Bệnh tiểu đường có ăn được miến dong không? Top 3 cách chế biến thông dụng

Miến là thực phẩm được chế biến từ gạo, có thể dùng thay cho các bữa cơm hàng ngày, nhưng bệnh tiểu đường có ăn được miến dong không? Những cách chế biến thông dụng nào có thể giúp cân bằng đường huyết? Cùng đón đọc bài viết sau đây để tìm được câu trả lời đúng và chính xác nhất.

Người bị tiểu đường có ăn được miến dong không?

Miến dong là thực phẩm được nhiều người thích và có thói quen sử dụng hàng ngày. Không những cung cấp lượng tinh bột vừa phải mà còn có lượng calo thấp, do vậy rất phù hợp với những đối tượng đang trong giai đoạn giảm cân/kiểm soát cân nặng. Vậy người bệnh tiểu đường có ăn được miến dong không?

Người bị tiểu đường có ăn được miến dong không?
Người bị tiểu đường có ăn được miến dong không?

Đối với bệnh nhân bị tiểu đường, việc kiểm soát cân nặng từ chế độ ăn là điều rất cần thiết để giảm nguy cơ làm xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Khi sử dụng, miến dong tuy có lượng calo thấp nhưng lại khiến đường huyết tăng, đặc biệt là sau ăn 2 tiếng, mức đường huyết sẽ tăng khoảng 95% so với ban đầu. Nếu thường xuyên sử dụng thì người bệnh rất dễ tiến triển sang giai đoạn mới, đặc biệt là xuất hiện biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên, không phải vì lý do này mà bạn không sử dụng miến dong hoặc bỏ dùng hoàn toàn. Bạn vẫn có thể sử dụng nếu có sự điều chỉnh về hàm lượng và cách chế biến hợp lý.

Top 3 cách chế biến miến dong thông dụng cho người tiểu đường

Để giúp bạn thiết lập chế độ ăn phù hợp với miến dong, chúng tôi xin đưa ra top 3 cách chế biến thông dụng và đơn giản mà bạn có thể thực hiện tại nhà.

Nấu miến dong dạng nước

Miến dong dạng nước là cách làm đơn giản nhất, vừa giữ được hương vị tự nhiên, vừa không đưa quá nhiều calo vào bữa ăn.

[pr_middle_post]

Miến dong dạng nước là cách làm đơn giản nhất
Miến dong dạng nước là cách làm đơn giản nhất

Thành phần:

  • Miến dong 50g.
  • Nước luộc gà 400mL.
  • Ức gà 100g.
  • Rau thơm (tùy khẩu vị).

Thực hiện và sử dụng:

  • Miến dong rửa sạch, sau đó luộc chín và rửa qua nước lọc. Để miến sang 1 bên.
  • Trong lúc luộc miến, bạn luộc ức gà chín và lấy nước làm nước dùng.
  • Ức gà xé nhỏ, sau đó cho vào bát. Thêm miến, rau vào và cho nước dùng.
  • Nêm nếm gia vị và dùng ngay.

Nấu miến dong dạng khô

Nhiều người không có thói quen ăn miến dạng nước có thể chuyển sang dạng khô, dưới đây là cách thực hiện cho những bệnh nhân tiểu đường hay tiểu đường thai kỳ áp dụng.

Thành phần:

  • Miến dong 50g.
  • Rau thơm (tùy khẩu vị).
  • Thịt thăn bò.

Thực hiện và sử dụng:

  • Miến dong ngâm nước, sau đó rửa và luộc đến chín. Rửa qua nước lạnh để miến không bị dính vào nhau.
  • Thịt thăn bò cắt lát mỏng, sau đó nhúng nước đến chín.
  • Cho miến, thịt thăn bò và rau thơm vào bát.

Nấu miến dong dạng xào

Dạng miến xào là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên cần điều chỉnh lượng dầu và lượng rau để không cung cấp quá nhiều năng lượng, đặc biệt là bệnh nhân béo phì.

Thành phần:

  • Miến dong 50g.
  • Thịt tôm 100g.
  • Cà rốt 100g.

Thực hiện và sử dụng:

  • Miến dong ngâm trong nước sạch khoảng 20 phút, sau đó để ráo nước.
  • Thịt tôm làm sạch, sau đó cắt nhỏ.
  • Cà rốt nạo vỏ và cắt sợi.
  • Dùng 2 thìa cà phê dầu ô liu cho vào chảo, sau đó đảo hành khô đến thơm. Cho miến vào, xào đến chín. Thêm lần lượt các nguyên liệu khác vào, đảo đều và cho ra đĩa, sử dụng ngay khi còn nóng sẽ ngon hơn.

Người tiểu đường ăn miến dong cần lưu ý gì?

Người tiểu đường vẫn có thể sử dụng miến dong trong bữa ăn nếu thực hiện đúng những lưu ý sau:

Người tiểu đường không nên ăn quá nhiều miến dong trong ngày
Người tiểu đường không nên ăn quá nhiều miến dong trong ngày
  • Nên kết hợp miến dong với những thực phẩm/nhóm chất khác để đảm bảo dinh dưỡng cũng như giảm khả năng tăng đường huyết sau khi dùng. Bên cạnh đó, đây cũng là cách cung cấp năng lượng cho hoạt động thể chất và trí tuệ
  • Không ăn quá nhiều lượng miến dong được cho phép trong ngày, nên cắt giảm dần tinh bột từ 10% so với bình thường và tăng 10% lượng protein trong bữa ăn sẽ tốt hơn.
  • Sử dụng kèm theo các loại rau xanh, vì chất xơ sẽ hạn chế nguy cơ tăng đường huyết và tăng khả năng tiêu hóa. Đồng thời kết hợp với chế độ tập luyện phù hợp để không bị dư thừa năng lượng.
  • Ngoài ra, bạn nên sử dụng những thực phẩm có mức glucose thấp như: Khoai sọ, ngô, bánh mì đen, ngũ cốc…Tuyệt đối không chế biến thành bánh ngọt, các loại chè hoặc cùng đường kính.
  • Bạn cũng không nên kiêng ăn quá mức dẫn tới mức đường huyết bị giảm đột ngột, gây ra hạ đường huyết cũng như thiếu dinh dưỡng.
  • Hạn chế việc đưa quá nhiều chất béo vào cơ thể, điều này khiến lượng lipid trong máu tăng và khiến người bệnh đái tháo đường type 2 khó hồi phục.
  • Nên ăn đúng giờ giấc và ngủ nghỉ điều độ, điều này giúp cơ thể giảm nguy cơ bị biến chứng.
  • Không nên dùng bữa ăn lớn, bạn nên chia nhỏ để giảm gánh nặng trên đường tiêu hóa và giảm việc đưa quá nhiều đường vào cơ thể cùng lúc.
  • Nên dành thời gian để tập luyện và chơi các môn thể thao tốt cho sức khỏe, tăng vận động để giảm nguy cơ mắc bệnh liên đới.

Bài viết trên đây đã trả lời câu hỏi bệnh tiểu đường có ăn được miến dong không? Hy vọng rằng bạn đã biết cách sử dụng hợp lý loại thực phẩm này để giúp cơ thể khỏe mạnh và giảm nguy cơ tăng đường huyết quá mức.

3.3/5 - (3 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?