Bệnh Viêm Họng Là Gì? Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Cách Chữa

Viêm họng là một căn bệnh phổ biến tại đường hô hấp mà bất cứ ai cũng từng mắc phải. Đối tượng chủ yếu vẫn là trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người có hệ miễn dịch suy yếu. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng bệnh lại gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm họng sao cho hiệu quả.

Bệnh viêm họng là gì?

Bệnh viêm họng là tình trạng viêm nhiễm tại vùng hầu họng. Người bệnh sẽ có các dấu hiệu đặc trưng như đau rát họng, ho, khó nuốt, cơ thể mệt mỏi… Nếu không được điều trị kịp thời và đúng các, bệnh có thể tiến triển thành thể mãn tính, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Viêm họng có nhiều dạng khác nhau trong đó phổ biến nhất là viêm họng cấp tính và mãn tính. Viêm họng cấp nếu không được điều trị từ sớm và đúng cách sẽ dễ phát triển thành viêm họng mãn tính, khiến cho việc kiểm soát và chữa trị trở nên khó khăn hơn.

Viêm họng là căn bệnh phổ biến mà ai cũng gặp phải
Viêm họng là căn bệnh phổ biến mà ai cũng gặp phải

Tác nhân gây bệnh chính chủ yếu là vi khuẩn và virus. Nếu bệnh do virus gây ra thì sẽ tự khỏi trong vòng 7-10 ngày mà không cần uống thuốc. Tuy nhiên nếu viêm họng do vi khuẩn gây ra thì cần được điều trị bằng kháng sinh để ngăn ngừa biến chứng.

Nguyên nhân gây bệnh viêm họng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm họng, trong đó phải kể đến các yếu tố phổ biến như:

  • Do virus: Có 80-90% nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm họng là do virus gây ra. Chúng có thể bao gồm các loại virus cúm, virus sởi, thủy đậu, quai bị, bạch cầu đơn nhân.
  • Do vi khuẩn: Vi khuẩn có thể xâm nhập vào niêm mạc họng và gây ra bệnh viêm họng. Loại vi khuẩn thường gặp nhất là liên cầu khuẩn, phế cầu, tụ cầu,…
  • Thời tiết thay đổi: Thời tiết đột ngột thay đổi sẽ khiến cơ thể chưa kịp thích nghi, đặc biệt là đối với những người có hệ miễn dịch yếu. Vì vậy khi thời tiết trở lạnh hoặc hanh khô nhiều người thường bị ho, ngứa cổ, sổ mũi, hắt hơi,…
  • Dùng chất kích thích: Lạm dụng  rượu, bia, thuốc lá cũng là nguyên nhân khiến niêm mạc họng bị kích ứng. Khi hệ miễn dịch suy yếu, người bệnh sẽ bộc phát các triệu chứng của bệnh viêm họng.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Dịch vị axit liên tục trào ngược lên vùng thực quản và cổ họng sẽ làm tổn thương niêm mạc, gây ra chứng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đau họng, ho, khó nuốt.
  • Nhiễm HIV: Người bị nhiễm HIV có hệ miễn dịch bị suy yếu. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus xâm nhập gây ra các bệnh về đường hô hấp.
  • Khối u: Những khối u ở vùng hầu họng cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm họng. Tình trạng nãy có thể tái phát nhiều lần dẫn đến bệnh viêm họng mãn tính.

Triệu chứng của bệnh

Bệnh viêm họng thường được chia thành thể cấp tính và mãn tính. Mỗi dạng bệnh sẽ có những dấu hiệu đặc trưng để người bệnh dễ nhận biết.

Bệnh viêm họng cấp: Người bị viêm amidan cấp tính thường có các triệu chứng điển hình như:

  • Sốt.
  • Đau đầu.
  • Niêm mạc họng xung huyết, phù nề.
  • Đau khi nuốt.
  • Ho nhiều.
  • Khàn tiếng, mất tiếng.
  • Chảy nước mũi.
  • Amidan bị sưng, có dịch nhầy.
  • Sưng hạch bạch huyết.
  • Nhói ở tai, đau nhức tai, ngứa tai.
  • Buồn nôn.

