Bệnh tiểu đường xét nghiệm gì? Lưu ý khi xét nghiệm tiểu đường

Xã hội hiện đại kéo theo tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng cao. Bệnh lý này thường không thể hiện các biểu hiện rõ ràng ngay từ ban đầu, nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy, làm xét nghiệm để phát hiện tình trạng bệnh và điều trị là vô cùng cần thiết. Vậy, bệnh tiểu đường xét nghiệm gì?

Khi nào người bệnh cần xét nghiệm tiểu đường?

Bệnh tiểu đường thường không xuất hiện các triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Bạn cần chú ý một số dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm để đi xét nghiệm tiểu đường sớm, đặc biệt là bệnh nhân có nguy cơ dễ mắc căn bệnh này. Khi gặp bất kỳ dấu hiệu nào sau đây, bạn nên đi xét nghiệm tiểu đường:

Bệnh tiểu đường thường không xuất hiện các triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu
Bệnh tiểu đường thường không xuất hiện các triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu
  • Cảm thấy mệt mỏi, mắt mờ.
  • Luôn cảm thấy đói bụng, kể cả khi vừa ăn xong.
  • Vết thương hoặc vết loét trên cơ thể khó lành.
  • Người bệnh xuất hiện tình trạng đi tiểu nhiều lần hơn bình thường. 

Những đối tượng cần thực hiện xét nghiệm

Bất kể ai trong chúng ta cũng có nguy cơ mắc phải tình trạng tiểu đường. Tuy nhiên một số đối tượng như người béo phì, người bị gout, người bị u nang buồng trứng… sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh lý này cao hơn người thường. Chính vì vậy, những đối tượng này cần đi xét nghiệm tiểu đường sớm nhất có thể để phát hiện tình trạng bệnh kịp thời:

  • Người béo phì: Đối tượng đầu tiên có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường chính là những người béo phì vì cơ thể họ bị rối loạn chuyển hóa. Do vậy, lượng đường trong máu cũng không bình thường. Đồng thời chế độ ăn uống kém khoa học, an toàn cũng khiến lượng đường trong máu cao và mỡ thừa nhiều.
  • Người bị gout: Một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh gout là tình trạng tiểu đường. Chính vì vậy, người bị gout cần đi xét nghiệm tiểu đường sớm nhất có thể để tránh được các nguy hiểm không đáng có.
  • Người bị huyết áp cao: Người bị rối loạn mỡ máu hoặc huyết áp cao rất dễ bị tiểu đường do các chỉ số này biến đổi không ổn định. Từ đó khiến lượng đường trong máu bị rối loạn dẫn đến tiểu đường.
  • Phụ nữ bị u nang buồng trứng: Phụ nữ đang mắc phải tình trạng u nang buồng trứng cũng là đối tượng rất dễ bị tiểu đường và cần đi khám sớm nhất có thể để xét nghiệm tiểu đường.
  • Phụ nữ đang có bầu: Phụ nữ đang trong thời gian thai kỳ rất dễ bị tiểu đường. Nguyên nhân cụ thể vẫn chưa được chỉ ra chính xác, tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng phụ nữ đang mang thai bài tiết ra một lượng lớn các hormon như Estrogen, Lactogen… khiến đường trong máu mẹ bầu bị tăng lên.

Bệnh tiểu đường xét nghiệm gì? 

Xét nghiệm tiểu đường là các phương pháp y khoa giúp chẩn đoán tình trạng tiểu đường ở người bệnh. Do vậy bệnh tiểu đường cần xét nghiệm những gì là mối quan tâm của rất nhiều người bệnh. Một số xét nghiệm phổ biến thường được áp dụng bao gồm:

Xét nghiệm gì để biết bệnh tiểu đường? Xét nghiệm đường niệu

Xét nghiệm đường niệu là một trong những phương pháp chẩn đoán giúp phát hiện bệnh tiểu đường vô cùng đơn giản và được áp dụng phổ biến hiện nay. Khi cơ thể chuyển hóa tốt glucose thì tình trạng thải glucose ra nước tiểu sẽ diễn ra rất ít.

Xét nghiệm đường niệu giúp chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường
Xét nghiệm đường niệu giúp chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường

Tuy nhiên, nếu lượng glucose trong máu cao thì nước tiểu sẽ có một lượng glucose đáng kể. Điều này sẽ cho thấy cơ thể đang dung nạp và xử lý glucose không tốt. 

