Bệnh Viêm Khớp Bàn Chân: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Bệnh viêm khớp bàn chân – bệnh lý xương khớp thường gặp ở người trên 35 tuổi với các biểu hiện đặc trưng như: Đau nhức bàn chân, tê bì, buốt,… Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến khả năng đi lại của người bệnh, thậm chí gây bại liệt. Chủ động tìm hiểu thông tin trong bài viết sau đây để hiểu hơn về bệnh lý xương khớp này.

Bệnh viêm khớp bàn chân - bệnh lý xương khớp nguy hiểm
Bệnh viêm khớp bàn chân – bệnh lý xương khớp nguy hiểm

Bệnh viêm khớp bàn chân là gì? Có nguy hiểm không?

Có thể nói, bàn chân là bộ phận mang trọng trách “chống đỡ” sức nặng của toàn bộ cơ thể khi vận động, di chuyển. Đồng thời, đây cũng là bộ phận có cấu trúc phức tạp với khoảng 26 xương (chiếm đến ¼ số xương cơ thể); 30 vị trí khớp và hệ thống gân cơ, dây chằng phức tạp. Do đó, một vài tổn thương nhỏ tại bàn chân cũng có thể khiến người bệnh khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của họ. 

Viêm khớp bàn chân là tình trạng viêm nhiễm tại các ổ khớp do tác động từ bên ngoài, khiến người bệnh gặp một số biểu hiện như: Đau rát lòng bàn chân; đau gót chân; tê ngứa các ngón chân; cứng khớp (thường gặp vào buổi sáng);…

Nhìn chung, nếu các biểu hiện viêm khớp bàn chân mới khởi phát sẽ không quá nguy hiểm, có thể cải thiện nhanh chóng nếu áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, đa số người bệnh tỏ ra khá thờ ơ với các biểu hiện đau nhức giai đoạn đầu. Do đó, khi phát hiện bệnh thường đã diễn tiến sang giai đoạn mãn tính và khó điều trị hơn.

Tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động và đi lại của người bệnh, gây đau nhức khớp gối, viêm khớp gối. Khi đó, tâm lý người mắc bị tác động bởi những cơn đau, họ thường xuyên cáu gắt, khó chịu với mọi người xung quanh.Nghiêm trọng nhất, người bệnh có thể mất hoàn toàn khả năng đi lại, tự vận động và phải phụ thuộc vào người khác. 

Theo thống kê, bệnh lý này thường gặp ở mọi giới tính và chủ yếu ở độ tuổi trên 35. Tuy nhiên, cùng với nhiều thói quen không lành mạnh, bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa và đe dọa trực tiếp đến khả năng vận động của người mắc.

Nguyên nhân gây đau khớp bàn chân

Bệnh viêm khớp bàn chân có thể do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra. Đồng thời, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm. Cụ thể, tình trạng này có thể xuất phát từ những nguyên do sau:

  • Hiện tượng chèn ép dây thần kinh: Bàn chân là bộ phận có hệ thống dây thần kinh và dây chằng phức tạp nhất trên cơ thể. Tác động tiêu cực kéo dài có thể khiến hệ thần kinh bị chèn ép, gây đau đớn. Cơn đau thường bắt đầu từ mu bàn chân, kéo dài xuống gót chân và lan rộng khắp chân. Hiện tượng này xuất hiện do người bệnh đứng hoặc ngồi quá lâu, mang giày dép quá chật so với chân,…
  • Bệnh viêm khớp dạng thấp: Đây là một dạng bệnh mãn tính, có thể xảy ra ở bàn chân và ảnh hưởng sâu rộng đến các khớp cổ chân, gót chân, mũi chân,… Bệnh này có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau: Virus, vi khuẩn, tiền sử bệnh lý, di truyền hoặc là biến chứng của phẫu thuật xương khớp. Cần phát hiện và điều trị sớm tránh để lại biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Viêm khớp bàn chân có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý
Viêm khớp bàn chân có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý
  • Bệnh thoái hóa khớp: Tình trạng này xuất hiện chủ yếu do sự lão hóa tự nhiên các ổ khớp theo thời gian (xuất hiện phổ biến ở người lớn tuổi). Khi đó, các lớp sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương gây đau nhức. Người bệnh thường bị đau nhức dữ dội khi thay đổi thời tiết hoặc khi vận động mạnh. 
  • Bàn chân bẹt: Ở người có cấu trúc bàn chân bẹt bẩm sinh cũng có nguy cơ bị viêm khớp bàn chân nhiều hơn. Cấu trúc cong vòm tự nhiên của chân giúp giảm áp lực từ cơ thể khi di chuyển. Do đó, bàn chân bẹt khiến việc di chuyển khó khăn và dễ bị tổn thương dẫn đến viêm nhiễm cơ xương bàn chân.
  • Ảnh hưởng của bệnh gout: Đây là tình trạng tích tụ acid uric trong máu, gây ra các biểu hiện đau nhức xương khớp dữ dội, đặc biệt là vùng mắt cá chân. Với trường hợp đau cấp tính, người bệnh không thể đi lại trong vài ngày, đau đớn và tê bì, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt. 
  • Một số nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân chính trên, bệnh viêm khớp bàn chân còn có thể xuất hiện do chấn thương bàn chân, móng chân mọc ngược, chứng vẹo ngón chân cái,….

Để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, người mắc nên chủ động đi thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa xương khớp phù hợp. Không để tình trạng này kéo dài do có thể gây teo cơ và có nguy cơ bại liệt.

Triệu chứng điển hình của bệnh viêm khớp bàn chân

Nhận biết và điều trị từ giai đoạn mới khởi phát là cách tốt nhất để chữa dứt điểm bệnh viêm khớp bàn chân. Có hai dạng bệnh cần chú ý, đó là đau khớp bàn chân phải và đau khớp bàn chân trái. 

Nhìn chung, các biểu hiện cũng gần tương tự nhau nhưng sẽ có một vài điểm cần lưu ý, cụ thể như sau:

Bệnh viêm khớp bàn chân trái

Nếu người bệnh được chẩn đoán đau nhức xương khớp bàn chân trái, nhiều khả năng người bệnh thuận chân trái. Khi đó, chân trái vận động nhiều hơn và dễ gặp tổn thương hơn chân phải. Các biểu hiện đặc trưng của tình trạng này như:

  • Đi lại, vận động khó khăn do cơn đau tại bàn chân trái, mức độ đau tăng khi thay đổi thời tiết hoặc khi di chuyển.
  • Phù nề, sưng đỏ bàn chân trái, ấn vào thấy cảm giác buốt và nhức.
  • Nhức mỏi, tê bì bàn chân trái thường xuyên, khiến người bệnh khó chịu và đi lại tập tễnh
  • Trong quá trình vận động, người bệnh rất dễ bị trật khớp phía bên chân trái.
Chân sưng tấy, phù nề là biểu hiện đặc trưng của bệnh
Chân sưng tấy, phù nề là biểu hiện đặc trưng của bệnh

Bệnh viêm khớp bàn chân phải

So với chân trái, viêm khớp bàn chân phải thường gặp hơn. Người bệnh có thể gặp các biểu hiện sau đây:

  • Người bệnh bị “mất sức” ở chân phải và phải sử dụng chân trái nhiều hơn.
  • Đau đớn, nhức buốt bàn chân phải. Cơn đau lan dần lên phía trên khiến người bệnh khó chịu.
  • Chân phải trở nên thiếu linh hoạt, hoạt động chậm chạp hơn.
  • Phù nề, sưng đỏ tại mu bàn chân, khiến người bệnh gặp khó khăn trong di chuyển.

Điều trị bệnh viêm khớp bàn chân đúng cách

Mặc dù bệnh viêm khớp bàn chân không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng tình trạng này kéo dài có thể gây teo cơ, bại liệt. Do đó, cần chủ động đi thăm khám ngay khi có các biểu hiện đau nhức xương khớp tại bàn chân để điều trị kịp thời.

Tùy vào mức độ bệnh mà có các phương pháp chữa trị phù hợp. Tuy nhiên, trước đó bác sĩ cần chỉ định người bệnh thực hiện một số biện pháp chẩn đoán như sau:

  • Xét nghiệm dịch khớp: Bác sĩ tiến hành gây tê, lấy một lượng dịch khớp và tiến hành phân tích bằng phương pháp chuyên môn. Từ đó, đưa ra nhận định cụ thể về tình trạng viêm nhiễm.
  • Soi khớp: Tiến hành chèn ống thông qua vết mổ nhỏ tại ổ khớp để quan sát mức độ viêm nhiễm. 
  • Chụp X-quang: Quan sát dấu hiệu bất thường như tổn thương tại xương, mất sụn khớp,…
  • Chụp MRI: Phương pháp chẩn đoán hiện đại xác định cụ thể được vị trí và mức độ viêm nhiễm,… Tuy nhiên, chi phí cho một lần chụp cộng hưởng từ tương đối tốn kém nên không phải bệnh nhân nào cũng được chỉ định.

