Bệnh tiểu đường có uống rượu được không? Chuyên gia giải đáp

Bệnh tiểu đường có uống rượu được không là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân thắc mắc. Bởi rượu bia gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe, đặc biệt là những người đang mắc các bệnh lý trong cơ thể. Vậy tiểu đường có uống được rượu không và uống như thế nào là tốt? 

Bệnh tiểu đường có uống rượu được không?

Rượu bia là loại đồ uống gây hại cho sức khỏe và được khuyến cáo không nên sử dụng nhiều. Rượu bia có thể ức chế hình thành glycogen gan và làm hạ đường huyết ở bệnh nhân đang dùng insulin hoặc uống thuốc hạ đường huyết. Một số loại rượu có đường sẽ làm tăng đường huyết trong cơ thể. 

Bệnh tiểu đường có uống rượu được không là thắc mắc của nhiều người bệnh
Bệnh tiểu đường có uống rượu được không là thắc mắc của nhiều người bệnh

Nhiều người thắc mắc rằng bệnh tiểu đường có được uống rượu bia không? Theo các bác sĩ, người bệnh tiểu đường vẫn có thể uống rượu bia. Tuy nhiên, bạn cần biết uống đúng cách, uống điều độ và đảm bảo kiểm soát được chỉ số đường huyết sau khi sử dụng các loại đồ uống có cồn. Trường hợp bị tiểu đường và mắc thêm bệnh gan hoặc đang mang thai thì nên hạn chế tối đa uống rượu bia. 

Người bệnh tiểu đường có uống được rượu vang không? Người bị tiểu đường tốt nhất là nên uống rượu vang nguyên chất. Theo nghiên cứu, uống rượu vang với lượng vừa phải có tác dụng ổn định mỡ máu và bảo vệ hệ tim mạch. 

Người bệnh tiểu đường nên uống rượu thế nào là tốt?

Thỉnh thoảng, người bị tiểu đường có thể uống rượu nhưng chỉ uống một lượng tối đa khoảng 150ml rượu vang 10 độ mỗi ngày hoặc 40ml đối với các loại rượu mạnh như Vodka, Whiskey, Cognac 40 độ.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, người bị tiểu đường chỉ nên uống 1 cốc rượu nhỏ mỗi ngày, tốt nhất là uống vào bữa ăn tối. Người bệnh có thể pha rượu với nước lọc, nước suối, soda cho rượu loãng hơn và dễ uống. Nếu có thể thì bạn nên thay thế rượu bằng các loại đồ uống không có cồn là tốt nhất. 

[pr_middle_post]

Người bị tiểu đường chỉ nên uống rượu bia với một lượng vừa phải, không nên lạm dụng
Người bị tiểu đường chỉ nên uống rượu bia với một lượng vừa phải, không nên lạm dụng

Điều quan trọng là người có dấu hiệu bệnh tiểu đường phải luôn kiểm tra chỉ số đường huyết sau khi sử dụng rượu bia. Điều này giúp bạn kiểm soát được lượng đường huyết ở mức độ ổn định, tránh gây biến chứng do tăng đường huyết.

Tác hại khi người bị tiểu đường uống rượu bia quá mức

Tác hại khi uống rượu bia quá mức ở người bị tiểu đường thường nặng hơn người bình thường. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm mà bạn nên lưu ý:

  • Nếu đang tiêm insulin hoặc sử dụng thuốc nhóm Sulfamid mà uống rượu thì bệnh nhân sẽ bị hạ đường máu. Hơn thế nữa, người uống rượu thường ăn ít hơn và ăn không đủ chất nên rất dễ bị hạ đường huyết.
  • Rượu khiến tình trạng hạ đường máu ở bệnh nhân trở nặng và khó hồi phục. Khi người bệnh có đường máu hạ thấp, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách giải phóng đường glucose dự trữ tại gan. Tuy nhiên, rượu sẽ ức chế quá trình này. Lúc này, người bệnh sẽ rơi vào trạng thái đau đầu, mệt mỏi, run tay.
  • Uống rượu nhiều sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng, nhất là biến chứng tim mạch ở người bị tiểu đường.
  • Người bệnh uống rượu nhiều sẽ bị sa sút trí tuệ, giảm trí nhớ.
Lạm dụng rượu bia sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh
Lạm dụng rượu bia sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh

Nguyên tắc uống rượu bia cho người bị tiểu đường

Để hạn chế các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể, người bị tiểu đường nên lưu ý một số nguyên tắc khi uống rượu như sau:

  • Khi tập thể dục thể thao ra nhiều mồ hôi, bạn nên dùng các loại đồ uống không có cồn để bổ sung lượng nước tiêu hao. Tuyệt đối không được uống rượu sau khi tập luyện thể thao hoặc làm việc nặng nhọc.
  • Người bệnh nên ăn thức ăn có tinh bột khi uống rượu để tránh làm hạ đường máu. Không nên uống rượu mà không ăn gì. 
  • Sau khi uống rượu khoảng 1 giờ, nam giới bị tiểu đường nên tự kiểm tra đường máu trong cơ thể để biết mình có bị hạ hay tăng đường máu hay không. Đồng thời bạn phải theo dõi huyết áp và cân nặng đều đặn. Trong trường hợp nếu thấy tăng huyết áp, tăng cân bạn nên ngừng uống.
  • Không được uống rượu bia và thuốc hạ đường máu cùng lúc. Nếu bác sĩ có chỉ định sử dụng một số loại thuốc uống đặc biệt bạn nên ngừng uống rượu hoàn toàn. 
Người bệnh nên kiểm tra lại chỉ số đường huyết của mình sau khi sử dụng rượu bia
Người bệnh nên kiểm tra lại chỉ số đường huyết của mình sau khi sử dụng rượu bia
  • Nếu bạn đang tiêm insulin và có uống rượu trong ngày cần phải thử đường máu trước khi đi ngủ. Nếu không thử đường máu được, bạn nên ăn thêm đồ ăn có tinh bột để tránh nguy cơ hạ đường máu vào ban đêm.
  • Nếu bạn nhận thấy đường máu và cân nặng tăng cao không rõ lý do cần phải hạn chế uống rượu bia.
  • Nếu bệnh nhân tiểu đường bị nghiện rượu nên trao đổi bác sĩ để được hướng dẫn bỏ rượu càng sớm càng tốt.
  • Người bị tiểu đường có biến chứng tim mạch, thận, thần kinh tuyệt đối không được uống rượu. 

Bệnh tiểu đường có uống rượu được không đã được giải đáp chi tiết trong bài viết trên. Người bị tiểu đường nên hạn chế tối đa uống rượu bia là tốt nhất. Nếu có sử dụng đồ uống có cồn thì nên uống với một liều lượng vừa đủ và đảm bảo ổn định được lượng đường huyết trong cơ thể. 

3/5 - (2 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?