Huyết áp cao và cách điều trị an toàn, bền vững từ bài thuốc thảo dược Hạ áp hoạt huyết thang

Huyết áp cao là bệnh có tỷ lệ người mắc tăng rất nhanh trong những năm gần đây. Theo Viện Tim mạch Việt Nam, nếu năm 1990 số người tăng huyết áp mới chỉ chiếm 11%, năm 2000 tỉ lệ này là 16%, năm 2008 là 25% thì đến năm 2015, tỷ lệ cao huyết áp được ghi nhận là 47.3%. Đáng lo ngại hơn, căn bệnh này dẫn tới nhiều biến chứng và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Việt Nam hiện nay.

Bệnh cao huyết áp là gì? Các loại tăng huyết áp

Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành động mạch, được tính bằng đơn vị mmHg. Huyết áp cao (còn gọi là cao huyết áp hoặc tăng huyết áp) là bệnh mãn tính xuất hiện khi huyết áp tăng cao hơn so với mức bình thường.

Bệnh này gây áp lực cho tim và gây nhiều biến chứng tim mạch nên rất nguy hiểm. Cao huyết áp được chia thành một số dạng sau:

  • Cao huyết áp vô căn (nguyên phát): Là hiện tượng mức huyết áp tăng cao không có nguyên nhân cụ thể. Tình trạng này chiếm từ 90 – 95% các ca bệnh.
  • Tăng huyết áp thứ phát: Là tình trạng tăng huyết áp có nguyên nhân rõ ràng do một số bệnh khác như bệnh tim, bệnh thận hoặc một số bệnh nội tiết.
  • Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Là hiện tượng chỉ có huyết áp tâm thu tăng còn huyết áp tâm trương bình thường.
  • Cao huyết áp thai kỳ: Là tình trạng tăng huyết áp bất thường khi mang thai. Các hình thái cao huyết áp khi mang thai thường gặp là: Tăng huyết áp mạn, tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật. Tình trạng huyết áp tăng cao ở mẹ bầu cảnh báo một số nguy cơ tim mạch và có thể gây tử vong.­

Huyết áp cao là bao nhiêu?

Huyết áp được xác định dựa theo chỉ số huyết áp tâm thu/ huyết áp tâm trương. Trong đó huyết áp tâm thu là áp lực máu trong giai đoạn tim co bóp đẩy máu đi, huyết áp tâm trương là áp lực máu trong giai đoạn nghỉ giữa hai lần đập liên tiếp của tim.

Huyết áp bao nhiêu là cao?
Huyết áp bao nhiêu là cao?

Theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, huyết áp dưới 120/80mg là mức bình thường. Huyết áp được cho là cao nếu thường xuyên trên mức 140/90 mmHg.

Nguyên nhân gây huyết áp cao

Đa người bệnh thường mắc phải tăng huyết áp vô căn. Di truyền được cho là nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này. Những trường hợp tăng huyết áp còn lại (thứ phát), nguyên nhân gây bệnh thường là:

  • Mắc một số bệnh lý: Bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận, bệnh thận, bệnh tim, bệnh van tim, hội chứng Cushing, hội chứng Crohn…
  • Ảnh hưởng của thuốc cảm, thuốc tránh thai, rượu, bia, thuốc lá, cocaine…
  • Nguyên nhân gây tăng huyết áp thai kỳ: Thiếu nhiều máu, đa thai, nhiều nước ối, thai phụ cao trên 35 tuổi hoặc dưới 20 tuổi, mẹ bầu có tiền sử cao huyết áp hoặc đái tháo đường.
  • Nguyên nhân khác: Chế độ ăn uống không lành mạnh, quá nhiều muối, thường xuyên căng thẳng, ít vận động, thừa cân, béo phì.

Những đối tượng có nguy cơ cao bị tăng huyết áp bao gồm:

  • Người cao tuổi: Người già có độ đàn hồi mạch máu suy giảm hơn so với người trẻ tuổi nên dễ bị huyết áp cao.
  • Đàn ông dưới 45 tuổi và phụ nữ sau mãn kinh
  • Người sinh ra trong gia đình có thế hệ trước mắc bệnh cao huyết áp.

Những triệu chứng cao huyết áp điển hình

Huyết áp cao được ví như “kẻ giết người thầm lặng” bởi vì triệu chứng của bệnh không rõ ràng, thậm chí không có biểu hiện. Một số bệnh nhân có thể nhận thấy những triệu chứng như:

Một số dấu hiệu huyết áp cao
Một số dấu hiệu huyết áp cao
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Khó thở
  • Buồn nôn
  • Chảy máu cam.

Nếu bạn đang gặp phải những dấu hiệu như trên thì hãy nhanh chóng liên hệ tới Thầy thuốc ưu tú Lê Phương, GĐ Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng thuốc Đông y Việt Nam để được tư vấn cụ thể hơn về bệnh và cách điều trị.

Bác sĩ Phương tư vấn trực tiếp miến phí

Bệnh huyết áp có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Cao huyết áp là bệnh lý nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng. Nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách, bệnh này sẽ dẫn đến những biến chứng như: Đau thắt ngực, suy thận, rối loạn tiền đình, mù lòa, tăng áp động mạch võng mạc… 

Trong đó những những tai biến về tim mạch và mạch máu não là phổ biến nhất. Nếu người bệnh bị nhũn não, xuất huyết não hoặc vấn đề tim mạch nghiêm trọng thì việc điều trị là vô cùng khó khăn. Nhiều trường hợp biến chứng xuất hiện đột ngột, gây tử vong cho người bệnh.

Bác sĩ Lê Phương cho biết, bệnh huyết áp cao là tình trạng nghiêm trọng cần được điều trị sớm. Người bệnh có thể điều trị bằng theo phương pháp Tây y, Đông y, thuốc nam kết hợp với thay đổi thói quen sinh hoạt. Người bệnh cần chữa trị nghiêm túc theo đúng phác đồ điều trị cao huyết áp do bác sĩ, chuyên gia chỉ định.

Huyết áp cao nên làm gì? Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống sinh hoạt là biện pháp chữa bệnh cao huyết áp không dùng thuốc mang lại hiệu quả tích cực. Người bệnh có thể kiểm soát huyết áp của mình bằng các cách như:

  • Theo dõi huyết áp tại nhà bằng máy đo thường xuyên.
  • Sử dụng thuốc điều trị huyết áp cao theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia.
  • Từ bỏ thói quen uống rượu, bia hoặc hút thuốc lá.
  • Duy trì cân nặng hợp lý bằng chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp.
  • Tập luyện thể dục thể thao: Bệnh nhân được khuyến nghị tập thể dục cường độ vừa phải ít nhất 150 phút/tuần hoặc tập cường độ cao trong 75 phút/tuần. Người bệnh nên tập luyện ít nhất 5 ngày/tuần. Những bộ môn nên lựa chọn là đi bộ nhanh, chạy bộ, đạp xe hoặc bơi lội.
Tập luyện cơ thể giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn
Tập luyện cơ thể giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn
  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, nên sử dụng dưới 6g muối mỗi ngày.
  • Làm việc và nghỉ ngơi điều độ, tránh để cơ thể quá stress. Bệnh nhân có thể tắm nước ấm, thiền, tập yoga hoặc đi bộ đường dài để giảm căng thẳng.

Những biện pháp này có tác dụng hỗ trợ kiểm soát huyết áp chứ không thể thay thế các biện pháp điều trị y tế. Do vậy bệnh nhân bị cao huyết áp ở giai đoạn nặng cần trì lối sống lành mạnh kết hợp với các phương pháp khác để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Điều trị tăng huyết áp theo Tây y

Điều trị cao huyết áp Tây y chủ yếu sử dụng các loại thuốc hạ huyết áp. Việc điều trị tiến hành kéo dài cả đời. Trong những trường hợp nguy kịch, người bệnh cần được điều trị cấp cứu.

Thuốc huyết áp cao nào tốt?

Bác sĩ thường kê cho người bệnh những loại thuốc giúp hạ huyết áp về mức ổn định. Tùy từng cơ địa và tình trạng huyết áp, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp nhất. Những loại thuốc thường được kê đơn là:

  • Thuốc lợi tiểu như thiazide, chlorthalidone và indapamide
  • Thuốc ức chế hấp thụ Canxi.
  • Thuốc giãn mạch.
  • Thuốc ức chế Beta và thuốc chẹn alpha.
  • Thuốc ức chế men chuyển ACE.
  • Thuốc ức chế adrenergic ngoại biên.
  • Thuốc ức chế thụ thể angiotensin…

Các loại dược lý thuốc điều trị tăng huyết áp có thể tương tác với bất kỳ loại thuốc nào, bao gồm cả các thuốc không cần kê đơn như thuốc thông mũi. 

