dạ dày.
  • Chất xơ và tinh bột: Tác dụng của 2 chất này trong củ khoai lang là giúp thấm hút và đào thải bớt acid dư thừa. Đồng thời chất xơ còn có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, ăn không tiêu ở người bị bệnh trào ngược dạ dày

Cách sử dụng khoai lang tốt cho dạ dày

Khoai lang tốt cho dạ dày, vì vậy người bệnh có thể sử dụng các món ăn từ khoai lang để giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh. Dưới đây là một số món ăn tốt cho quá trình điều trị trào ngược:

Món khoai lang luộc, hấp

Luộc hay hấp là cách nấu món ăn đơn giản, tiện lợi, ít dầu mỡ nên thường được ưa chuộng sử dụng. Người bệnh có thể chọn những củ khoai to, vỏ không sần sùi hay nấm mốc. Sau đó cho vào nồi nước luộc hoặc cho lên nồi hấp chín.

Ăn khoai lang luộc hay hấp giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh do trào ngược. Đây là câu trả lời thuyết phục nhất cho câu hỏi bị trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang hay không?

Khoai lang luộc - Cách sử dụng tốt nhất cho người bị trào ngược dạ dày
Khoai lang luộc – Cách sử dụng tốt nhất cho người bị trào ngược dạ dày

Món khoai lang kết hợp gừng

Gừng vị cay, tính ấm có chứa thành phần giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về tiêu hóa, giảm đau, trung hòa acid, chất kháng viêm tự nhiên và giúp hồi phục các thương tổn trong niêm mạc dạ dày thực quản. Khi kết hợp khoai lang và gừng là món ăn mang lại hiệu quả rất tốt cho quá trình trị bệnh.

Chuẩn bị: 500g khoai lang, 1/2 thìa gừng băm, 1 thìa dầu dừa và gia vị khác (hành băm, tiêu, muối…).

Cách thực hiện:

  • Khoai lang cạo bỏ vỏ, rửa sạch rồi đem hấp chín.
  •  Đem khoai mới hấp ghiền thật nhuyễn.
  • Phi hành, tỏi và gừng băm rồi cho khoai lang mới nghiền vào sau đó đảo thật kỹ.
  • Người bệnh có thể ăn trực tiếp kèm với gà luộc hoặc cho hỗn hợp vào lò nướng khoảng vài phút để kích thích khẩu vị.

Cháo thịt lợn khoai lang

Cháo thịt lợn khoai lang là món ăn mềm, dễ ăn và giúp bảo vệ dạ dày rất tốt. Cách thực hiện rất đơn giản:

  • Đem khoai lang rửa sạch, thái hạt lựu rồi ninh cùng với gạo. 
  • Thịt lợn băm ra, có thể đem đảo sơ với lượng gia vị. 
  • Cho thịt vào nồi cháo, đun cho tới khi hạt gạo và khoai chín mềm là được. 

Lưu ý: Người bệnh nên dùng cháo vào buổi sáng là thời điểm thích hợp và mang lại hiệu quả tốt nhất.

Nên ăn cháo khoai lang thịt lợn trong quá trình điều trị bệnh trào ngược
Nên ăn cháo khoai lang thịt lợn trong quá trình điều trị bệnh trào ngược

 Món súp khoai lang

Súp khoai lang được đánh giá là món ăn từ khoai lang dễ chế biến và tốt cho người bị trào ngược dạ dày. Cách thực hiện sau:

Nguyên liệu: Chuẩn bị 2 củ khoai lang, 500ml nước dùng hầm từ xương gà, 1/2 củ hành tây, 15g bơ, tỏi băm, ngò, bột thì là và các gia vị khác.

Cách chế biến:

  • Sơ chế nguyên liệu: Hành tây lột vỏ, cắt hạt lựu; khoai tây rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành những miếng vuông vừa ăn.
  • Cho bơ vào nồi đun tan chảy, sau đó thêm hành tây, tỏi vào xào đến khi có mùi thơm.
  • Thêm nước dùng gà cùng với khoai lang vào nồi.
  • Đun đến khi khoai lang chín thì nên gia vị vào cho vừa miệng.

Món khoai lang hầm sườn non

Xương hầm là món ăn bổ dưỡng, tốt cho xương khớp và dạ dày. Khi sử dụng khoai lang hầm sườn non giúp mang lại hiệu quả trị trào ngược rất tốt. Cách thự hiện như sau:

Chuẩn bị: 1 củ khoai lang, 3 lạng sườn non, hành, ngò (rau mùi) và các gia vị cần thiết khác.

Cách chế biến:

  • Rửa sạch khoai lang, gọt vỏ và cắt thành những miếng vừa ăn.
  • Sườn non đem rửa nước lạnh rồi trụng qua nước sôi để loại bỏ tạp chất
  • Bắc nồi lên bếp và phi thơm 1 muỗng hành băm nhỏ. Sau đó đổ lượng nước vừa đủ ăn vào đun sôi.
  • Khi nước sôi thì cho thêm sườn non vào nấu khoảng 10 phút rồi cho khoai vào.
  • Đậy nắp và đun với lửa nhỏ cho đến khi khoai chín mềm.
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn, rắc hành ngò lên trên sau đó dùng ăn kèm với cơm.

