Bệnh Viêm Khớp Cấp Ở Trẻ Em Và Cách Xử Lý Hiệu Quả

Bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em tưởng chừng khó có thể xảy ra. Tuy nhiên, thực tế không ít trẻ nhỏ rơi vào tình trạng này. Điều đáng chú ý, bệnh có thể “tấn công” ở cả những lứa tuổi trẻ nhỏ từ 2-3 tuổi. Lúc này, nếu phụ huynh không sớm phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt và sức khỏe trẻ nhỏ. 

Thực trạng bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em hiện nay

Viêm khớp là hiện tượng rối loạn trong cấu trúc và hoạt động của khớp gây ra hiện tượng sưng, đau tại các ổ khớp. Bệnh phát triển ở hai giai đoạn theo mức độ bệnh gồm viêm khớp cấp và mãn tính. Đối tượng mắc bệnh viêm khớp thường là người lớn tuổi, tập trung nhiều ở phụ nữ trên 40 tuổi. 

Tuy nhiên, thực tế hiện nay không ít trẻ nhỏ cũng bị mắc bệnh. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em tập trung nhiều ở nhóm tuổi dưới 17 tuổi và các bé gái có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với bé trai.

Thông thường khi bị viêm khớp cấp, trẻ có biểu hiện đau nhiều khớp, đau khớp này rồi mới đau thêm các khớp khác. Khớp này vừa hết đau thì khớp khác lại bị đau khiến trẻ cảm thấy khó chịu. 

Trẻ bị viêm khớp cấp khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng
Trẻ bị viêm khớp cấp khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng

Ngoài ra, tình trạng viêm khớp cấp ở trẻ không sớm điều trị, bệnh trở nặng trẻ có thể gặp tình trạng viêm khớp ở các dạng như: 

  • Thể viêm ít khớp: Tình trạng viêm khớp xảy ra ở 5 khớp hoặc dưới 5 khớp và thường gặp ở khớp gối, cổ tay, khuỷu tay hay đầu gối. Theo thống kê của bộ y tế, có khoảng 50% trẻ nhỏ bị viêm khớp cấp ở dạng này và đối tượng thường gặp là các bé gái. 
  • Thể viêm đa khớp: Hiện tượng viêm khớp xảy ra ở nhiều khớp (trên 5 khớp) và có tỷ lệ trẻ mắc phải khoảng 30% – 40% tổng các trẻ bị mắc bệnh viêm khớp. 
  • Viêm khớp dạng toàn thân: Đây là hiện tượng viêm nhiều khớp trên cơ thể trẻ và tỷ lệ mắc phải lên tới 15%, có thể gặp ở cả bé trai và bé gái. Ở dạng viêm khớp này rất nguy hiểm vì nếu không xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng tiêu cực tới tim, gan,…

Nguyên nhân gây viêm khớp cấp ở trẻ em

Có nhiều tác nhân gây ra tình trạng viêm khớp cấp ở trẻ em, trong đó các yếu tố thường gặp như:

  • Do chấn thương

Trẻ nhỏ thường hiếu động, chạy nhảy dẫn tới va chạm mạnh, ngã gây chấn thương gây tổn thương cá các khớp. Lúc này nếu phụ huynh không phát giác và chữa trị kịp thời, khớp tổn thương nhiều ngày có thể dẫn tới tình trạng viêm khớp cấp ở trẻ em. 

  • Thừa cân, béo phì

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh viêm khớp ở trẻ em một phần nguyên nhân xuất phát do trẻ bị thừa cân. Tỷ trọng cân nặng quá mức sẽ tạo áp lực lên khung xương, đặc biệt là các khớp từ đó hình thành chứng bệnh viêm khớp. 

  • Viêm khớp cấp ở trẻ em do di truyền

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ nhỏ có bố hoặc mẹ bị viêm khớp sẽ dễ bị viêm khớp hơn so với trẻ bình thường do yếu tố di truyền. Bởi khi một trẻ được sinh ra sẽ được di truyền kháng nguyên từ bố, mẹ hoặc cả hai. 

  • Viêm khớp cấp ở trẻ em do virus, vi khuẩn

Trẻ nhỏ thường có hệ miễn dịch kém, do vậy rất dễ bị virus, vi khuẩn tấn công làm tổn thương các khớp dẫn tới bệnh viêm khớp cấp. 

  • Chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, thường xuyên ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ như khoai chiên, gà rán hay nước có gas cũng là tác nhân tăng nguy cơ bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em

Khi bị viêm khớp, trẻ sẽ xuất hiện nhiều biểu hiện, các phụ huynh có thể dễ dàng phát giác chứng bệnh ở trẻ thông qua các biểu hiện như: 

  • Trẻ có hiện tượng đau mỏi các khớp, đôi khi ở khớp phát ra tiếng lạo xạo đặc biệt là vào buổi sáng khi ngủ dậy. 
  • Các khớp sưng đỏ và nóng ran khiến trẻ khó vận động, cầm nắm nếu bị viêm ở khớp ngón tay. 
  • Bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em khi phát triển ở mức độ nặng có thể xuất hiện hiện tượng biến dạng do sụn khớp bị phá hủy. 
  • Một số biểu hiện viêm khớp cấp khác như trẻ chán ăn, quấy khóc, sốt cao, mệt mỏi, lười vận động,…
Tình trạng viêm khớp khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày
Tình trạng viêm khớp khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày

Các dấu hiệu viêm khớp cấp ở trẻ em thường không tự thuyên giảm nếu không áp dụng biện pháp điều trị nào. Đặc biệt các triệu chứng này sẽ ngày càng nặng hơn nếu tình trạng bệnh trở nặng khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Do vậy, khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường khi vận động, có liên quan tới xương khớp, phụ huynh không nên chủ quan mà cần cho trẻ thăm khám sớm để sớm phát hiện bệnh từ đó có can thiệp kịp thời, giúp bảo vệ sức khỏe trẻ nhỏ. 

Bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em có nguy hiểm không? 

Bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em nếu không phát hiện và điều trị kịp thời khiến bệnh trở nặng sẽ rất nguy hiểm. Viêm khớp kéo dài sẽ dẫn tới mãn tính gây ra các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. 

Một biến chứng của bệnh viêm khớp cấp kéo dài không chữa trị kịp thời như: 

  • Suy giảm chức năng vận động: Trẻ bị viêm khớp cấp phải đối diện với nhiều triệu chứng đặc biệt là hiện tượng tê cứng, đau khớp. Điều này khiến trẻ cảm thấy khó vận động, mất dần khả năng cầm nắm, di chuyển,… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt thường ngày, học tập. 
  • Teo cơ, biến dạng khớp: Đây là biến chứng thường gặp của bệnh viêm khớp khi trở nặng. Hoạt động của các khớp bị giảm dần chức năng dẫn tới tình trạng teo cơ, dính khớp. Đặc biệt ở giai đoạn cuối viêm khớp dẫn tới bài liệt hoàn toàn.
  • Biến chứng liên quan tới tim mạch: Viêm khớp có thể gây biến chứng tại các cơ quan khác và làm tổn thương cơ quan tại tim, đặc biệt là van tim. 

Cách điều trị viêm khớp cấp ở trẻ em hiệu quả

Trẻ bị viêm khớp cấp rất nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời. Do vậy, phụ cần chủ động đưa trẻ đi điều trị ngay khi phát hiện trẻ bị mắc bệnh. 

Điều trị viêm khớp ở trẻ em tại nhà

Hiện nay trong dân gian còn lưu truyền nhiều mẹo dân gian trị viêm khớp cấp. Các bạn có thể tham khảo và áp dụng để giúp trẻ giảm bớt các triệu chứng bệnh như: 

  • Bài thuốc từ ngải cứu: Dùng một nắm rau ngải cứu, cắt khúc nhỏ rồi cho lên chảo rang cùng với muối. Sau đó lấy mảnh vải bọc ngải cứu lại rồi chườm lên khớp bị đau. 
  • Bài thuốc chữa viêm khớp từ lá lốt: Lá lốt mang rửa sạch rồi sắc với nước. Sau đó dùng nước lá lốt uống 2 – 3 lần/ngày để giúp làm giảm các triệu chứng đau, sưng ở khớp. Ngoài ra có thể sử dụng nước sắc lá lốt ngâm chân để giảm triệu chứng viêm khớp ở ngón chân.

[middle_link]

Cho trẻ ngâm chân nước sắc lá lốt giúp cải thiện bệnh viêm khớp cấp ở ngón chân
Cho trẻ ngâm chân nước sắc lá lốt giúp cải thiện bệnh viêm khớp cấp ở ngón chân

Lưu ý: Các mẹo dân gian trị bệnh viêm khớp ở trẻ em trên đây chỉ giúp làm giảm triệu chứng bệnh chứ không thể loại bỏ chứng bệnh hoàn toàn. Việc thăm khám chuyên khoa và điều trị chỉ định của bác sĩ vẫn rất cần thiết. 