Đồng thời thuốc hạ huyết áp cũng dẫn đến những tác dụng phụ nhất định. Tùy từng loại thuốc tác dụng phụ sẽ khác nhau. Một số tác dụng phụ của thuốc huyết áp có thể gặp như: Chậm nhịp tim, co thắt phế quản, suy thận, phù mạch, giữ nước, sung huyết, nhức đầu, choáng váng, buồn nôn, rối loạn men gan…

Vì vậy người bệnh nên đọc kỹ thông tin thuốc và sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Điều trị tăng huyết áp cấp cứu

Những trường hợp tăng huyết áp cấp cao dễ tử vong, người bệnh cần điều trị cấp cứu. Khi đó bệnh nhân được cho thở oxy và dùng thuốc hạ huyết áp khẩn cấp.

Chữa bệnh cao huyết áp bằng thuốc nam

Phương pháp chữa dân gian dùng nguyên liệu thiên nhiên
Phương pháp chữa dân gian dùng nguyên liệu thiên nhiên
  • Trị cao huyết áp bằng tỏi và đậu trắng: Tỏi bóc vỏ, thái thành lát mỏng. Đậu rửa sạch. Cho hai nguyên liệu vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước. Đến khi lượng nước còn khoảng 250 ml thì bắc ra lấy nước. Chia nước làm nhiều phần uống trong ngày, ăn kèm đậu và bỏ bã tỏi. Duy trì cách này trong 1 tháng, tuần đầu dùng thuốc 1 lần và tăng lên 2 lần, 3 lần ở tuần 2 và tuần 3.
  • Cây xạ đen: Dùng cây xạ đen khô hãm nước sôi uống hàng ngày.
  • Rễ nhàu: Chuẩn bị 30 – 40g rễ nhàu sắc uống mỗi ngày thay nước. Áp dụng cách này liên tục 2 – 3 tháng.
  • Lá xương sông: Dùng 100g lá xương sông già rửa sạch rồi đun sôi khoảng 5 phút. Mỗi ngày uống nước lá xương sông thay trà giúp cân bằng huyết áp tốt hơn.

Các loại nam dược kể trên đều phù hợp với cơ địa người Việt và giúp ổn định huyết áp tốt. Tuy nhiên cách chữa này chỉ phù hợp với những bệnh nhân mới bị tăng áp ở mức độ nhẹ. Điều trị bằng thuốc nam cần nhiều thời gian thuốc mới phát huy tác dụng nên không được ưu tiên cho người bị tăng huyết áp ở mức cao.

Chữa tăng huyết áp bằng thuốc Đông y

Đông y cho rằng huyết áp là bệnh do suy nghĩ, tức giận làm tinh thần hao tổn, can khí uất kết hóa hỏa làm suy yếu can âm. Can âm hư sẽ khiến can dương nhiễu loạn. Bên cạnh đó chế độ ăn uống nhiều ngọt, nhiều béo, nhiều bia rượu làm tổn thương tỳ vị, lâu ngày hóa nhiệt khiến cơ thể suy nhược.

Ở những người lớn tuổi, chức năng can, thận không được nuôi dưỡng tốt. Do đó can thận âm hư, can dương bốc lên khiến người gây chóng mặt, hoa mắt, ù tai… Thận âm hư tổn gây trống ngực, căng thẳng, loạn nhịp tim…

Thuốc Đông y chữa huyết áp cao từ căn nguyên, bồi bổ cơ thể nên hiệu quả bền vững
Thuốc Đông y chữa huyết áp cao từ căn nguyên, bồi bổ cơ thể nên hiệu quả bền vững

Dựa trên cơ chế hình thành bệnh, Đông y chủ trương điều trị bệnh bằng các bài thuốc giúp ích âm, tiềm dương, phục hồi chức năng và bồi bổ ngũ tạng, nhất là can và thận. Nhờ đó nâng cao sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Đi đầu trong cả nước về nghiên cứu, ứng dụng thuốc Đông y vào khám chữa bệnh, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng thuốc Đông y Việt Nam – VINACARE đã nghiên cứu thành công bài thuốc trị huyết áp Hạ áp Hoạt huyết thang. Hiện nay bài thuốc đang được sử dụng để chữa tăng huyết áp cho nhiều người bệnh tại Trung tâm.

Bài thuốc Hạ áp hoạt huyết thang ổn định huyết áp bền vững

Hạ áp Hoạt huyết thang gắn liền với công trình nghiên cứu chuyên sâu về cách chữa huyết áp do thầy thuốc ưu tú Lê Phương tiến hành.

Bài thuốc được kết hợp từ nhiều thành phần thảo dược quý giúp giải quyết không chỉ triệu chứng mà còn căn nguyên của bệnh. Một số vị thuốc được sử dụng trong bài thuốc giúp ổn định huyết áp như:

  • Linh chi, Hòe hoa: Tăng cường miễn dịch, ổn định huyết áp.
  • Câu đằng, Đỗ trọng: Giúp bình can, hạ áp, làm mát gan, kiềm dương hỏa.
  • Ngưu tất, Đan sâm, Ngũ vị tử, Kỷ tử, Đương quy: Hoạt huyết, thông mạch, giảm mỡ máu, giúp thành mạch dẻo dai.
  • Hà thủ ô, Cúc hoa, Táo nhân: An thần, thanh tâm, giải quyết tình trạng hồi hộp, lo âu, trống ngực, tim đập nhanh.

Ngoài ra bài thuốc còn có những vị thuốc bổ khí, kiện tỳ. Tùy theo tình trạng sức khỏe của từng người bệnh, các vị thuốc sẽ được gia giảm phù hợp và mang lại hiệu quả tối ưu.

Bài thuốc Hạ áp Hoạt huyết thang mang nhiều ưu điểm nổi bật

  • Bài thuốc giải quyết bệnh tận gốc, an toàn và mang lại hiệu quả bền vững.
  • Thành phần thảo dược trong bài thuốc hoàn toàn 100% từ tự nhiên, được thu hái từ các vườn dược liệu của Trung tâm tại Hòa Bình, Gia Lâm – Hà Nội, Hưng Yên.
  • Thuốc phù hợp với mọi bệnh nhân, ngay cả trẻ em, người cao tuổi, bệnh nhân mãn tính…
  • Hiệu quả thực tế của bài thuốc được kiểm chứng bằng nghiên cứu.

Kết quả kiểm chứng hiệu quả của bài thuốc Hạ áp Hoạt huyết thang

Sau khi bài thuốc được nghiên cứu và ứng dụng vào điều trị bệnh, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng thuốc Đông y Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu kiểm định hiệu quả của bài thuốc trên 200 bệnh nhân vào năm 2013. Kết quả thu được như sau:

Kết quả nghiên cứu kiểm chứng hiệu quả bài thuốc Hạ áp Hoạt huyết thang 
Kết quả nghiên cứu kiểm chứng hiệu quả bài thuốc Hạ áp Hoạt huyết thang
  • 56 % bệnh nhân ổn định huyết áp sau 6 tuần sử dụng thuốc.
  • 26.5% bệnh nhân đạt được hiệu quả sau 8 tuần dùng thuốc.
  • 14.5% đạt được hiệu quả sau 12 tuần uống thuốc.
  • 3% bệnh nhân huyết áp ít tăng hơn, tăng không quá 160/100mmHg.

Đối với căn bệnh chưa tìm được thuốc giúp trị bệnh triệt để thì kết quả trên thực sự là tín hiệu đáng mừng cho người bệnh.

Ý kiến của chuyên gia và người bệnh về bài thuốc Hạ áp Hoạt huyết thang

Kể từ khi được công bố và ứng dụng vào điều trị, bài thuốc Hạ áp Hoạt huyết thang đã nhận được nhiều đánh giá tích cực từ phía các bác sĩ và chuyên gia:

Chuyên gia đánh giá về bài thuốc Hạ áp Hoạt huyết thang

Chuyên gia đánh giá bài thuốc Hạ áp hoạt huyết thang
Chuyên gia đánh giá bài thuốc Hạ áp hoạt huyết thang

Bên cạnh ý kiến đánh giá của các chuyên gia, nhiều bệnh nhân sau khi sử dụng thuốc cũng phản hồi về bài thuốc rất tích cực:

Phản hồi của người dùng về thuốc
Phản hồi của người dùng về thuốc

Như vậy Hạ áp Hoạt huyết thang thực sự là một giải pháp mang lại hiệu quả tốt cho bệnh nhân cao huyết áp. Nếu bạn đang cần tìm biện pháp chữa trị tăng huyết áp tự nhiên, an toàn và hiệu quả thì hãy liên hệ ngay đến Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng thuốc Đông y Việt Nam để được tư vấn cụ thể.