Hầu hết các triệu chứng của bệnh viêm họng cấp thường kéo dài từ 7-10 ngày là khỏi. Tuy nhiên nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn thì có thể kéo dài hơn 2 tuần.

Bệnh viêm họng mãn tính: Các triệu chứng của viêm họng mãn tính thường kéo dài hơn so với viêm họng cấp tính, bao gồm:

  • Đau họng kéo dài.
  • Ngứa cổ.
  • Khô cổ.
  • Nóng rát ở cổ.
  • Khó nuốt, nuốt vướng.
  • Giọng nói bị thay đổi.
  • Ho có đờm, ho khan.
  • Thường xuyên bị ợ hơi, ợ chua.

Các triệu chứng của bệnh viêm họng mãn tính nhẹ hơn so với viêm họng cấp. Tuy nhiên chúng lại diễn biến dai dẳng, khó điều trị, tái phát nhiều lần trong năm. Từ đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh.

Bệnh viêm họng mãn tính khó điều trị và dễ tái phát hơn
Bệnh viêm họng mãn tính khó điều trị và dễ tái phát hơn

Bệnh viêm họng có gây nguy hiểm không?

Viêm họng là căn bệnh phổ biến ở đường hô hấp và sẽ không gây nguy hiểm nếu người bệnh điều trị kịp thời, đúng cách. Tuy nhiên, có rất nhiều người chủ quan trong việc khám chữa. Từ đó khiến cho bệnh ngày càng nghiêm trọng và gây ra nhiều biến chứng khó lường.

Cụ thể, dưới đây là 3 loại biến chứng phổ biến mà bệnh viêm họng có thể gây ra:

  • Biến chứng tại chỗ: Gây áp xe amidan, viêm VA, viêm tấy quanh amidan, áp-xe thành họng,…
  • Biến chứng gần: Gây ra các bệnh viêm nhiễm khác như viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phế quản, viêm phổi.
  • Biến chứng xa: Gây biến chứng viêm cầu thận cấp, thấp tim, thấp khớp…

Tất cả các biến chứng do bệnh viêm họng gây ra đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có thể tiên lượng xấu đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Vì vậy, người bệnh ngay khi các triệu chứng của bệnh viêm họng khởi phát, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và hướng dẫn dùng thuốc phù hợp.

Khi nào cần khám bác sĩ?

Bệnh viêm họng hoàn toàn có thể tự chữa khỏi tại nhà bằng thuốc hoặc những nguyên liệu tự nhiên khác. Tuy nhiên nếu bệnh có những dấu hiệu sau thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.

  • Khó thở.
  • Khó nuốt.
  • Chảy nước dãi bất thường.
  • Đau họng dữ dội, kéo dài hơn 1 tuần hoặc thường xuyên tái phát.
  • Khó mở miệng.
  • Đau khớp.
  • Cổ cứng.
  • Phát ban.
  • Sốt cao hơn 38.3 độ C.
  • Nước bọt hoặc đờm có lẫn máu.
  • Xuất hiện cục u trong cổ họng.
  • Khàn giọng kéo dài hơn 2 tuần.
  • Sưng ở cổ hoặc mặt.

Cách điều trị viêm họng

Viêm họng là một căn bệnh rất dễ điều trị. Dựa vào nguyên nhân, triệu chứng và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể như: 

Dùng thuốc Tây y

Chữa viêm họng bằng thuốc Tây y là biện pháp phổ biến nhất. Bởi nó mang đến tác dụng nhanh, hiệu quả, sử dụng đơn giản, chi phí điều trị cũng tương đối rẻ. Một số loại thuốc thường có mặt trong đơn thuốc của bác sĩ đó là:

