Bệnh Tiểu Đường Gây Ngứa Da: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Khi lượng đường trong máu tăng cao cơ thể dễ mất nước và làm ảnh hưởng đến khả năng tuần hoàn máu. Các dây thần kinh bị tổn thương dẫn đến quá trình bài tiết, đổ mồ hôi dưới da bị rối loạn, gây khô da, ngứa da. Bệnh tiểu đường bị ngứa tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như cách điều trị căn bệnh này.

Bệnh tiểu đường bị ngứa nguyên nhân do đâu?

Cảm giác ngứa ngáy và khô da là phản ứng của cơ thể cho thấy bệnh nhân đái tháo đường đang có chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa đúng đắn. Triệu chứng này gây ra cảm giác khó chịu, tự ti, làm ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh. Để khắc phục tình trạng ngứa do bị tiểu đường, trước hết người bệnh cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường bị ngứa da.

Bệnh tiểu đường bị ngứa da là một biến chứng của bệnh đái tháo đường
Bệnh tiểu đường bị ngứa da là một biến chứng của bệnh đái tháo đường

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa da ở bệnh nhân tiểu đường, cụ thể như:

Suy thận và xơ gan

Suy thận và xơ gan là các biến chứng thường gặp ở người bị bệnh tiểu đường. Khi đó, chức năng đào thải các chất độc của gan và thận bị suy yếu. Khiến lượng chất thải urea và bilirubin tích tụ nhiều dưới da, gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.

Trường hợp suy thận nặng sẽ phải chạy thận định kỳ hoặc ghép thận nhân tạo. Còn đối với bệnh xơ gan có thể sử dụng thuốc để làm kìm hãm tình trạng xơ gan và cải thiện triệu chứng ngứa. Ngứa do xơ gan nguy hiểm hơn suy thận do không có biện pháp thay gan nhân tạo.

Vi khuẩn

Bệnh nhân tiểu đường bị ngứa có hàm lượng glucose trong máu tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, da không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng sẽ dễ bị tổn thương, các vết thương lâu hồi phục. Do đó, người bệnh tiểu đường hay gặp phải các vấn đề về da như: Viêm da, viêm chân lông, viêm dị ứng, viêm chân tóc…

Nhiễm nấm

Trên cơ thể, những vị trí dễ bị nấm như kẽ tay, kẽ chân, háng, bụng,.. rất khó vệ sinh hoặc khó lau khô. Trường hợp bị nhiễm nấm thì có thể dùng thuốc trị nấm – uống hoặc bôi kem, đồng thời điều chỉnh lại lượng đường huyết về mức bình thường.

Dị ứng thuốc

Bệnh nhân bị tiểu đường thường phải dùng rất nhiều loại thuốc khác nhau theo từng giai đoạn, từng biến chứng của căn bệnh. Đôi khi, việc sử dụng thuốc Tây y quá nhiều cũng gây ra tác dụng phụ như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ. Khi nhận thấy cơ thể có những phản ứng với thuốc, người bệnh nên ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám kịp thời.

Tổn thương mạch máu

Khi đường huyết trong cơ thể tăng cao gây tổn thương tới các mạch máu nuôi dưỡng da, khiến da trở nên khô sạm, ngứa ngáy. Tại các vị trí ở chân sẽ xuất hiện các vết tròn khác màu kèm theo ngứa ngáy.
Việc xác định được nguyên nhân của bệnh tiểu đường bị ngứa sẽ giúp người bệnh có được phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả hơn.

Triệu chứng nhận biết bệnh tiểu đường bị ngứa

Một số triệu chứng nhận biết bệnh tiểu đường bị ngứa mà người bệnh không nên bỏ qua:

  • Bệnh nhân tiểu đường bị ngứa xuất hiện tình trạng da khô, dễ bị bong tróc, nứt nẻ
  • Thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy và nóng rát
  • Móng tay, móng chân cứng, dễ gãy
  • Xuất hiện các vùng da khác màu, các mảng màu từ lâu nhạt, nâu sẫm đến màu đỏ và hồng.
  • Da hay bị nổi mẩn đỏ, nốt sần kèm theo cảm giác nhức mỏi, tê bì tay chân.
  • Cảm thấy như bị châm chích, ngứa ở tứ chi.
Người bệnh có triệu chứng da khô dễ bong tróc
Người bệnh có triệu chứng da khô dễ bong tróc

Những triệu chứng này thường dễ bị người bệnh nhầm lẫn với các căn bệnh ngoài da khác nên nhiều người có xu hướng chủ quan lơ là việc thăm khám. Đến khi bệnh phát triển đến một mức độ nghiêm trọng mới bắt đầu đi khám bác sĩ, điều này khiến cho quá trình điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn.

