Bệnh tiểu đường ăn củ sắn được không? Những lưu ý khi sử dụng

Củ sắn hay còn được gọi là khoai mì, đây là một loại thực phẩm được trồng nhiều ở các vùng nông thôn Việt Nam. Trong thành phần của củ sắn có chứa lượng tinh bột cao. Do đó, bệnh tiểu đường ăn củ sắn được không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Bệnh tiểu đường ăn củ sắn được không?

Chỉ số đường huyết trong củ sắn không cao GI = 46, do đó với thắc mắc bệnh tiểu đường ăn củ sắn được không thì câu trả lời là CÓ.

Củ sắn là loại thực phẩm có chứa hàm lượng dinh dưỡng vô cùng cao. Cứ 28g khoai mì sẽ có chứa khoảng 11gr carbohydrate, 10% vitamin C, protein, chất xơ, chất béo và các khoáng chất tốt cho sức khỏe.  Đối với bệnh tiểu đường, nhiều nghiên cứu cho thấy củ sắn có thể giúp có thể giúp kiểm soát lượng đường huyết trong máu. Nghiên cứu này dựa trên dân số Châu Phi bởi họ sử dụng khoai mì làm nguồn lương thực chính.

Theo tạp chí Y Học “Fundamental & Clinical Pharmacology” đưa ra số liệu thống kê trong hơn 1.300 người sử dụng củ sắn, không có người nào bị mắc bệnh tiểu đường, dù lượng khoai mì mà họ ăn hàng ngày lên đến 80%.

Bệnh tiểu đường ăn củ sắn được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay
Bệnh tiểu đường ăn củ sắn được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay

Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác được công bố trên tờ “Diabetes Care” vào năm 1992 cho biết, người Tanzania sau khi sử dụng củ sắn thường xuyên thì tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường rất thấp. Chỉ số đường trong củ sắn tương đối thấp, vì vậy người bệnh khi ăn loại củ này sẽ không làm tăng lượng đường trong máu.

Người bệnh bị tiểu đường béo phì hoàn toàn có thể sử dụng củ sắn mà không sợ bị tăng cân hay làm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. So với những loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột khác như gạo trắng, khoai tây,.. sắn được xem là lựa chọn tốt đối với bệnh nhân bị tiểu đường.

Tuy nhiên, sắn là loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột và carbohydrate, điều này ít nhiều sẽ làm lượng đường huyết tăng nếu không được dùng đúng cách. Trong khi đó, bệnh tiểu đường rất khắt khe với việc sử dụng các sản phẩm chứa tinh bột. Chính vì vậy, khi sử dụng khoai mì, người bệnh cần chú ý đến cách chế biến cũng như khẩu phần ăn hàng ngày.

[pr_middle_post]

Cần sử dụng củ sắn cho bệnh nhân tiểu đường đúng cách
Cần sử dụng củ sắn cho bệnh nhân tiểu đường đúng cách

Một số món ăn từ củ sắn mà người bệnh tiểu đường có thể sử dụng như: Củ sắn luộc, cháo sắn dây, nước uống sắn dây, chè bột sắn… Tất cả những món ăn này đều được xem là cách chữa tiểu đường tại nhà hiệu quả từ củ sắn mà bạn có thể áp dụng. Những món ăn này sẽ giúp thực đơn dinh dưỡng của người bệnh trở nên phong phú, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả hơn.

Những lưu ý khi sử dụng củ sắn cho người bệnh tiểu đường

Mặc dù người bệnh đái tháo đường hoàn toàn có thể dùng được củ sắn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong quá trình chế biến và sử dụng, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Loại bỏ độc tố của sắn trước khi sử dụng: Củ sắn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chế biến đúng cách. Điều này là do trong thành phần của củ sắn có chứa chất cyanogenic glycoside, có khả năng giải phóng chất độc xyanua khi vào cơ thể. Vì vậy trước khi chế biến, bạn nên ngâm sắn trong nước sạch khoảng vài tiếng rồi rửa thêm 2-3 lần nữa để loại bỏ bớt độc tố. Ngoài ra, bạn cũng cần gọt sạch vỏ sắn trước khi ăn, mở nắp vung khi luộc để đảm bảo chất độc đã được loại bỏ.
  • Không nên ăn củ sắn quá nhiều: Nếu sử dụng loại củ này quá nhiều cùng 1 lúc, hoặc ăn quá thường xuyên, sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm độc Xyanua, gây ra tình trạng suy giảm chức năng của hệ thần kinh, suy giảm chức năng tuyến giáp.
  • Nên mua khoai mì tại những cơ sở uy tín: Củ sắn còn được chứng minh là có khả năng hấp thụ các loại hóa chất độc hại trong đất như Asen, cadmium. Những chất này khi vào cơ thể người sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe. Thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư nếu sử dụng loại củ này như một loại thực phẩm chính. Chính bởi điều này, người bệnh nên chọn mua khoai mì ở những cơ sở uy tín để đảm bảo nguồn thực phẩm sạch, không nhiễm hóa chất từ đất.
  • Không ăn chung củ sắn với thực phẩm khác: Loại khoai mì này có đặc tính kháng dinh dưỡng. Chất này có thể gây cản trở quá trình tiêu hóa và ức chế việc hấp thu dưỡng chất trong cơ thể. Do đó, người dùng không nên sử dụng củ sắn cùng lúc với những loại thức ăn khác.
  • Không ăn sắn tươi: Bởi trong củ sắn tươi có chứa hàm lượng acid cyanhydri khá cao, chất này có thể gây chết người, bắt đầu với các triệu chứng như khó thở, liệt cơ, mất tri giác, lên cơn co giật, ngưng thở sau đó có thể dẫn đến tử vong.
  • Không ăn củ sắn lúc đói: Ăn sắn lúc đói hoặc ăn vào buổi sáng lúc dạ dày vẫn còn rỗng có thể gây ra tình trạng tụt huyết áp, dân gian thường gọi là “say sắn”, nếu không khắc phục kịp thời có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Không kết hợp sắn với mật ong: Hai nguyên liệu này khi kết hợp với nhau có thể gây ra nhiều phản ứng có hại cho sức khỏe, nhất là với những người có thể trạng yếu.
  • Không sử dụng khoai mì đã hỏng: Khi phát hiện trên củ sắn có những đốm xanh đen, chứng tỏ khoai đã bị hỏng, người bệnh tuyệt đối không được sử dụng nữa.
  • Đối tượng cần lưu ý: Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ bị tiểu đường không nên sử dụng khoai mì vì có thể dẫn đến nhiều nguy cơ rủi ro, dễ bị ngộ độc.

Với thắc mắc “bệnh tiểu đường ăn củ sắn được không”, có thể thấy củ sắn là một loại thực phẩm an toàn và thích hợp sử dụng cho bệnh nhân bị tiểu đường. Mặc dù vậy bạn cũng cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và thời gian sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân mình.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?