Chỉ số đường trong nước tiểu ở mức an toàn là 50 – 100 mg/dL. Dựa vào các chỉ số sau, người bệnh có thể đưa ra các chẩn đoán về bệnh tiểu đường:

  • Lượng glucose trong nước tiểu vượt quá ngưỡng an toàn.
  • Lượng ceton trong nước tiểu hiện ở mức cao.
  • pH nước tiểu giảm dưới mức 5.

Làm xét nghiệm gì để biết bệnh tiểu đường? Định lượng glucose trong máu

Tiếp theo, một trong những phương pháp tiếp theo là tiểu đường xét nghiệm máu. Cụ thể, bác sĩ sẽ tiến hành định lượng glucose có trong máu ở thời điểm người bệnh đang đói và một thời điểm khác ngẫu nhiên. 

  • Tại thời điểm đói: Đây là thời gian kết quả xét nghiệm được đảm bảo chính xác. Do đó, bạn cần nhịn ăn từ đêm cho đến sáng hôm sau, trong khoảng từ 8-10 tiếng. Bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường khi chỉ số đường huyết vượt 7mmol/L kèm theo một số triệu chứng lâm sàng. Nếu chỉ số dưới 7mmol/L, bác sĩ có thể làm lại xét nghiệm hoặc tiến hành một số xét nghiệm khác để đưa đến kết luận.
  • Tại thời điểm ngẫu nhiên: Với xét nghiệm này, bạn sẽ không cần nhịn ăn như trước. Nếu chỉ số đường huyết của bạn khi được xét nghiệm ở thời điểm ngẫu nhiên vượt mức 11,1mmol/L cùng với một số triệu chứng lâm sàng kèm theo. Nếu chỉ số nhỏ hơn cũng cần thực hiện thêm một số xét nghiệm khác mới có thể đưa ra kết luận chính xác.

Xét nghiệm dung nạp glucose

Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose khi các phương pháp chẩn đoán trên chưa đủ cơ sở để kết luận tình trạng bệnh. Với xét nghiệm này, bạn cũng được yêu cầu nhịn ăn cả đêm đến sáng. 

Ở một số trường hợp bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose
Ở một số trường hợp bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose

Bác sĩ sẽ lấy máu của người bệnh lúc đói mang đi xét nghiệm, sau đó, người bệnh sẽ được cho uống một lượng glucose vừa phải. Sau khoảng 2 giờ, người bệnh sẽ tiếp tục được lấy máu để xét nghiệm.

Khi các chỉ số đường huyết sau xuất hiện, bệnh tiểu đường sẽ được xác nhận:

  • Chỉ số đường huyết trước khi dung nạp glucose vượt 7mmol/L.
  • Chỉ số đường huyết sau khi dung nạp glucose vượt ngưỡng 11,1mmol/L.

Bệnh tiểu đường xét nghiệm gì? Xét nghiệm HbA1c

Tiểu đường cần làm những xét nghiệm gì? HbA1c là chỉ số giúp đo lượng đường huyết sắc tố trong máu có glucose gắn vào hemoglobin. Đây là loại protein thường được tìm thấy trong hồng cầu. Chỉ số này càng cao thì glucose có trong tế bào huyết sắc tố càng nhiều.

Hơn nữa, xét nghiệm HbA1c giúp thống kê được chỉ số đường huyết của 3 tháng liền kề trước đó chứ không như xét nghiệm đường huyết thông thường. Chỉ số HbA1c sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được chính xác tình trạng bệnh như sau:

  • Dao động từ khoảng 5 – 5,7% ở mức bình thường.
  • Dao động từ khoảng 5,7% – 6,5% thì người bệnh đã gặp phải tình trạng tiền tháo đường.
  • Chỉ số từ 6,5% trở lên thì người bệnh gặp phải tình trạng đái tháo đường.

Nên xét nghiệm bệnh tiểu đường ở đâu? Địa chỉ xét nghiệm tiểu đường uy tín

Để thực hiện các xét nghiệm đầy đủ, chẩn đoán chính xác tình hình bệnh lý, bạn nên đi khám tại các bệnh viện, phòng khám có uy tín và thế mạnh về tiểu đường. Dưới đây là một số địa chỉ khám và điều trị tiểu đường uy tín người bệnh nên tham khảo:

 Bệnh viện Nội tiết Trung ương

  • Địa chỉ: Tứ Hiệp, Quận Thanh Trì, Tp. Hà Nội hoặc Thái Thịnh 2, Thịnh Quang, Quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Số điện thoại: (024) 385.33527. 

Bệnh viện Nội tiết Trung ương là một trong những bệnh viện chuyên điều trị các triệu chứng về rối loạn chuyển hóa tuyến cuối, đặc biệt là tiểu đường.