Người bệnh nên ăn 2 – 3 lần món ăn này trong tuần để giảm các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa.

[pr_middle_post]

Hầm khoai lang với sườn non là cách dùng không nên bỏ qua khi điều trị dạ dày
Hầm khoai lang với sườn non là cách dùng không nên bỏ qua khi điều trị dạ dày

Lưu ý khi sử dụng khoai lang cho người bị trào ngược dạ dày

Bên cạnh việc chú ý bị trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang hay không, việc chế biến và ăn khoai lang cũng cần đúng cách để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe:

Những đối tượng không nên sử dụng nhiều khoai lang:

  • Người có vấn đề về thận: Người có vấn đề về thận như suy thận, viêm cầu thận,… không nên ăn khoai lang. Lý do vì thực phẩm này rất giàu kali, nếu cơ thể dung nạp quá nhiều, lượng kali dư thừa không được thận đào thải hết mà tích tụ gây ra nhiều tác dụng phụ như rối loạn nhịp tim, đau mỏi các cơ, chuột rút hay buồn nôn.
  • Người bị chướng hơi, đầy bụng: Khoai lang có thể kích thích sản xuất nhiều khí trong đường ruột khiến tình trạng đầy hơi, chướng bụng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Cơ thể dị dị ứng với khoai lang: Có một số người bị dị ứng với thành phần có trong khoai lang cũng không nên sử dụng thực phẩm này.

Không ăn khoai lang khi bụng đói:

Trong củ khoai lang có chứa hàm lượng đường khá cao do đó nếu sử dụng khi bụng đang trống rỗng rất dễ bị tăng đường huyết làm ảnh hưởng không tốt đến tuần hoàn máu và quá trình chữa lành các tổn thương tại niêm mạc dạ dày thực quản.

Đặc biệt, nếu ăn khoai lang trong lúc đói bụng còn làm tăng tiết dịch vị acid dạ dày. Từ đó có thể dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu như nóng ruột, ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, chướng bụng,… và làm gia tăng tình trạng bệnh trào ngược.

Do đó, người bệnh nên dùng khoai trong bữa ăn hoặc sau khi ăn khoảng 1 –  2 tiếng và tránh ăn khi đói bụng.

Không nên ăn khoai lang sống:

Thành phần tinh bột trong khoai lang sống nếu không chế biến sẽ trở thành một chất khó tiêu hóa. Nếu ăn khoai lang sống làm gia tăng gánh nặng cho dạ dày. Enzym trong khoai lang nhà Ngân thể gây nên tình trạng ợ hơi, buồn nôn. Chính vì vậy, người bệnh chỉ nên ăn khoai lang khi đã được nấu chín.

Không ăn khoai để quá lâu:

Khoai lang để lâu thường sẽ ngọt hơn do loại củ này chứa rất nhiều đường. Tuy nhiên, nếu để khoai để quá lâu sẽ mọc mầm và chứa các độc tố có hại. Khi dung nạp vào cơ thể người bệnh có thể làm gia tăng tình trạng nhựa và gây đau bụng, nôn mửa.

Khoai lang mọc mầm rất có hại, vì vậy người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng
Khoai lang mọc mầm rất có hại, vì vậy người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng

Không ăn khoai lang vào buổi tối:

Khoai lang có chứa nhiều tinh bột, nếu người bệnh ăn vào buổi tối có thể dẫn đến hiện tượng khó tiêu, đầy bụng, mất ngủ và làm gia tăng triệu chứng bệnh dạ xuất huyết dạ dày,

Thời gian sử dụng khoai lang mang lại hiệu quả tốt nhất là vào buổi sáng.

Sử dụng lượng khoai mỗi ngày hợp lý:

Ăn khoai lang quá nhiều có sinh ra một lượng lớn khí carbon dioxide (CO2) khiến dạ dày khó chịu. Theo các chuyên gia, mỗi ngày người bệnh chỉ nên ăn tối đa khoảng 100g khoai lang.

Bên cạnh đó, khi ăn khoai chữa bệnh trào ngược dạ dày nên dùng kèm với rau xanh và cắt giảm lượng tinh bột để tránh kích thích bài tiết dịch vị dạ dày và không bị dư thừa năng lượng dẫn đến tăng cân.

Không nên ăn khoai lang cùng lúc với quả hồng:

Trong quả hồng có chứa nhiều tanin và pectin nên khi kết hợp với đường có trong khoai lang sẽ tạo thành chất kết tủa khiến dạ dày khó chịu và làm tăng nguy cơ bị viêm loét, xuất huyết dạ dày.

Vì vậy, người bệnh không nên ăn khoai lang và hồng cùng lúc. Nếu muốn sử dụng thì nên ăn cách nhau ít nhất 5 tiếng đồng hồ.

 

 

Như vậy người bệnh đã có giải đáp hoàn chỉnh cho câu hỏi bị trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang không? Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe và mang lại hiệu quả tốt nhất người bệnh vẫn nên nắm rõ những vấn đề cần đặc biệt lưu ý để việc xây dựng chế độ dinh dưỡng đạt hiệu quả nhất.

4.9/5 - (12 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?