Cách điều trị bệnh tiểu đường bị ngứa da

Sau khi xác định được nguyên nhân gây bệnh, người bị tiểu đường bị ngứa cần đi thăm khám bác sĩ để có phác đồ điều trị đúng đắn nhất.

Sử dụng thuốc Đông y

Dùng thuốc Đông y chữa bệnh tiểu đường bị ngứa ngày càng được ưa chuộng. Mặc dù tác dụng của thuốc đem lại chậm nhưng tác dụng lại bền vững, an toàn. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y người bệnh có thể tham khảo:

Bài thuốc số 1

Nguyên liệu: Khổ sâm (60g), địa phụ tử (30g), bạch tiên bì (40g), sà sàng tử (40g), hạc sắt (30g), đại phong tử (20g), phong phòng (15g), xuyên quân (20g), sinh hạnh nhân (15g), khô phàn (15g), hoàng bá (15g)

Cách thực hiện:

  • Dùng tất cả những nguyên liệu trên để đun lấy nước đặc
  • Sử dụng nước này rửa vùng da bị bệnh
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần, mỗi lần rửa một giờ đồng hồ.
  • Mỗi thang thuốc có thể chia ra rửa 3-4 lần.

Bài thuốc số 2

Nguyên liệu: Ngải cứu (90g), hùng hoàng (6g), hoa tiêu (6g), phòng phong (30g)

Cách tiến hành:

  • Đem tất cả nguyên liệu sắc với 3 lít nước trong 15-20 phút.
  • Xông hơi vào vùng da ngứa.
  • Đến khi nước nguội thì loại bỏ phần bã, sử dụng nước này rửa vào chỗ vết thương.
  • Thực hiện mỗi ngày 2 lần.
Thuốc Đông y điều trị bệnh tiểu đường bị ngứa da
Thuốc Đông y điều trị bệnh tiểu đường bị ngứa da

Bài thuốc số 3

Nguyên liệu : Dạ giao đằng (200g), thương nhĩ tử (100g), bạch tật lê (100g), bạch tiên bì (20g), sà sàng tử (20g), thuyền thoái (20g),

Cách tiến hành:

  • Tất cả đem sắc với 5 lít nước trong 15-20 phút.
  • Loại bỏ bã, pha thêm với nước lạnh cho độ ấm vừa phải.
  • Ngâm rửa vùng cơ thể bị ngứa trong 30 phút.

Bài thuốc số 4

Nguyên liệu : Phòng phong (20g), ngải diệp (20g), khổ sâm ( 30g), kinh giới (20g), bạch tiên bì (20g), sà sàng tử (20g), đương quy (20g).

Cách tiến hành:

  • Đem các nguyên liệu trên đi sắc với 4 lít nước trong khoảng 20 phút.
  • Lọc bỏ bã, pha thêm nước nguội, ngâm rửa vùng da bị bệnh trong 30 phút.
  • Mỗi ngày thực hiện 2 lần để bệnh nhanh khỏi.

Bài thuốc số 5

Nguyên liệu: Khổ sâm (24g), sà sàng tử (30g), địa phu tử (30g), phèn chua (12g), bạch tiên bì (24g), xuyên tâm liên (50g), bạc hà (12g), ngân hoa đằng (50g), kinh giới (12g), bách bộ (30g).

Cách tiến hành:

  • Tất cả nguyên liệu trên đem sắc với 5 lít nước
  • Khi nước sôi cần vặn nhỏ lửa và đun tiếp trong vòng 20-30 phút
  • Lọc bỏ bã, pha thêm với nước nguội để lên vùng da bị tổn thương.
  • Mỗi lần thực hiện khoảng 30 phút.
  • Một liệu trình thường kéo dài 7 ngày.

Sử dụng thuốc Tây y cho người bệnh tiểu đường bị ngứa

Dùng thuốc Tây y để điều trị khô ngứa da là phương pháp mang lại hiệu quả nhanh chóng tức thì. Tuy nhiên người bị tiểu đường bị ngứa cần sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống. Người tiểu đường bị ngứa có thể làm giảm cảm giác khó chịu bằng cách sử dụng các loại thuốc như sau:

Sử dụng thuốc kháng histamin

Histamin được biết đến là hormone gây ra cảm giác ngứa. Việc sử dụng thuốc kháng histamin sẽ giúp làm dịu cho làn da của bạn. Thuốc kháng histamin thường dùng là loại: Chlorpheniramine, Diphenhydramine( Benadryl). Tuy nhiên loại thuốc này có tác dụng phụ gây buồn ngủ nên bạn cần cân nhắc không sử dụng vào ban ngày.

