Viêm họng hốc mủ: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả nhất

“Viêm họng hốc mủ là tình trạng mãn tính thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em. Triệu chứng của bệnh là tình trạng đau rát họng, vướng víu, hơi thở có mùi hôi khó chịu. Tuy nhiên, nhiều người chủ quan cho rằng đây là bệnh đơn giản và chậm trễ trong điều trị khiến viêm họng mủ diễn tiến nặng, có nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng tim hay thậm chí là ung thư vòm họng. Do vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh là rất cần thiết.”

Đây là nhận định của thầy thuốc ưu tú Lê Phương – GĐ chuyên môn tại Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam. Vậy bệnh viêm họng mủ có nguy hiểm không, làm thế nào để nhận biết và điều trị cho hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây.

Viêm họng hốc mủ là gì? Bệnh có lây không?

Viêm họng hốc mủ là tình trạng niêm mạc họng bị viêm nhiễm lâu ngày không được điều trị dứt điểm, dẫn đến nhiễm trùng nặng, khiến họng xuất hiện các chất mủ trắng như sữa, cộng với cặn bã, chất xơ viêm. Đây là một trong những tình trạng bệnh viêm họng nặng đã diễn tiến mãn tính, nếu không được điều trị tốt sẽ gây ra một số ảnh hưởng đến sức khỏe.

Viêm họng mủ là tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng
Viêm họng mủ là tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng

Đây là bệnh lý khá phổ biến, thường xuất hiện ở trẻ em, người cao tuổi, đặc biệt là những người có sức đề kháng kém,…. Đánh giá về mức độ lây nhiễm của viêm họng mủ, bác sĩ Lê Phương nhận định: “Viêm họng mủ có thể lây lan từ người này sang người khác. Nếu người khỏe mạnh tiếp xúc với dịch mũi, nước bọt, đồ ăn, đồ dùng sinh hoạt cá nhân của người bệnh, nguy cơ mắc viêm họng có mủ sẽ cao hơn. Bởi đây là môi trường có rất nhiều các vi khuẩn, virus gây bệnh tổn tại và dễ dàng lây lan.”

Nguyên nhân viêm họng có mủ cần phòng tránh 

Các chuyên gia tai – mũi – họng nhận định nguyên nhân chính gây viêm họng mủ là do virus, vi khuẩn tấn công vào niêm mạc họng gây tổn thương từ đó xuất hiện mủ. Trong đó, phần lớn các ca bệnh là do virus gây ra, viêm họng có mủ do vi khuẩn rất hiếm gặp. 

Virus gây bệnh thường gặp là: Virus cảm cúm, cảm lạnh hoặc các virus gây bệnh bạch cầu, bệnh sởi hay thủy đậu. 

Nếu viêm họng mủ do vi khuẩn, tác nhân chủ yếu có thể do Streptococcus Pyogenes – vi khuẩn cư trú trong mũi họng của người khỏe mạnh, có thể gây ra các bệnh hô hấp nếu gặp điều kiện thuận lợi.

Ngoài ra, viêm họng mủ cũng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Có nhiều nguyên nhân gây viêm họng mủ
Có nhiều nguyên nhân gây viêm họng mủ
  • Dị ứng: Bị dị ứng lông thú, bụi bặm, khói thuốc, thức ăn,… có thể dẫn tới viêm họng mủ.
  • Khô họng: Thường xuyên hít phải không khí khô hay ở trong môi trường có độ ẩm không khí thấp gây ra tình trạng khô cổ họng. Lâu ngày, tình trạng này dẫn tới viêm họng rồi viêm họng có mủ.
  • Chất kích thích: Những người thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm trong thời gian dài có thể gây kích ứng niêm mạc họng, dẫn tới viêm họng mủ.
  • Căng cơ: Khi la hét, nói quá nhiều hoặc nói quá lâu vượt quá sự chịu đựng của cơ họng có thể gây đau họng, khản tiếng, dần dần phát triển thành viêm họng rồi viêm họng mủ.