Điều trị viêm khớp cấp bằng Tây y

Thông thường, khi trẻ bị viêm khớp cấp sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc. Một số thuốc có thể được dùng trong chữa trị bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em như: 

  • Thuốc chống viêm non dạng steroid (NSAID) như Ibuprofen, Naproxen,… có tác dụng kháng viêm, giảm tình trạng sưng đau tại các khớp. 
  • Thuốc chống thấp khớp DMARDs có tác dụng ức chế, chậm quá trình viêm khớp ở trẻ, và ngăn ngừa tình trạng bệnh phát triển nghiêm trọng. 
  • Thuốc chống viêm như Methotrexate và Sulfasalazine giúp ngăn ngừa tình trạng viêm khớp phát triển. 
  • Thuốc corticosteroid thường dùng khi tình trạng viêm khớp cấp đã tiến triển nặng có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. 
  • Thuốc sinh học như Anakinra, abatacept,… có tác dụng giảm viêm, làm dịu mức độ sưng đau ở các khớp do viêm khớp. 

Lưu ý: Thuốc Tây có thể gây ra những tác dụng không tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ. Do vậy, phụ huynh chỉ được sử dụng thuốc trị viêm khớp cấp cho trẻ khi đã thăm khám chuyên khoa và được bác sĩ chuyên khoa chỉ định. 

Đông y trị viêm khớp cấp ở trẻ em

Ngoài lựa chọn phương pháp điều trị viêm khớp ở trẻ em bằng Tây thi thì liệu pháp Đông y cũng trở thành xu hướng của nhiều người hiện nay. Thuốc Đông y trị bệnh theo nguyên tắc tác động vào căn nguyên bên trong. Tức sử dụng các bài thuốc có khả năng giúp lưu thông khí huyết, bổ gân mạch từ đó cải thiện tình trạng viêm hiệu quả. 

Thuốc Đông y trị viêm khớp cấp an toàn, nhưng hiệu quả chậm
Thuốc Đông y trị viêm khớp cấp an toàn, nhưng hiệu quả chậm

Hơn nữa, Đông y sử dụng thuốc trị bệnh hoàn toàn là các vị thảo dược quý không chỉ có khả năng trị bệnh xương khớp mà còn tốt cho sức khỏe và không gây tác dụng phụ.

Song, thuốc chữa viêm khớp bằng Đông y tác động chậm, hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa từng người. Ngoài ra, các bạn cũng cần chú ý lựa chọn lựa chọn địa chỉ điều trị viêm khớp bằng Đông uy tín, có bác sĩ Đông y giỏi để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Cách phòng ngừa bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em

Viêm khớp cấp ở trẻ em rất nguy hiểm do vậy, phụ huynh nên giúp trẻ tự phòng ngừa chứng bệnh bằng các biện pháp đơn giản như: 

  • Uống đủ nước mỗi ngày: Các mẹ nên tập cho trẻ có thói quen uống nhiều nước, ít nhất 1,5 – 2 lít mỗi ngày theo độ tuổi. Bởi nước đóng vai trò quan trọng, chiếm tới 70% trong quá trình hình thành sụn khớp. Khi cơ thể thiếu nước sẽ khiến sụn khớp yếu gây ra nhiều bệnh xương khớp trong đó có chứng viêm khớp cấp. 
  • Chế độ ăn dinh dưỡng: Trẻ đang giai đoạn phát triển về thể chất, do vậy lúc này xương khớp rất cần cung cấp đủ dưỡng chất đặc biệt là canxi, vitamin D. Do vậy trong chế độ ăn của trẻ mẹ nên tăng cường các thực phẩm giàu dưỡng chất như thịt, cá, rau xanh, trái cây tươi,…. Bên cạnh đó cần tránh xa đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ngọt. 
  • Luyện tập thể dục thể thao: Phụ huynh nên tạo cho trẻ có thói quen luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày ít nhất 30 phút. Điều này sẽ giúp tăng hệ miễn dịch khớp và giúp xương khớp thể dẻo dai, khỏe mạnh, phòng ngừa các bệnh lý về xương khớp. 
  • Giữa cân nặng hợp lý: Thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em. Do vậy để phòng ngừa bệnh bạn nên giúp bé ý thức trong việc duy trì cân nặng hợp lý. 

Bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em không chỉ gây ảnh hưởng tới sinh hoạt mà còn tác động tiêu cực tới sức khỏe nếu không điều trị kịp thời. Tuy nhiên, bậc phụ huynh không nên quá hoang mang lo lắng. Lúc này điều quan trọng là hãy đưa trẻ thăm khám tìm ra nguyên nhân và áp dụng liệu pháp điều trị kết hợp chế độ sinh hoạt phù hợp sẽ nhanh chóng loại bỏ chứng bệnh.

4.8/5 - (6 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?