Thuốc Tây y có tác dụng hỗ trợ làm giảm ngứa ở bệnh nhân tiểu đường
Thuốc Tây y có tác dụng hỗ trợ làm giảm ngứa ở bệnh nhân tiểu đường

Sử dụng thuốc mỡ steroid

Các loại thuốc bôi có chứa steroid là một loại corticosteroid nhẹ, giúp giảm ngứa ngáy, sưng da, mẩn đỏ hiệu quả. Ngoài ra bạn có thể sử dụng beclomethasone cũng có tác dụng tương tự. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng kem hoặc thuốc mỡ chứa steroid trong thời gian dài mà không có sử hướng dẫn, chỉ định từ bác sĩ. Bởi khi sử dụng lâu, loại kem này sẽ gây ra một số tác dụng phụ cho da và làm mỏng da.

Sử dụng kem chống nấm

Khi mắc bệnh tiểu đường, hệ thống miễn dịch của bệnh nhân bị suy giảm. Đó là nguyên nhân khiến da dễ bị nhiễm trùng hơn. Trên thị trường đã có một số loại kem chống nấm bao gồm những loại sau : Miconazole, ketoconazole hoặc axit benzoic. Người tiểu đường bị ngứa muốn sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về thời gian và cách dùng sao cho hiệu quả nhất.

[pr_middle_post]

Điều trị bằng các bài thuốc dân gian

Phương pháp dân gian để điều trị ngứa da cũng đang được ưa chuộng hiện nay. Bởi các bài thuốc này rất dễ kiếm, an toàn, giúp tiết kiệm chi phí. Nếu sử dụng đúng cách, hợp thuốc sẽ giúp kiểm soát cơn ngứa an toàn hiệu quả.

Những bài thuốc này có tác dụng điều tiết công năng, tăng miễn dịch của cơ thể, làm mát gan, thanh nhiệt giải độc, giúp làm giảm triệu chứng ngứa, phòng ngừa bệnh tái phát. Một số bài thuốc người bệnh tiểu đường bị ngứa có thể áp dụng như sau:

Lá khế: Trong đông y, lá khế có tính ấm, có tác dụng giải độc, tán nhiệt nên được dùng để điều trị dị ứng, mẩn đỏ, giảm viêm sưng…

Cách sử dụng:

  • Lấy 200g lá khế tươi, đem rửa sạch rồi cho vào đun sôi, cho thêm ½ thìa muối
  • Đợi thêm 10 phút để tinh chất nhả ra.
  • Phần nước sử dụng để tắm còn phần bã thì đem đi chà xát lên vùng da bị bệnh.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày cho đến khi tình trạng bệnh được cải thiện.

Lá trầu không: Trong lá trầu không có chứa hoạt chất Menthol có công dụng làm mát da, giảm đau, giảm ngứa. Hơn nữa, dịch chiết có trong thảo dược này còn có khả năng làm vô hiệu hóa vi rút, vi khuẩn cũng như một số loại nấm mốc thường gây ngứa da.

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch một nắm lá trầu không, cho vào 2-3 lít nước đun sôi.
  • Đợi thêm 5-10 phút thì lấy ra.
  • Hòa thêm 1 ít nước lạnh để tắm.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ giúp làm giảm ngứa hiệu quả.

Trà xanh: Trà xanh chứa nhiều vitamin, chất chống oxy, có tác dụng giúp kháng viêm diệt khuẩn, thích hợp để làm giảm tình trạng ngứa ngáy viêm nhiễm trên da.

Trà xanh có tác dụng giảm ngừa ngoài da rất tốt
Trà xanh có tác dụng giảm ngừa ngoài da rất tốt

Cách sử dụng:

  • Bạn lấy 100g lá trà xanh đem rửa sạch, vò nát rồi nấu với 2-3 lít nước.
  • Nước trà thu được đem pha loãng với nước mát rồi dùng để tắm.
  • Thực hiện liên tục vài ngày, bạn sẽ thấy bớt ngứa, vùng da trầy xước, tổn thương cũng nhanh lên da non.

Kim ngân hoa: Kim ngân hoa là loại dược liệu được biết đến với tác dụng điều trị sưng viêm, nhiễm khuẩn, mụn nhọt rất tốt.