Triệu chứng viêm họng hốc mủ điển hình

Các triệu chứng viêm họng mủ rất dễ nhận biết, do vậy có thể phát hiện bệnh ngay từ khi nó mới khởi phát. Một số triệu chứng điển hình phải kết tới:

Bệnh có nhiều triệu chứng điển hình
Bệnh có nhiều triệu chứng điển hình
  • Cổ họng khô, ngứa ngáy, đau rát khi nuốt thức ăn hoặc nước bọt.
  • Hạch ở cổ và xương hàm sưng, đau.
  • Xuất hiện mủ trắng trong họng.
  • Khàn giọng, khi nói bị nghẹt
  • Ho khan, có thể kèm theo đờm, thường vào ban đêm.
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu nhất là khi thở bằng miệng do dịch mủ đọng lại trong cổ.

Theo thầy thuốc ưu tú Lê Phương: “Ngay khi phát hiện các triệu chứng viêm họng mủ, người bệnh cần điều trị kịp thời và đúng cách. Bởi nếu để lâu, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng xấu, gây khó chịu nhất là tình trạng hơi thở có mùi hôi.”

Để được tư vấn về tình trạng bệnh cũng như phác đồ điều trị phù hợp, bệnh nhân có thể liên hệ theo thông tin dưới đây.

Viêm họng mủ có tự khỏi được không? Điều trị như thế nào?

“Viêm họng mủ có tự khỏi được không” là thắc mắc của không ít người bệnh. Giải đáp thắc mắc này, bác sĩ Lê Phương cho biết với chứng viêm họng có mủ thông thường, nếu phát hiện sớm, người bệnh có thể tự khắc phục bằng những phương pháp đơn giản mà không cần can thiệp chuyên môn. Tuy nhiên, khi bệnh ở giai đoạn nặng việc chữa bệnh lại không hề đơn giản, cần có sự điều trị nghiêm túc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Hơn nữa, nếu không chữa trị, bệnh có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm, khó khắc phục. Điển hình phải kể tới áp-xe cổ họng, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi,… Biến chứng xa hơn, bệnh có thể dẫn tới viêm cầu thận, thấp tim, thấp khớp,…

Nhằm tránh tình trạng viêm họng mủ tiến triển xấu, dẫn tới biến chứng, người bệnh cần điều trị ngay khi phát hiện ra bệnh. Chữa viêm họng mủ có thể được thực hiện bằng nhiều cách như bằng Tây y, bài thuốc dân gian tại nhà hoặc Đông y. Mỗi phương pháp chữa đều có ưu, nhược điểm riêng do vậy trước khi quyết định chữa theo phương pháp nào, người bệnh cần tìm hiểu chi tiết về chúng để lựa chọn được phù hợp nhất.

Điều trị viêm họng hốc mủ bằng Tây y 

Với bệnh viêm họng mủ, bác sĩ Tây y thường chỉ định sử dụng các loại thuốc như kháng sinh, thuốc hạ sốt, thuốc chống nhằm ức chế và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Một số loại thuốc thường được kê đơn phải kể tới như Amoxicillin, Augmentin, Penicillin, thuốc hạ sốt ibuprofen hay Paracetamol.

Người bệnh cần liên hệ với bác sĩ để khám và được điều trị tốt nhất
Người bệnh cần liên hệ với bác sĩ để khám và được điều trị tốt nhất

Với việc dùng thuốc Tây, bác sĩ Lê Phương lưu ý: “Khi sử dụng thuốc Tây y chữa viêm họng mủ, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Hiện nay, có không ít bệnh nhân tự mua thuốc về điều trị hoặc sử dụng lại đơn thuốc cũ hay của người khác. Đây cũng là vấn đề hết sức nhức nhối với y học hiện nay bởi việc này không những không chữa dứt điểm bệnh mà còn dẫn tới tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc, khó điều trị hơn.”

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần lưu ý, không nên sử dụng thuốc trong thời gian dài bởi nó có thể ảnh hưởng tới các cơ quan trong cơ thể như gan, thận,… gây ra rối loạn tiêu hóa, suy giảm chức năng gan,…

Cách chữa viêm họng có mủ bằng mẹo dân gian

Áp dụng các phương pháp chữa bệnh viêm họng mủ dân gian cũng là biện pháp được nhiều người áp dụng. Bởi chúng sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, an toàn, lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng nhất là với trẻ em, bà bầu. 

  • Sử dụng mật ong: Mật ong giúp sát khuẩn, kháng viêm lại có tác dụng tăng cường sức đề kháng nên thường được dùng chữa viêm họng mủ. Người bệnh có thể pha mật ong với nước ấm, uống mỗi ngày hoặc ngậm 1 thìa mật ong đậm đặc để giảm các triệu chứng bệnh.
  • Sử dụng cam thảo: Trong cam thảo chứa thành phần axit glycyrrhizic, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn rất tốt. Người bệnh chỉ cần ngậm cam thảo 2 – 3 lần/ ngày sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt.
  • Sử dụng củ cải trắng: Củ cải trắng có tác dụng kháng viêm, tiêu đờm, làm dịu cổ họng. Do vậy người viêm họng mủ có thể sử dụng củ cải làm ép lấy nước hoặc ăn củ cải nhằm giảm đau rát khó chịu do bệnh gây ra.

Người bệnh cũng có thể sử dụng rau diếp cá, nghệ, hành tây, tía tô,… để chữa viêm họng có mủ. Tuy nhiên, các mẹo chữa viêm họng này có dược tính rất thấp, chỉ phù hợp với các trường hợp bệnh nhẹ. Nếu bệnh ở giai đoạn nặng, người bệnh vẫn cần sử dụng các biện pháp điều trị đặc hiệu khác.

Bị viêm họng mủ nên ăn gì kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh viêm họng mủ. Do đó để bệnh nhanh khỏi, người bị viêm họng mủ nên và không nên sử dụng những loại thực phẩm sau:

Thực phẩm nên ăn

  • Thực phẩm giàu kẽm: Người bị viêm họng mủ nên bổ sung kẽm để giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, một số loại thực phẩm người bệnh nên sử dụng bao gồm: Cải xoăn, súp lơ xanh, thịt bò, các loại đậu, thịt lợn, thịt gà, rau chân vịt,…
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C góp phần giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn trong cơ thể, một số loại thực phẩm giàu vitamin C mà người bệnh nên sử dụng đó là cam, quýt, chanh, bưởi, xoài, kiwi,..
  • Thực phẩm giàu vitamin E: Người bị viêm amidan mủ nên bổ sung các loại thực phẩm chứa Vitamin E, bao gồm: Rau xanh đậm, dầu hướng dương, vừng lạc, mầm lúa mạch, đậu tương, giá đỗ,…
  • Trà thảo mộc: Trà thảo mộc không chỉ có tác dụng thải độc, chống viêm, diệt khuẩn mà còn giúp làm dịu các vết thương trong cổ họng. Một số loại trà người bệnh nên dùng đó là: Trà gừng, trà chanh mật ong, trà hoa cúc, trà cam thảo, trà xanh, trà tía tô,…
  • Thực phẩm chứa selen: Selen là dưỡng chất có tác dụng chống lại sự viêm nhiễm trong cơ thể, đồng thời làm giảm sự phát triển và lây lan của virus, vi khuẩn,…Một số thực phẩm chứa nhiều selen có thể kể đến như: Cá ngừ, cá trích, cá chỉ vàng, cá hồi, cá mòi, hàu, sò, tôm hùm, nấm, lòng đỏ trứng, ngũ cốc nguyên hạt, hạt hướng dương,…
  • Thực phẩm dạng lỏng: Một số loại thực phẩm dạng lỏng như cháo, súp, canh, nước ép, sinh tố, sữa chua,… sẽ giúp người bệnh dễ sử dụng và hấp thụ hơn. Giúp niêm mạc họng không bị kích thích, sưng đau.
Người bị bệnh viêm họng hốc mủ nên sử dụng các loại thực phẩm dạng lỏng
Người bị bệnh viêm họng hốc mủ nên sử dụng các loại thực phẩm dạng lỏng