Nội dung đáng xem

Bệnh viện Nội tiết Trung ương là địa chỉ khám chữa tiểu đường uy tín, chất lượng
Bệnh viện Nội tiết Trung ương là địa chỉ khám chữa tiểu đường uy tín, chất lượng

Cả 2 cơ sở Tứ Hiệp và Thái Thịnh của bệnh viện đều đang hoạt động, khám và điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nếu bạn điều trị nội trú tại bệnh viện hoặc tình trạng bệnh nặng nên đến khám tại Tứ Hiệp. Tại đây, bệnh viện có nhiều chuyên khoa sâu hơn để điều trị cho người bệnh hiệu quả. 

Khoa Nội tiết – Đái tháo đường của Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Hoàng Mai, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội.
  • Số điện thoại: 024 3869 3731.

Bệnh viện Bạch Mai cũng là một trong những địa chỉ uy tín, được nhiều người đánh giá cao trong điều trị tiểu đường. Bệnh viện có thể điều trị bệnh nhân tiểu đường ở mọi mức độ, kể cả những người có biến chứng nặng. Với những trường hợp nhẹ, ngoài kê thuốc theo đơn, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn một số biện pháp chữa tiểu đường tại nhà.

Bệnh viện là nơi quy tụ rất nhiều chuyên gia đầu ngành về Nội tiết như Trưởng khoa TS.BS Nguyễn Quang Bảy, Bác sĩ chuyên khoa ThS.BS Đào Đức Phong. 

 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

  • Địa chỉ: Nhà A5, số 1 Tôn Thất Tùng, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội.
  • Số điện thoại: 024.3574 7788. 
Trung tâm Y khoa số 1 tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là địa chỉ khám bệnh dịch vụ chất lượng cao
Trung tâm Y khoa số 1 tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là địa chỉ khám bệnh dịch vụ chất lượng cao

Trung tâm Y khoa số 1 tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là địa chỉ khám bệnh dịch vụ chất lượng cao của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Trung tâm có đầy đủ các chuyên khoa khác nhau, trong đó bao gồm Nội Tiết. Ngoài ra, đơn vị còn trang bị hệ thống chụp chiếu, xét nghiệm vô cùng hiện đại. Tất cả các khâu khám, xét nghiệm đều tập trung tại một tòa nhà nên vô cùng thuận tiện cho bệnh nhân.

Đặc biệt, Nội tiết – Tiểu đường là một trong những thế mạnh của trung tâm, với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và giỏi chuyên môn. Sau khi được thăm khám, bác sĩ chỉ chỉ định bạn sử dụng loại thuốc chữa tiểu đường phù hợp.

Lưu ý khi xét nghiệm tiểu đường

Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của xét nghiệm tiểu đường. Vì vậy để kết quả xét nghiệm chính xác nhất, người bệnh cần lưu ý và đảm bảo một số điều sau đây:

  • Nếu đang sử dụng bất cứ thuốc điều trị nào, bạn nên thông báo cho bác sĩ. Bởi thuốc Tây có thể khiến lượng đường ở trong máu bị rối loạn, đặc biệt là các loại thuốc giảm đau, cao huyết áp, chữa xương khớp.
  • Nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi tiến hành các xét nghiệm đường huyết lúc đói.
  • Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích và đồ uống có cồn như cà phê, rượu bia. Những thực phẩm này có thể khiến kết quả xét nghiệm bị sai lệch.
  • Nếu bạn gặp phải các triệu chứng như chân tay tê bì, mắt mờ, đau tức ngực cần báo cho bác sĩ ngay.

Chắc hẳn bài viết đã giúp bạn giải đáp thông tin bệnh tiểu đường xét nghiệm gì và một số lưu ý để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác nhất. Việc xét nghiệm tiểu đường là vô cùng cần thiết, đặc biệt là ở các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao. Bởi phát hiện sớm tình trạng tiểu đường sẽ giúp việc điều trị và kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.

4/5 - (2 bình chọn)

Đọc ngay

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Vảy Nến Thể Giọt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Chữa

Vảy Nến Toàn Thân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Vảy Nến Thể Mảng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Trị

[HỎI ĐÁP] Bệnh Vảy Nến Có Lây Không? Lây Qua Đường Nào?

Top 10 cách chữa viêm âm đạo bằng thuốc nam dứt điểm, hiệu quả

Huyết trắng là gì? Những dấu hiệu bất thường và hướng xử lý kịp thời

Viêm xoang khi mang thai nguy hiểm không? Phải làm sao?

Bệnh Viêm Xoang: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Chữa viêm xoang cho bà bầu an toàn KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ

Viêm Xoang Mãn Tính Là Gì: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?