Cách thực hiện:

  • Nếu dùng ở dạng tươi, bạn có thể giã nát, chắt lấy phần nước cốt đem đun sôi với nước và uống.
  • Nếu dùng dược liệu khô, bạn nên rửa sạch, mang đi sắc với nước để uống hằng ngày.

Các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường bị ngứa tại nhà

Trong việc điều trị khô da, ngứa da, ngoài việc dùng thuốc và tuân thủ theo chỉ thị của bác sĩ, người tiểu đường bị ngứa cần phải kết hợp với những biện pháp điều trị đơn giản tại nhà như:

  • Kiểm soát đường huyết tốt: Giảm hàm lượng glucose sẽ làm giảm tình trạng khô da, ngứa ngáy do bị bệnh tiểu đường. Thực hiện chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học và hiệu quả để kiểm soát lượng đường huyết trong máu.
  • Chăm sóc da: Tắm rửa sạch sẽ, tránh da bị bụi bẩn, không nên tắm bằng các loại xà phòng, sữa tắm có độ pH cao dễ khiến da bị khô, kích ứng.
  • Uống đủ nước, ăn nhiều hoa quả, rau xanh: Người bệnh nên ăn nhiều loại rau quả chứa nhiều vitamin, đồng thời uống đủ nước để giữ ẩm cho da từ bên trong.
  • Sử dụng kem chống nắng: Sử dụng kem chống nắng khi ra đường, đặc biệt là mùa hè để tránh bụi bẩn, tia UV, tia cực tím…
  • Mặc quần áo rộng rãi, thông thoáng: Bạn nên mặc những quần áo có chất liệu nhẹ như cotton, vải lanh. Hạn chế mặc quần áo bó sát, khó thấm hút mồ hôi vì chúng dễ gây kích ứng da.
  • Giảm căng thẳng: Lo lắng căng thẳng là nguyên nhân khiến tình trạng ngứa ngày càng nghiêm trọng hơn. Người bệnh nên tập thiền hay yoga để giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ.
  • Sử dụng gạc lạnh để giảm ngứa: Dùng gạc lạnh để giảm ngứa là biện pháp an toàn, hiệu quả nhanh. Bạn chỉ cần đắp miếng gạc lên vùng da bị ngứa và giữ nguyên cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
  • Hạn chế gãi gây tổn thương da: Việc gãi vào chỗ ngứa có thể làm rách hay xước da dẫn đến hở vết thương dễ dẫn đến tình trạng nhiễm vi khuẩn, lở loét…
Kiểm tra đường huyết thường xuyên là cách giúp ngăn ngừa tình trạng tiểu đường bị ngứa da
Kiểm tra đường huyết thường xuyên là cách giúp ngăn ngừa tình trạng tiểu đường bị ngứa da

Một số biến chứng về da khác thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường

Ngoài vấn đề bệnh tiểu đường bị ngứa da, người bệnh còn có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm khác trên da như:

  • Bệnh gai đen: Bệnh có biểu hiện như da sạm đen, dày, sần sùi ở những nơi có nếp gấp trên cơ thể như cổ, háng, nách … Biến chứng này thường xuất hiện ở giai đoạn đầu ở những người bị tiểu đường tuýp 2.
  • U mỡ vàng, ban vàng: Đó là các u nhỏ, bé bằng hạt đậu, quầng đỏ, thường xuất hiện trên mu bàn tay, bàn chân, cánh tay. Tình trạng này thường gặp ở những bệnh nhân lớn tuổi.
  • U hạt vòng: Đặc trưng của bệnh là những nốt sần xếp thành hình vòng cung, có màu đỏ hoặc nâu.
  • Bệnh bạch biến: Đây là biến chứng về da mà những người tiểu đường tuýp 1 dễ mắc phải. Bệnh khiến sắc tố nâu ở da bị phá hủy và chuyển sang màu trắng.
  • Mụn nhọt, phỏng nước: Các vị trí thường có mụn nhọt, phỏng nước như bàn tay, bàn chân, cẳng tay, ngón chân… Chúng thường gặp khi người bệnh đái tháo đường đã mắc biến chứng thần kinh.
  • Nhiễm nấm: Nhiễm nấm dẫn đến các tình trạng nổi đỏ, mẩn ngứa thường xuất hiện ở những vùng da ẩm ướt như nách, kẽ chân hay kẽ tay và thường do nấm candida albicans gây ra.
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn: Đây cũng là một trong những biến chứng khá phổ biến ở người tiểu đường bị ngứa da. Trong đó vi khuẩn staphylococcus được xem là thủ phạm chính gây ra các dấu hiệu mụn nhọt, sưng viêm hay thậm chí là nhiễm trùng.
  • Tổn thương dây thần kinh da: Lượng đường huyết tăng cao gây tổn thương đến thần kinh dẫn đến giảm cảm giác ở chân và tay. Đôi khi, bạn dẫm phải vật lạ làm da trầy xước, rách mà không biết. Từ đó, vết thương không được chữa trị sẽ lan rộng, hình thành vết loét có thể dẫn tới cắt cụt chi. Vì vậy, người bệnh cần phải lưu ý điều này.
Những biến chứng khác về da mà người bệnh tiểu đường gặp phải
Những biến chứng khác về da mà người bệnh tiểu đường gặp phải

Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường bị ngứa

Bệnh tiểu đường bị ngứa có nhiều diễn biến phức tạp và gây khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa căn bệnh này tại nhà bằng các biện pháp sau:

  • Kiểm soát tốt lượng đường huyết bằng chế độ ăn uống khoa học và tăng cường tập thể dục, thể thao.
  • Chăm sóc và bảo vệ da, giữ cho làn da được sạch sẽ, khô thoáng, tránh để bị trầy xước. Nếu xuất hiện những tổn thương trên da cần nhanh chóng rửa sạch rồi băng bó lại.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafe.
  • Quan sát tình trạng sức khỏe của da, nếu phát hiện có vết chai chân, vùng da tối màu bất thường, vết loét,.. bạn cần tới bệnh viện để thăm khám sớm.
  • Ngủ nghỉ đủ giấc, đúng giờ để giúp cơ thể có thời gian tái tạo năng lượng, kích thích việc sản xuất collagen giúp da trở nên săn chắc, khỏe mạnh hơn.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của sức khỏe, từ đó đưa ra được phương pháp điều trị kịp thời.

Địa chỉ thăm khám uy tín

Một số bệnh viện điều trị bệnh tiểu đường bị ngứa tốt nhất mà người bệnh có thể thăm khám như:

Bệnh viện Nội Tiết Trung Ương

Đứng đầu trong việc điều trị bệnh tiểu đường là Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Hầu hết các ca bệnh phức tạp, nguy hiểm đều được chuyển về đây. Ngoài các phòng khám chuyên khoa theo giờ hành chính thì bệnh viện mở thêm 2 bàn khám ngoài giờ và 3 phòng khám theo yêu cầu.

  • Cơ sở 1 : Số 80, Ngõ 82, Yên Lãng, Đống Đa, Hà Nội
  • Cơ sở 2 : Ngõ 215 Ngọc Hồi, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
  • Thời gian mở cửa : Thứ hai đến thứ sáu (6:00 – 17:00) và sáng thứ 7, sáng chủ nhật (7:30- 12:00)
  • Điện thoại: 024 3853 3527.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Phòng khám nằm trên đường Tôn Thất Tùng và được thành lập năm 2011 trực thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đó là nơi quy tụ các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, hiện đang công tác tại các bệnh viện Trung ương tại Hà Nội, đồng thời là các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ giảng dạy tại trường Đại học Y Hà Nội.

  • Địa chỉ: Nhà A5, số 1 Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
  • Điện thoại : 1900.6422
  • Thời gian: Từ thứ 2 đến chủ nhật, khám vào buổi sáng.

Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM là bệnh viện tập trung nhiều bác sĩ đầu ngành trong khu vực miền Nam. Do đó, người bệnh có thể yên tâm về chất lượng khám chữa bệnh tại đây.

  • Cơ sở 1: Số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, thành phố HCM. Điện thoại: 028 3855 4269
  • Cơ sở 2: Số 201 Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, thành phố HCM. Điện thoại: 028 3955 5548
  • Thời gian mở cửa: 6h30 – 16h30 (thứ 2 – thứ 6) và 6h30 – 12h (thứ 7).

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương là bệnh viện đầu tiên có khoa Nội tiết của tp.Hồ Chí Minh. Với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn giỏi, trang thiết bị tốt và hiện đại thì khoa Nội tiết của bệnh viện là một địa điểm được nhiều bệnh nhân tiểu đường tin tưởng lựa chọn.

  • Địa chỉ: Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Thời gian làm việc: Từ 7h30 đến 12h sáng và 13h – 16h30 chiều từ thứ 2 đến thứ 7.
  • Điện thoại: 028 3923 4332.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và cách điều trị bệnh tiểu đường bị ngứa mà bạn có thể tham khảo. Đây là một căn bệnh khá phổ biến, do đó bạn không nên chủ quan trong việc thăm khám và điều trị bệnh. Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu phát hiện mình có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe.

5/5 - (2 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?