Thực phẩm nên hạn chế sử dụng

  • Chất kích thích: Các chất thích thích như thuốc lá, bia, rượu, nước ngọt có ga,… là những nguyên nhân hàng đầu khiến hệ miễn dịch trong cơ thể bị suy giảm, làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư amidan. Do đó trong thời gian điều trị bệnh bạn nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm này.
  • Thực phẩm chứa đường: Không sử dụng thực phẩm chứa đường hoặc sữa động vật bởi những loại thực phẩm này có thể làm gia tăng sự phát triển của vi khuẩn, khiến bệnh viêm họng nghiêm trọng hơn.
  • Đồ chiên rán: Đồ chiên rán nhiều dầu mỡ có chứa chất béo không tốt cho sức khỏe, làm tăng khả năng tiết dịch axit trong dạ dày, gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, khiến bệnh viêm họng mủ khó điều trị triệt để.
  • Đồ chua cay: Cần loại bỏ ngay những loại thực phẩm chua cay ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày của người đang bị viêm họng mủ. Bởi chúng sẽ khiến niêm mạc họng bị kích thích, cơ thể tích tụ nhiều nhiệt độc, dễ khiến bệnh chuyển sang thể mãn tính.
  • Đồ ăn khô cứng: Khi khu vực hầu họng bị tổn thương, bạn không nên sử dụng các loại thực phẩm khô cứng. Bởi trong quá trình nhai nuốt những thức ăn này có thể khiến khu vực họng bị tổn thương, thức ăn dễ kèm lẫn mủ để xuống dạ dày, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác về sức khỏe.
  • Thực phẩm lạnh: Một số loại thức ăn đồ uống lạnh, có đá sẽ khiến vùng niêm mạc họng bị sưng tấy và bỏng lạnh. Do đó, người bệnh viêm họng mủ nên tạm thời kiêng những loại thức ăn, đồ uống lạnh như: Kem, chè, nước đá, nước mía đá, đá bào,…
Trong thời gian chữa bệnh viêm họng mủ người bệnh nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm lạnh
Trong thời gian chữa bệnh viêm họng mủ người bệnh nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm lạnh

Địa chỉ khám chữa bệnh viêm họng uy tín

Viêm họng mủ là một căn bệnh ở đường hô hấp mà người bệnh không nên xem nhẹ. Tốt nhất bạn nên lựa chọn những cơ sở chuyên khoa uy tín để tiến hành thăm khám và điều trị bệnh kịp thời. Dưới đây là một số địa chỉ khám chữa bệnh bạn có thể tham khảo:

Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương

  • Địa chỉ: Số 78 đường Giải Phóng, Q. Đống Đa, HN
  • Điện thoại liên hệ: 024 3868 6050
  • Lịch khám: Khám bệnh từ T2 – T6. Khám theo yêu cầu: từ Thứ 2 – Thứ 7

Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương là bệnh viện chuyên khám chữa các bệnh lý về Tai – Mũi – Họng, trong đó có cả bệnh viêm họng mủ. Bệnh viện được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại như nội soi ống cứng, ống mềm, hệ thống phòng mổ đạt tiêu chuẩn, đảm bảo vệ sinh. Bệnh viện còn có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hàng đầu, tận tình chu đáo với người bệnh. Do đó bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi tới đây điều trị.

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường

  • Địa chỉ: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Q. Ba Đình, Hà Nội
  • Điện thoại liên hệ: 024 6253 6649 – 0963 302 349 – 0969720212 – 0969720219 – 0987976816
  • Lịch khám: Tất cả các ngày trong tuần

Nhà thuốc Đỗ Minh đã trải qua hơn 150 năm phát triển, đây là đơn vị chuyên khám chữa bệnh bằng phương pháp Đông y gia truyền của dòng họ Đỗ Minh. Các lương y, bác sĩ tại đây đều là những người giàu kinh nghiệm, thân thiện, nhiệt tình với người bệnh. Sẽ hỗ trợ bạn trong suốt liệu trình điều trị. Vì vậy, với những người mong muốn được chữa bệnh bằng Đông y có thể ghé thăm địa chỉ của nhà thuốc Đỗ Minh Đường.

Tổ hợp Y tế cổ truyền biện chứng Quân dân 102

  • Địa chỉ: Số 7 Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Điện thoại liên hệ: 0888 598 102
  • Lịch khám: Làm việc tất cả các ngày trong tuần từ 8h – 17h30

Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102 là đơn vị chuyên khám và điều trị bệnh bằng phương pháp Y học cổ truyền. Đơn vị ứu tiên sử dụng các bài thuốc Đông y làm gốc, kết hợp với vật lý trị liệu và thuốc Tây y để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Dù không sử dụng phương pháp điều trị xâm lấn nhưng vẫn mang đến hiệu quả điều trị tốt nhất kể cả đối với các bệnh lý cấp tính và mãn tính.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

  • Địa chỉ: Nhà A5, Số 1 đường Tôn Thất Tùng – Đống Đa – HN
  • Điện thoại liên hệ: 1900 6422
  • Lịch khám: Khám Tai Mũi Họng: từ Thứ 2 – Thứ 7, Từ 7h30 – 12h00
Bệnh viện đại học y Hà Nội chữa bệnh viêm họng mủ hiệu quả
Bệnh viện đại học y Hà Nội chữa bệnh viêm họng mủ hiệu quả

Trung tâm Y khoa số 1 là đơn vị trực thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đây là một trong những địa chỉ chuyên khám chữa các bệnh tai mũi họng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Chuyên khoa Tai Mũi Họng của bệnh viện nổi tiếng nhờ có đội ngũ y bác sĩ, giáo sư đầu ngành đến từ nhiều bệnh viện lớn. Tới đây, người bệnh sẽ được thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng bằng các loại máy móc chuyên nghiệp hiện đại nhất.

Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: Nhà A5, Bệnh viện Bạch Mai, 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại liên hệ: 0989 171 462
  • Lịch khám: Bắt đầu từ 6:30 – 12:00 (sáng), 13:30 – 18:00 (chiều) các ngày từ T2 – T7

Khoa tai mũi họng của Bệnh viện Bạch Mai chuyên thăm khám và điều trị cho các bệnh nhân bị mắc bệnh về tai mũi họng. Trải qua thời gian dài hình thành và phát triển, khoa đã phát triển các kỹ thuật ngang tầm với các nước trong khu vực như mổ nội soi mũi xoang và nền sọ, tạo hình tai – xương chũm phục hồi khả năng nghe, ứng dụng Laser trong điều trị các bệnh tai mũi họng…

Lưu ý trong quá trình điều trị bệnh viêm họng mủ

Bệnh viêm họng mủ là bệnh lý có khả năng lây lan từ người sang người qua đường nước bọt hoặc dịch mũi. Chính vì vậy bạn cần chú ý trong việc điều trị cũng như phòng tránh căn bệnh này. Dưới đây là một số vấn đề lưu ý mà bạn nên ghi nhớ.

  • Không sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân như bát đũa, khăn mặt, bàn chải đánh răng với người đang bị bệnh viêm họng mủ.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, giặt sạch chăn màn gối đệm để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc,…
  • Khi ra ngoài, bạn nên đeo khẩu trang để bảo vệ đường hô hấp khỏi sự tấn công của khói bụi và vi khuẩn. Đồng thời tránh tụ tập đông người.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Tích cực tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để cơ thể luôn khỏe mạnh, phòng tránh được nhiều căn bệnh thông thường của đường hô hấp.
  • Vệ sinh răng miệng và vùng hầu họng sạch sẽ, thường xuyên đánh răng và súc miệng bằng nước muối mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng và khu vực hầu họng.
  • Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, nhất là khu vực mũi họng. Khi ngủ trong phòng điều hòa không nên để nhiệt độ quá thấp.
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, các chất kích thích như rượu bia thuốc lá, những thực phẩm lạnh,…
  • Nên uống nhiều nước để cổ họng không bị khô rát. Tuy nhiên người bệnh nên uống nước ấm, nước mát thay vì uống nước quá nóng hoặc quá lạnh.

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa cũng là cách hỗ trợ đẩy lùi viêm họng mủ hiệu quả.  Ngoài ra, ngay khi phát hiện các dấu hiệu, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế khám chữa, hoặc có thể gọi tới hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn.

4.7/5 - (3 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?