  • Nhóm thuốc Beta-lactam: Bao gồm Penicillin, Cephalexin, Ceftriaxone, Amoxicillin. Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, nấm, virus và ký sinh trùng, ngừa viêm, giảm ho, giảm đau rát họng… Tuy nhiên nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như nổi mề đay, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, thiếu máu, sốt, giảm tiểu cầu, sốc phản vệ…
  • Nhóm thuốc Macrolid: Bao gồm các loại thuốc như Clarithromycin, Erythromycin, Azithromycin. Thuốc có tác dụng điều trị cho những trường hợp bị viêm họng, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới. Một số tác dụng phụ trong quá trình dùng nhóm thuốc này bao gồm chướng bụng, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, ngứa da, phát ban, nhức đầu, viêm lưỡi, nhiệt miệng, rối loạn vị giác.
  • Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt: Bao gồm các loại thuốc phổ biến như Paracetamol, Aspirin, hỗ trợ người bệnh giảm đau cơ, đau đầu, đau khớp, đau họng, hạ sốt, kháng viêm. Thuốc giúp khắc phục các cơn đau ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên nhóm thuốc này cũng gây ra những phản ứng phụ bao gồm đau dạ dày, phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, họng, lưỡi, đau đầu và buồn ngủ,…
  • Nhóm thuốc nhóm NSAID: Bao gồm hai loại thuốc phổ biến là Ibuprofen, Diclofenac. Thuốc có tác dụng điều trị bệnh viêm họng kèm theo tình trạng sưng viêm, đau nhức và sốt nhẹ. Một số tác dụng phụ không mong muốn có thể gặp phải như ngứa da, phát ban, ù tai, nhức đầu, nhìn mờ, chóng mặt, căng thẳng, đau đầu, rối loạn tiêu hóa,…
  • Nhóm thuốc kháng viêm Corticosteroid: Bao gồm các loại thuốc như Dexamethasone, Prednisolone, Betamethason. Công dụng chính của nhóm thuốc này đó là giúp làm giảm phản ứng dị ứng, sưng tấy, viêm nhiễm tại vùng họng. Nếu dùng thuốc quá liều có thể gây khó thở, sưng phù, chóng mặt, ợ nóng, khó ngủ, đau đầu, đau ngực, buồn nôn, tăng cân nhanh, nổi mụn, suy yếu cơ, viêm loét thực quản, thay đổi tâm sinh lý,…
  • Nhóm thuốc long đờm: Bao gồm một số loại thuốc phổ biến như Ambroxol, Acetylcystein, Bromhexin, Carbocystein,… Thuốc có tác dụng làm loãng đờm và dịch nhầy, giúp loại bỏ chúng ra ngoài một cách dễ dàng hơn.
  • Nhóm thuốc súc họng: Là các loại thuốc có chứa acid boric, NaCl, xylitol, có tác dụng làm sạch đường thở, giúp cổ họng thông thoáng, giảm cảm giác khó chịu.
Dùng thuốc Tây y giúp bệnh nhanh chóng được cải thiện
Dùng thuốc Tây y giúp bệnh nhanh chóng được cải thiện

Áp dụng mẹo dân gian

Đối với trường hợp bị viêm họng ở mức độ nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng các mẹo dân gian để điều trị bệnh. Những phương pháp này chủ yếu sử dụng nguyên liệu tại nhà, chế biến đơn giản và rất an toàn cho sức khỏe. Đặc biệt các mẹo này được sử dụng phổ biến cho nhóm đối tượng là trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai và người đang cho con bú. 

Một số cách giảm viêm họng tại nhà bạn có thể tham khảo áp dụng như sau:

Dùng nước muối

Súc miệng bằng nước muối là cách điều trị viêm họng được nhiều người áp dụng nhất. Nước muối có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, làm dịu niêm mạc, loại bỏ đờm và dịch nhầy tại cổ họng. Từ đó giúp giảm đau họng, giảm ho và cải thiện tình trạng hôi miệng hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Pha 1/2 thìa muối biển vào 250ml nước ấm.
  • Khuấy đều cho tan hết muối.
  • Dùng nước này súc miệng và súc họng mỗi ngày 2-3 lần.
  • Mỗi lần nên ngâm nước muối trong miệng khoảng 3 phút để loại bỏ vi khuẩn.

Gừng tươi

Theo Đông y, gừng tươi có vị cay nồng, tính ấm, giúp tán phong hàn, giảm ho, giảm đau, tăng cường miễn dịch. Còn theo Y học hiện đại, trong thành phần của gừng tươi có chứa hợp chất Gingerol, có tác dụng kháng viêm, giảm đau, ức chế vi khuẩn và virus gây bệnh. Từ đó hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm họng hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 1 nhánh gừng tươi, cạo vỏ, đập dập.
  • Cho gừng vào hãm với 200ml nước sôi trong vòng 10 phút.
  • Sau đó vớt bỏ bã gừng và pha thêm 1 ít mật ong cho dễ uống.
  • Mỗi ngày uống từ 2-3 tách trà gừng sẽ giúp bệnh thuyên giảm rõ rệt.

