Bệnh Vảy Nến Có Lây Không? Lây Qua Đường Nào?

Cập nhật: 29/03/2024

Bệnh vảy nến có lây không? Có di truyền không? Là thắc mắc của rất nhiều người. Trong bài viết dưới đây, bác sĩ chuyên khoa sẽ giải đáp những thắc mắc này, đồng thời đưa ra những giải pháp giúp ngừa bệnh khởi phát.

Bệnh vảy nến có lây không?

Vảy nến là một dạng viêm da được đặc trưng bởi sự xuất hiện những mảng trắng xếp chồng lên nhau, trên các nền da đỏ, sưng nề. Lớp vảy này được hình thành với tốc độ nhanh, thường xuyên bong tróc khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, châm chích, bỏng rát, khó chịu.

Cho đến nay, căn nguyên gây bệnh vảy nến vẫn chưa được xác định. Trên thế giới có khoảng 3% người mắc bệnh vảy nến, tương đương với 125 triệu người. Đây là một con số không nhỏ. Vậy, liệu bệnh vảy nến có lây không?

Vảy nến có rất nhiều dạng, gồm vảy nến mảng, vảy nến mủ, vảy nến thể giọt, vảy nến móng… Mỗi dạng có đặc điểm, tính chất và mức độ khác nhau nhưng đều không có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Do vậy, người bệnh và người tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người mang bệnh đều có thể yên tâm, chung sống hoặc giao tiếp bình thường mà không sợ lây nhiễm.

benh-vay-nen-co-lay-khong1
Bệnh vảy nến có lây không?

Mặc dù nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định cụ thể, tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh, vảy nến có liên quan nhiều đến yếu tố cơ địa, di truyền và tác động môi trường. Khác với các bệnh da liễu khác, vảy nến chủ yếu xảy ra do sự rối loạn hoạt động chức năng của hệ miễn dịch chứ không liên quan đến vi khuẩn và virus nên không có khả năng lây nhiễm.

Bệnh vảy nến lây qua đường nào?

Có một sự thật là những người sống trong cùng một gia đình hoặc sống gần nhau có tỷ lệ cùng bị vảy nến lên tới 90%. Đây cũng là lý do chính mà người ta thường đặt ra thắc mắc rằng bệnh vảy nến có lây không và dễ nhầm lẫn rằng bệnh có khả năng lây nhiễm.

Vậy nếu vảy nến không lây nhiễm thì nguyên nhân của hiện tượng trên là gì?

Theo Ths.Bs Lê Phương, các kết quả nghiên cứu trên dịch tễ học, di truyền học và mô bệnh học giải thích trường hợp này xảy ra bởi 2 lý do:

  • Di truyền: Khả năng bệnh vảy nến có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái lên tới 50%. Như vậy, những người có cùng huyết thống với người mắc bệnh có thể mang gen di truyền vảy nến và khởi phát bệnh cao hơn những người bình thường.
  • Môi trường sống: Bệnh vảy nến có thể bùng phát nếu gặp những yếu tố thuận lợi. Do vậy những người sống trong cùng một môi trường có yếu tố kích thích bệnh như ô nhiễm, bụi bẩn, hóa chất, phấn hoa, nước, đất ô nhiễm có thể sẽ cùng khởi phát vảy nến.

Vì thế, dù chịu tác động của yếu tố gen và cơ địa, nhưng vảy nến có thể biểu hiện khác nhau ở những môi trường sống khác nhau. Trường hợp này không được tính là lây nhiễm.

Bệnh vảy nến có di truyền không?

Một số nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu đặc tính di truyền của bệnh vảy nến. Họ tìm thấy ở những người mang bệnh có chứa các gen đột biến, còn gọi là alen. Một alen sẽ chịu trách nhiệm truyền mã thông tin di truyền trên ADN và ARN của những người cùng huyết thống.

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy, vảy nến có thể di truyền từ bố mẹ sang con cái hoặc nhiều đời sau đó với tỷ lệ khác nhau. Nếu cả bố và mẹ đều có tiền sử vảy nến, tỷ lệ con cái mang bệnh lên tới 50%. Con số này giảm còn 10% nếu chỉ bố hoặc mẹ mang bệnh. Các đời sau đó, tỷ lệ di truyền sẽ giảm đi rất nhiều. Như vậy, vảy nến là bệnh lý da liễu có tính di truyền cao.

Giải pháp kiểm soát, phòng ngừa bệnh vảy nến khởi phát

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh vảy nến. Do vậy, phòng ngừa vẫn là giải pháp tốt nhất đối với căn bệnh da liễu này. Áp dụng triệt để, đúng cách những giải pháp dưới đây có thể giúp người bệnh và người mang gen bệnh tiềm ẩn kiểm soát và phòng ngừa vảy nến khởi phát hiệu quả:

  • Tuân thủ đúng các chỉ định dùng thuốc và điều trị bệnh, đặc biệt là những bệnh viêm, nhiễm trùng. Bởi thuốc cũng có thể là tác nhân bùng phát bệnh vảy nến.
  • Cân bằng cảm xúc, giữ trạng thái thư giãn, hạn chế căng thẳng lo âu, đồng thời điều chỉnh thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế tối đa các thực phẩm dễ gây dị ứng, thực phẩm có gia vị cay nóng và các chất kích thích.
  • Tăng cường bổ sung Omega 3 từ các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá ba sa… và bổ các thực phẩm chứa nhiều kẽm
  • Uống nhiều nước
  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp với xà phòng, chất tẩy rửa, kim  loại, hóa chất độc hại, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc…
  • Dưỡng ẩm da thường xuyên bằng các loại kem dưỡng lành tính, chuyên dùng cho da nhạy cảm.
  • Điều trị triệt để các bệnh lý nhiễm trùng, đặc biệt là bệnh ngoài da.
  • Giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh thân thể sạch sẽ

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc bệnh vảy nến có nguy hiểm không, có di truyền không của rất nhiều người. Căn bệnh này vốn không lây nhiễm, chỉ di truyền nhưng nguyên nhân gây bệnh cụ thể vẫn chưa xác định. Bởi vậy, người bệnh nên chủ động trong phòng ngừa và điều trị để tránh gây ra những tác hại nguy hiểm.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC