Bệnh Mề Đay Có Lây Không? Cách Ngăn Ngừa Tái Phát Hiệu Quả

“Bệnh mề đay có lây không?” chắc chắn là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Bởi lẽ, đây là bệnh lý phổ biến, có thể xảy ra ở  nhiều đối tượng và ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy, thực hư bệnh nổi mề đay có lây không và cách ngăn ngừa bệnh tái phát như thế nào? Hãy cùng giải đáp qua bài viết dưới đây.

Bệnh mề đay có lây không?

Dị ứng nổi mề đay là tình trạng da xuất hiện nhiều nốt mụn đỏ, kèm theo triệu chứng ngứa ngáy và khó chịu. Bệnh lý này thường xuất hiện trên những vùng da như: Cánh tay, lưng… Với những trường hợp nặng có thể lây lan ra toàn cơ thể.

Bệnh mề đay có lây không - Bệnh lý không lây từ người sang người
Bệnh mề đay có lây không – Bệnh lý không lây từ người sang người
Để tìm hiểu bệnh mề đay có bị lây không, người bệnh cần phải nắm được những nguyên nhân gây bệnh. Các nguyên nhân gây bệnh lý này do: Vi khuẩn, virus, thực  phẩm, hóa chất, phấn hoa, mỹ phẩm… cùng một số tác nhân gây hại khác. Da tiếp xúc với các dị nguyên này sẽ khiến hệ miễn dịch bị kích hoạt, giải phóng histamin và gây nên tình trạng mề đay mẩn ngứa.Vậy, với thắc mắc “Bệnh mề đay có lây không”, đáp án trả lời là gì? Theo các chuyên gia da liễu, bệnh nổi mề đay trên da hầu như không có khả năng lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp. Tuy nhiên, đối với trường hợp bệnh nhân bị mề đay do nhiễm trùng, thì những tác nhân gây hại hoàn toàn có thể lây nhiễm.Với những lý giải trên, đáp án cho câu hỏi “Bệnh mề đay có lây không?” là không. Bệnh lý này thường có tính di truyền, bởi vậy, nhiều gia đình nếu bố mẹ bị mề đay thì khả năng con cái cũng mắc bệnh là khá cao.

Tình trạng dị ứng nổi mề đay có nguy hiểm không?

Ngoài thắc mắc “Dị ứng nổi mề đay có lây không?”, người bệnh còn luôn tự đặt ra câu hỏi bệnh lý này có nguy hiểm không.Các chuyên gia cho biết, chứng bệnh này dễ khiến người mắc gặp phải tình trạng ngứa ngáy, khó chịu và gãi, cào. Việc cào gãi đó khiến da bị trầy xước và có thể gây nhiễm trùng da hay để lại sẹo thâm, ảnh hưởng tới thẩm mỹ.

Thực tế dị ứng nổi mề đây không quá nguy hiểm nếu được điều trị đúng cách và hợp lý
Thực tế dị ứng nổi mề đây không quá nguy hiểm nếu được điều trị đúng cách và hợp lý
Nếu bệnh kéo dài sẽ chuyển từ cấp tính sang mãn tính và việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Bệnh lý chuyển nặng có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Tác động tới hệ hô hấp: Người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như: Sưng mạch ở khí quản, nghẹt thở,…
  • Tác động tới hệ tiêu hóa: Gây cảm giác đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy…
  • Một số bệnh lý khác: Giãn mạch nhanh, tụt huyết áp đột ngột, ảnh hưởng tới não bộ…

Một số trường hợp bệnh lý nặng có thể gây tử vong vì sốc phản vệ. Bởi vậy, ngay khi có những triệu chứng của bệnh, bệnh nhân nên có phương pháp điều trị kịp thời và phù hợp.

ĐỌC NGAY:

Cách ngăn chặn bệnh tái phát

“Trị bệnh mề đay có lây không?” – Bệnh nhân có thể yên tâm bởi hầu hết các nguyên nhân của bệnh lý này không lây lan. Tuy nhiên, nổi mề đay rất dễ tái phát bởi những tác nhân gây hại. Theo đó, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề trong sinh hoạt hàng ngày để ngăn chặn bệnh tái phát.

Hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh

Hầu hết các trường hợp bị mề đay mẩn ngứa là do bị dị ứng khi tiếp xúc với các dị nguyên. Bởi vậy, việc hạn chế tiếp xúc với các tác nhân này sẽ ngăn ngừa tối đa nguy cơ bệnh tái phát. Theo đó bệnh nhân cần chú ý:

  • Kiêng và hạn chế sử dụng mỹ phẩm, hóa chất: Các loại mỹ phẩm, sữa tắm, sữa dưỡng thể… có chứa nhiều hóa chất và các thành phần đó có thể khiến cơ thể bị kích ứng, nổi mề đay mẩn ngứa. Do vậy, người bệnh nên lựa chọn những sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên để hạn chế tình trạng này xảy ra.
  • Bảo vệ làn da khi tiếp xúc với hóa chất: Nếu bạn phải làm việc trong môi trường độc hại hay thường xuyên phải sử dụng xà phòng, bột giặt,… thì nên trang bị gang tay đầy đủ để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát.
  • Một số nhóm thực phẩm: Nhóm thực phẩm có thể tăng khả năng bị mề đay mẩn ngứa như: Hải sản, sữa, đồ uống có cồn, sản phẩm có nhiều chất kích thích… Bởi vậy, người bệnh nên kiêng và hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm này hàng ngày.
  • Côn trùng: Nhiều chuyên gia da liễu cho rằng, độc tố của một số loại côn trùng cũng là tác nhân gây bệnh. Việc tránh và bảo vệ da trước côn trùng là điều người bệnh nên lưu ý.
  • Một số tác nhân khác: Phấn hoa, lông động vật, nấm mốc, khói thuốc….
Chăm sóc da tốt sẽ hỗ trợ điều trị bệnh lý hiệu quả
Chăm sóc da tốt sẽ hỗ trợ điều trị bệnh lý hiệu quả

Chăm sóc da hàng ngày

Bị nổi mề đay bao lâu thì khỏi, có tái phát ha không phụ thuộc rất lớn vào quá trình chăm sóc da. Do vậy, bệnh nhân cần thường xuyên chăm sóc da, dưỡng ẩm và lưu ý một số vấn đề cơ bản để phòng tránh bệnh mề đay, mẩn ngứa:

  • Vệ sinh và giữ da sạch sẽ, sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm có thành phần tự tự nhiên. Không dùng nhóm sản phẩm có hóa chất gây kích ứng, bởi chúng sẽ làm tình trạng thêm nặng hơn.
  • Sử dụng kem chống nắng hàng ngày, mỗi ngày bôi khoảng 2-3 lần trong trường hợp phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên.
  • Dùng các sản phẩm kem dưỡng ẩm, dưỡng da, không để da bị ngứa ngáy.
  • Kiêng và hạn chế chà xát quá mạnh lên da, đặc biệt ở các vị trí da bị mề đay.
  • Không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới da.

Bài viết đã giải đáp câu hỏi “Bệnh mề đay có lây không?” và những lưu ý để ngăn ngừa bệnh tái phát. Hy vọng rằng, những chia sẻ của chúng tôi trên đây sẽ là nguồn thông tin bổ ích gửi tới độc giả, giúp bạn có những kiến thức hữu ích về bệnh lý này.

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Mách Bạn 11 Loại Lá Tắm Chữa Viêm Da Cơ Địa Dễ Kiếm Và Hiệu Quả

Mề đay cấp: Nguyên nhân và cách chữa bệnh hiệu quả

Nổi mề đay sưng môi: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và hướng điều trị

[Chuyên Gia Giải Đáp] Nổi Mề Đay Bao Lâu Thì Khỏi Hoàn Toàn?

Bệnh Mề Đay Có Lây Không? Cách Ngăn Ngừa Tái Phát Hiệu Quả

Chữa mề đay mãn tính bằng Đông y có nên hay không? Lưu ý thực hiện

Mẩn Ngứa Ở Trẻ – Top 14 Cách Chữa Bố Mẹ Không Được Bỏ Qua

Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Mặt: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị An Toàn

Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Lưng Là Biểu Biện Của Bệnh Gì Và Cách Trị

Dị Ứng Thời Tiết: Nguyên Nhân – Triệu Chứng – Cách Trị Bệnh Tận Gốc

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?