Mật ong

Mật ong là nguyên liệu tự nhiên có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Không chỉ giúp kháng viêm, diệt khuẩn, mật ong còn hỗ trợ giảm ho, giảm đau rát họng và chữa lành các tổn thương tại niêm mạc. Sử dụng mật ong thường xuyên còn giúp người bệnh tăng cường đề kháng, ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.

Cách thực hiện:

  • Bạn pha 2 thìa mật ong vào 200ml nước ấm.
  • Khuấy đều và vắt thêm nửa quả chanh vào.
  • Uống mỗi ngày 2 cốc mật ong vào buổi sáng và tối.
  • Thực hiện đều đặn ít nhất 5 ngày tình trạng viêm họng sẽ nhanh chóng được cải thiện.
Mật ong là nguyên liệu tự nhiên có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe
Mật ong là nguyên liệu tự nhiên có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe

Tía tô

Chữa viêm họng bằng lá tía tô cũng được rất nhiều người áp dụng. Theo Đông y, lá tía tô có vị hơi cay, tính ấm, giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Trong thành phần của tía tô có chứa nhiều tinh dầu, khoáng chất, protein và vitamin. Vì vậy nguyên liệu này thường được dùng để trị ho, giải cảm, giảm đau họng tại nhà.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô, rửa sạch, thái bỏ.
  • Vo gạo sau đó nấu cháo như bình thường.
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn.
  • Khi cháo chín thì bạn múc ra bát, thêm tía tô và hành lá vào.
  • Nên ăn ngay khi còn ấm nóng.
  • Dùng mỗi ngày 1-2 bát cho đến khi triệu chứng bệnh được thuyên giảm.

Bạc hà

Bạc hà có tác dụng loại bỏ đờm, làm dịu cổ họng, giảm ho và giảm cảm giác ngứa ngáy hiệu quả. Ngoài ra nguyên liệu này còn có đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn, chống dị ứng và ngăn ngừa hiện tượng co thắt phế quản quá mức, giúp người bệnh cảm thấy thư giãn hơn.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm bạc hà tươi, rửa sạch và vò nhẹ.
  • Cho lá bạc hà vào ấm hãm với 300ml nước sôi.
  • Để trà trong vòng 10 phút là có thể sử dụng.
  • Có thể thêm đường phèn cho dễ uống hơn.
  • Nên uống ngay khi nước trà còn ấm.

Uống thuốc Đông y

Đối với những người bị bệnh viêm họng mãn tính, viêm họng lâu năm có thể tham khảo cách thức điều trị bằng thuốc Đông y. Lợi ích của phương pháp này đó là rất an toàn, lành tính, giúp cải thiện bệnh từ căn nguyên gốc rễ. Đồng thời hỗ trợ bồi bổ sức khỏe và giúp ngăn ngừa bệnh tái phát. 

Một số bài thuốc Đông y nổi tiếng người bệnh nên tham khảo:

Bài thuốc 1: Chữa bệnh do ngoại cảm phong hàn

Dùng cho những người bị ngạt mũi, nặng tiếng, ớn lạnh, không toát mồ hôi, cổ họng hơi sưng, nuốt vướng, đau, nặng đầu, sốt, sợ gió, cơ thể nhức mỏi, chán ăn, mạch phù.

  • Vị thuốc: Kinh giới 12g, sài hồ 12g, tiền hồ 12g, phòng phong 12g, độc hoạt 12g, xuyên khung 12g, phục linh 12g, chỉ xác 12g, cát cánh  12g, cam thảo 12g, khương hoạt 12g, 7 lát gừng, 10 lá bạc hà.
  • Cách dùng: Đem tất cả các vị thuốc trên sắc với 1,2 lít nước. Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa và đun sôi để cạn còn 120ml. Chia thuốc thành 5 phần và dùng hết trong ngày. 