Bệnh viêm khớp bàn chân điều trị với phương pháp Tây y

Đa số người mắc thường lựa chọn phương pháp Tây y để điều trị bệnh viêm khớp bàn chân. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị mà bác sĩ để kê.

Tùy vào mức độ viêm nhiễm mà bác sĩ chỉ định điều trị nội khoa với thuốc hoặc tiến thành can thiệp ngoại khoa ngăn ngừa biến chứng.

Điều trị bệnh viêm khớp bàn chân với phương pháp Tây y
Điều trị bệnh viêm khớp bàn chân với phương pháp Tây y

Điều trị nội khoa

Các loại thuốc được kê thường nhằm mục đích cải thiện triệu chứng bệnh như đau nhức, tấy đỏ, phù nề. Người bệnh lưu ý dùng thuốc Tây y theo đúng chỉ định về mức liều và thời gian dùng thuốc, tránh tác dụng phụ có thể xảy ra. Khi điều trị bệnh viêm đau khớp, bác sĩ có thể sẽ kê một số loại thuốc như:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol; Capsaicin;…
  • Thuốc kháng viêm: Meloxicam; nhóm thuốc coxib; Diclofenac;….
  • Thuốc giãn cơ: Myonal; Decontractyl;….
  • Một số nhóm thuốc khác: Tùy tình trạng người bệnh, có thể kê thêm một số nhóm thuốc cải thiện triệu chứng khác

Điều trị ngoại khoa

Một số trường hợp bệnh nặng hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp ngoại khoa. Nhìn chung, phẫu thuật xương khớp luôn được đánh giá là quá trình phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, người bệnh cần cân nhắc cẩn thận trước khi quyết định điều trị và nên lựa chọn cơ sở y tế đảm bảo uy tín để thực hiện phẫu thuật.

Điều trị hiệu quả bệnh xương khớp với phương pháp Đông y

Viêm khớp bàn chân trong Đông y thuộc chứng Tý (nghĩa là tắc). Nguyên nhân được cho rằng liên quan đến sự suy giảm chính khí trong cơ thể, tạo cơ hội cho tà khí xâm nhập và gây bệnh.

Khi đó, khí huyết trong cơ thể người bệnh bị cản trở, khó lưu thông, bít tắc gây các cơn đau nhức, tê bì tại bàn chân. 

Các bài thuốc Đông y điều trị bệnh viêm khớp bàn chân tập trung vào giải độc, tiêu viêm, bổ thận và lợi gân cốt. Có thể tham khảo một số bài thuốc sau đây:

  • Bài thuốc 1: Thành phần gồm tục đoạn; rễ cây xấu hổ; kinh giới; thạch xương bồ; thổ phục linh; hà thủ ô; đương quy; đậu đen; quế chi; huyết đằng; chích thảo; thiên niên kiện với liều lượng phù hợp với cơ địa. Sắc thuốc với 300ml nước đun đến khi còn khoảng 2 bát thuốc, uống hết trong ngày và duy trì khoảng 2-3 tháng
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm nam tục đoạn; rễ cúc tần; phòng phong; kinh giới; cẩu tích; đương quy; tần giao; đỗ trọng; quế chi; cam thảo; rễ tất bát; 3 lát sinh khương. Sắc thuốc với lượng nước vừa đủ đến khi cạn còn khoảng 2 bát nước, uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc 3 – Cốt Vương thần hiệu thang: Bài thuốc được nghiên cứu và sản xuất bởi trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông Y Việt Nam. Bao gồm 100% thảo dược tự nhiên như phòng phong; đương quy; xuyên khung; phòng kỷ; thương truật; hoàng bá; quế chi; thiên niên kiện;… Sử dụng đều đặn 1-2 tháng có thể thấy sự cải thiện rõ rệt về mức độ bệnh.