Cao huyết áp nên ăn gì, kiêng gì?

Bác sĩ Lê Phương khuyên rằng, bệnh nhân cao huyết áp nên giảm những loại thực phẩm nhiều axit no, giàu chất béo, cholesterol và có chứa chất kích thích. Thay vào đó bệnh nhân nên lựa chọn các thực phẩm:

  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Thực phẩm chứa nhiều chất xơ, đặc biệt là rau xanh.
  • Đậu và các loại hạt.
  • Cá giàu omega 3, dùng 2 lần mỗi tuần.
  • Gia cầm và cá không da.
  • Sữa ít béo.
  • Rau củ quả tươi
  • Dầu thực vật, đặc biệt là oliu.

Nếu chưa biết cao huyết áp uống gì để hạ thì người bệnh có thể sử dụng: Nước ép cam, nước ép cà chua, nước ép cần tây, nước dừa, trà hat sen, ngó sen, các loại trà thảo dược… Người bệnh nên kiêng đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê, nước chè đặc.

Cao huyết áp là bệnh không thể điều trị triệt để mà cần phải chữa trị cả đời. Vì vậy mọi người nên chủ động phòng tránh bệnh này. Ngoài chế độ ăn uống, mọi người cần chú ý:

  • Đi khám định kỳ hằng năm, khoảng 6 tháng/lần.
  • Chữa trị triệt để các căn bệnh mắc phải.
  • Không sử dụng thuốc lá, rượu bia.
  • Giữ tâm lý thoải mái, tránh để bị stress trong thường xuyên.
  • Vận động cơ thể mỗi ngày.

Huyết áp cao là bệnh nguy hiểm đối với tính mạng của người bệnh. Vì vậy người bệnh cần nghiêm túc điều trị theo đúng phác đồ và sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó bệnh nhân cần duy trì lối sống và thói quen sinh hoạt lành mạnh để kiểm soát huyết áp của mình tốt nhất.

4.5/5 - (6 bình chọn)

Bình luận (6)

  1. Trương Văn Thành says: Trả lời

    Chào bác sỹ em lăm lay 47t cũng hay bia riệu, mấy hôm trước đi khám dạ dày đo cái huyết áp y sĩ bảo cao 80/140 nhưng em không thấy trong người làm sao, thế có cần uống thuốc không

  2. Giang Nhí says: Trả lời

    Trung tâm cho xin địa chỉ với các thức liên hệ với

  3. Tang tình tình tang says: Trả lời

    Xin cho biest thuốc Hạ áp hoạt huyết thang này tầm tuổi bao nhiêu sử dụng được, thuốc có sẵn không

  4. Đỗ Lan Nhi says: Trả lời

    “Chào BS,
    Ba con hay bị đau đầu, nhiệt nhiều mà mặt hay bị đỏ gay á BS, chưa đi đo huyết áp nhưng thỉnh thoảng hay kiu xây xâm mặt mày. Ba con như vầy có phải bị tăng huyết áp không? BS tư vấn giúp con cái coi mần sao để chữa cho ổng, uống thuốc này có mất bao lâu thời gian tại ổng làm biếng uống thuốc lắm “

  5. LangtuMC says: Trả lời

    Chi phi dung thuoc se khoang bao nhieu?

  6. Đào Thị Hà says: Trả lời

    Chào bác sĩ , em muốn biết địa chỉ để đến tận nơi khám và nghe tư vấn ạ.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Nổi Mề Đay Vào Ban Đêm Là Gì? Triệu Chứng, Cách Phòng Ngừa

[Giải Đáp]: Viêm Da Cơ Địa Có Lây Không? Biện Pháp Phòng Tránh

Tổng hợp 15+ cách trị nổi mề đay tại nhà người bệnh nhất định phải biết

Nổi Mề Đay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Bệnh Tổ Đỉa: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Chữa

13 Cách Chữa Viêm Da Cơ Địa Bằng Đông y Hiệu Quả Nhất 2022

Viêm Xoang Hàm Là Gì? Các Phương Pháp Điều Trị Bệnh Triệt Để

Cách chữa mề đay ở trẻ em HAY NHẤT, HIỆU QUẢ NHẤT [Cha mẹ chớ bỏ lỡ] 

Top 10 Loại Thuốc Trị Mề Đay Cho Trẻ Em Hiệu Quả, An Toàn

3 Cách Chữa Viêm Họng Hạt Tại Nhà Hiệu Quả Cao

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?