Bài thuốc 2: Chữa ngoại cảm phải dịch độc thời khí

Bài thuốc giúp điều trị tình trạng ngứa – đau – khô họng, niêm mạc sưng đỏ, khó nuốt, hay bị nghẹn khi ăn, thích uống nước lạnh, sốt cao, mạch sác, bệnh lây lan nhiều người.

  • Vị thuốc: Hoàng liên 08g, bạch linh 12g, cam thảo 10g, nhân sâm 10g, hoàng cầm 12g, phòng phong 12g, bạch thược 12g, ngưu bàng tử 12g, thăng ma 12g, cát cánh 12g, 7 lát gừng.
  • Cách dùng: Các vị thuốc trên đem sắc với 1,2 lít nước. Đun sôi nhỏ lửa đến khi nước cạn còn 120ml thì lọc bỏ bã. Chia thuốc thành 5 phần, uống mỗi ngày 1 thang.
Bạn nên tham khảo dùng thuốc Đông y để điều trị bệnh
Bạn nên tham khảo dùng thuốc Đông y để điều trị bệnh

Bài thuốc 3: Chữa kinh dương minh tích nhiệt

Công dụng của thuốc giúp điều trị các triệu chứng họng sưng đỏ, đau, cảm giác như bị đốt ở trong họng, sợ nóng, người mệt mỏi, háo nước, bồn chồn trong bụng, nước tiểu vàng, táo bón, mạch hồng đại.

  • Vị thuốc: Hoàng cầm 10g, liên kiều 10g, đại hoàng 20g, chi tử 10g, bạc hà diệp 10g, mang tiêu 20g, cam thảo 20g.
  • Cách dùng: Ngoài mang tiêu và bạc hà diệp, các vị thuốc còn lại đem sao giòn, tán mạt, sau đó trộn với mang tiêu. Mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần dùng 10g, uống với nước trúc diệp, bạc hà hoặc mật ong.

Bài thuốc 4: Chữa tỳ hư can uất  

Bài thuốc chủ trị các triệu chứng lâm sàng như cổ họng hơi sưng, khô, nuốt nước bọt đau, nghẹn, khó nuốt, đau hai mạn sườn, thỉnh thoảng nóng lên cổ họng, lợm giọng, buồn nôn, ăn uống kém, người mệt mỏi, đại tiện bất thường, rêu lưỡi vàng cáu, mạch huyền.

  • Vị thuốc: Mộc hương 4g, bạc hà 8g, sài hồ 10g, bạch thược 10g, phục thần 12g, cam thảo 8g, đương quy 10g, viễn chí 8g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g, nhân sâm 8g, long nhãn nhục 12g, toan táo nhân 12g.
  • Cách dùng: Phục thần đem bỏ lõi gỗ, cam thảo chích, toan táo nhân sao vàng, hoàng kỳ bỏ gốc cuống mật chích, viễn chí bỏ lõi tẩm nước gừng sao vàng. Sau đó đem toàn bộ vị thuốc trên sắc với 1,5 lít nước. Đun sôi nhỏ lửa đến khi cạn còn 250ml thì tắt bếp. Chia thành 5 phần và uống mỗi ngày 1 thang.

Người bệnh ăn gì, kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh viêm họng. Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh nên và không nên sử dụng:

Thực phẩm nên dùng:

  • Nước ấm: Giúp giảm sưng đau, làm dịu cổ họng, giúp người tăng cường miễn dịch cho người bệnh.
  • Thức ăn mềm, dễ nuốt: Để hạn chế ma sát, giảm cảm giác đau rát khó chịu ở cổ họng.
  • Thức ăn giàu vitamin, chất xơ: Rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc,… đều có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, giúp tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy chữa lành tổn thương tại niêm mạc.