Tuy nhiên, hiệu quả điều trị bệnh viêm khớp bàn chân bằng phương pháp Đông y còn phụ thuộc vào cơ địa người sử dụng. Do đó, bệnh nhân phải kiên trì dùng thuốc đảm bảo thời gian, không ngừng thuốc giữa chừng. 

Các biện pháp cải thiện triệu chứng tại nhà

Nếu bệnh viêm khớp bàn chân mới khởi phát, các biểu hiện chưa diễn tiến nặng, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo cải thiện triệu chứng tại nhà. Cụ thể như sau:

  • Chườm đá lạnh: Người bệnh có thể dùng đá lạnh bọc vào khăn vải sạch và chườm lên vị trí viêm nhiễm trên chân. Di chuyển nhẹ nhàng túi đá chườm xung quanh vùng bị đau nhức khoảng 15-20 phút. Không giữ nguyên vị trí túi đá quá lâu vì có thể gây bỏng lạnh, tổn thương mạch máu.
Chườm đá lạnh cải thiện đau nhức tại nhà
Chườm đá lạnh cải thiện đau nhức tại nhà
  • Thực hiện massage bàn chân: Thực hiện các động tác massage bàn chân mỗi ngày giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm đau nhức ở chân. Người bệnh dùng lực ngón tay ấn và day nhẹ lòng bàn chân đến ngón chân và gót chân.
  • Bài thuốc từ lá lốt: Người bệnh chuẩn bị một nắm lá lốt, rửa sạch và để ráo nước. Vò qua lá lốt và cho vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ, đun trong khoảng 15-20 phút. Uống nước lá lốt hàng ngày, duy trì 2-3 tuần để thấy hiệu quả cải thiện các cơn đau nhức tại bàn chân.
  • Đắp ngải cứu: Chuẩn bị một nắm lá ngải cứu, rửa sạch và để ráo nước. Cho lên chảo đảo qua cùng với một nắm muối hạt đến khi nóng. Bọc ngải cứu vừa đảo vào khăn vải sạch, chườm lên vùng chân bị đau nhức và giữ nguyên khoảng 15-20 phút để thấy hiệu quả.

Các mẹo điều trị này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và cải thiện triệu chứng. Do đó, người bệnh không nên coi đây là phương pháp điều trị chính và không lạm dụng nếu thấy triệu chứng có diễn tiến nghiêm trọng hơn. 

[middle_link]

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm khớp bàn chân

Bệnh viêm khớp bàn chân mặc dù không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt và khả năng vận động của người mắc. Do đó, người bệnh cần chú ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa như sau:

  • Chủ động đi thăm khám nếu thấy các biểu hiện đau nhức xương khớp ở hai bàn chân
  • Vận động vừa sức, hạn chế các hoạt động quá sức, bê vác nặng ảnh hưởng đến xương khớp
  • Nếu công việc phải di chuyển nhiều, cần chú ý nghỉ ngơi, tránh để chân vận động quá sức, gây đau nhức.
  • Kiểm soát cân nặng của bản thân trong giới hạn, không để tình trạng thừa cân, béo phì tạo sức ép cho bàn chân.
Mang giày đúng size là một biện pháp ngăn ngừa viêm khớp bàn chân
Mang giày đúng size là một biện pháp ngăn ngừa viêm khớp bàn chân
  • Mang giày dép đúng kích cỡ. Tránh tình trạng mang giày chật, gây chèn ép hệ thống dây thần kinh và gây viêm nhiễm
  • Massage bàn chân nhẹ nhàng hàng ngày để ngăn ngừa các bệnh lý viêm nhiễm xương khớp.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giảm thiểu lượng tinh bột trong chế độ ăn và tăng cường nhóm thực phẩm tốt cho xương khớp.
  • Thường xuyên luyện tập thể thao cải thiện và ngăn ngừa các vấn đề về xương khớp

Bệnh viêm khớp bàn chân là tình trạng bệnh xương khớp đang có nguy cơ trẻ hóa và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Để điều trị hiệu quả từ giai đoạn đầu, người bệnh nên chủ động đến thăm khám tại các cơ sở y tế khi phát hiện dấu hiệu đầu tiên. Đồng thời, chủ động điều chỉnh lối sống, hạn chế các hoạt động quá sức ảnh hưởng đến xương khớp.

4.8/5 - (5 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?