Thực phẩm nên kiêng: 

  • Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ: Sinh đờm, làm tăng cảm giác ho, đau rát, sưng tấy tại niêm mạc họng.
  • Thức ăn khô, quá dai hoặc quá cứng: Gây khó nuốt, có thể ma sát vào niêm mạc làm tổn thương vùng hầu họng.
  • Đồ ăn nước uống quá lạnh: Có thể gây bỏng lạnh tại cổ họng, tăng cảm giác ngứa ngáy và tình trạng viêm bên trong cổ họng.
  • Đồ ăn quá chua, chứa nhiều axit: Gây kích ứng niêm mạc, tăng cảm giác đau rát, khó chịu.
  • Rượu, bia, thuốc lá, nước có gas, cà phê: Gây mất nước, tăng thân nhiệt, làm tổn thương niêm mạc, khiến hệ miễn dịch suy yếu.
Người bệnh nên tránh sử dụng thực phẩm lạnh
Người bệnh nên tránh sử dụng thực phẩm lạnh

Phòng ngừa viêm họng tái phát

Bệnh viêm họng hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu bạn tuân thủ theo những gợi ý sau:

  • Vệ sinh răng miệng và mũi họng thường xuyên: Bạn nên đánh răng sạch sẽ mỗi ngày 2-3 lần, kết hợp với súc miệng và rửa mũi bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
  • Tắm nước ấm: Những người có cơ địa yếu, dễ bị cảm lạnh nên tắm bằng nước ấm. Phòng tắm nên được thiết kế kín đáo, tránh gió lùa. Sau khi tắm xong cần lau khô người rồi mới mặc quần áo.
  • Giữ ấm cơ thể: Nhiễm lạnh là nguyên nhân khiến bạn dễ bị viêm họng. Vì vậy khi thời tiết chuyển lạnh, bạn nên giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng mũi để giúp ngăn ngừa bệnh tái phát.
  • Không tiếp xúc gần với người bệnh: Vi khuẩn và virus từ người bệnh có thể nhanh chóng lây sang những người xung quanh thông qua các tiếp xúc gần hoặc dịch tiết đường hô hấp. Vì vậy bạn nên tránh gặp gỡ người bệnh hoặc nếu bắt buộc thì hãy đeo khẩu trang và sau đó rửa tay thật sạch bằng xà phòng.
  • Hạn chế dùng đồ lạnh: Nước đá, kem lạnh,… có thể gây tổn thương niêm mạc họng nếu dùng quá nhiều. Khi niêm mạc bị kích thích sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm họng. Vì vậy bạn nên dùng nước ấm để bảo vệ cổ họng của mình.
  • Tăng sức đề kháng: Ăn uống khoa học, ngủ nghỉ điều độ, tập luyện thể thao mỗi ngày là cách tốt nhất giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch. Vì vậy người bệnh cần chú ý bổ sung dinh dưỡng và dành ra 60 phút mỗi ngày để tập thể dục, giúp tăng cường miễn dịch.
  • Hạn chế chất kích thích: Niêm mạc cổ họng sẽ bị kích thích, sưng viêm và tiết nhiều đờm nếu tiếp xúc quá nhiều với rượu bia và khói thuốc. Vì vậy bạn cần giảm hoặc ngưng sử dụng rượu, bia, thuốc lá để giúp bảo vệ cổ họng khỏi các yếu tố nguy cơ.
  • Tiêm vacxin phòng bệnh: Đối với trẻ nhỏ hoặc phụ nữ đang chuẩn bị mang thai, bạn có thể chủ động tiêm vacxin để phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp do virus gây ra.

Trên đây là những thông tin khá chi tiết về bệnh viêm họng. Đây là một căn bệnh phổ biến, thường gặp và dễ tái phát. Mặc dù không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng nhưng các triệu chứng của viêm họng lại khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Vì vậy ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của sức khỏe, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm ra hướng xử lý phù hợp nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Top 10 cách chữa viêm âm đạo bằng thuốc nam dứt điểm, hiệu quả

Huyết trắng là gì? Những dấu hiệu bất thường và hướng xử lý kịp thời

Viêm xoang khi mang thai nguy hiểm không? Phải làm sao?

Bệnh Viêm Xoang: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Chữa viêm xoang cho bà bầu an toàn KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ

Viêm Xoang Mãn Tính Là Gì: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

TOP 10 thuốc xịt viêm xoang tốt được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng

16 Cây thuốc nam chữa dạ dày hiệu quả nên sử dụng ngay

11 Loại Lá Tắm Chữa Viêm Da Cơ Địa Dễ Kiếm Và Hiệu Quả

Viêm Da Cơ Địa Ở Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?