Bệnh ho lao có lây không? Lây qua đường nào? Cách điều trị

Bệnh ho lao nếu không được điều trị kịp thời tỷ lệ tử vong có thể lên tới 51%. Bởi vậy, rất nhiều người lo lắng bệnh ho lao lây không? Lây qua đường nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi trên.

Bệnh ho lao có lây không? Mức độ nguy hiểm như thế nào

Theo báo cáo của Cục y tế dự phòng, nguồn lây bệnh ho lao xuất phát từ những người bị bệnh lao phổi. Hoặc từ các bệnh lý khác như lao thanh quản, quế quản. Khi người bệnh ho, khạc ra đờm, hoặc hắt hơi sẽ lan truyền vi khuẩn lao cho những người tiếp xúc gần và khiến họ bị nhiễm bệnh.

Do bệnh lây truyền thông qua đường hô hấp, không có trung gian truyền bệnh nên đáp án cho câu hỏi bệnh ho lao có lây không chắc chắn là có.

Ho lao là bệnh lây truyền qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi
Ho lao là bệnh lây truyền qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi

Người bệnh khi đã nhiễm vi khuẩn lao sẽ xảy ra các trường hợp sau:

  • Ho lao ở dạng tiềm ẩn: Vi khuẩn đi vào người bệnh gặp phải sự ngăn chặn từ cơ thể bao gồm sức đề kháng, hệ miễn dịch mạnh. Do đó, chúng không có điều kiện để phát triển, thời gian phát bệnh kéo dài. Thậm chí, người bệnh không xuất hiện triệu chứng.
  • Bệnh ho lao: Đây là giai đoạn khi vi khuẩn đã phát triển mạnh do người bệnh có sức đề kháng yếu. Lúc này, vi khuẩn lao sinh sôi nhanh chóng. Người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng như mệt mỏi, suy yếu, đổ mồ hôi đêm, đi kèm khó thở, tức ngực. Nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ có nguy cơ tử vong cao.
  • Lao phổi là bệnh phổ biến nhất khi bị ho lao, chiếm tỷ lệ lên tới 80-85%. Mỗi bệnh nhân bị lao phổi có khả năng lây bệnh cho 10 người khỏe mạnh xung quanh. Chính vì tốc độ lây lan nhanh từ người sang người, ho lao được nhận định là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, khó kiểm soát.

Bệnh ho lao lây qua đường nào?

Sau khi biết được câu trả lời bệnh ho lao có lây không, người bệnh cần tìm hiểu bệnh ho lao lây qua đường nào? Dưới đây là 4 con đường lây lan phổ biến:

Lây truyền ho lao qua đường hô hấp

Đây được xem là con đường có tốc độ lây lan bệnh ho lao nhanh nhất và khó kiểm soát nhất. Đặc biệt là với trường hợp bệnh nhân bị lao phổi có khả năng lây sang cho 10 người khác.

Người khỏe mạnh nếu tiếp xúc gần với những bệnh nhân bị lao phổi chỉ qua việc nói chuyện, nguy cơ nhiễm bệnh cũng rất cao. Hoặc khi người bệnh ho, hắt hơi các giọt nước bọt chứa vi khuẩn lao cũng có thể lây sang người khác. Lúc này, người đối diện hít phải sẽ giúp vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, hình thành mầm bệnh.

Lây truyền từ đường sinh hoạt

Bệnh ho lao rất dễ lây lan trong không gian sinh hoạt chung như gia đình, lớp học, nhà trẻ… Việc dùng chung bát đũa, khăn mặt hay ăn uống trong cùng một không gian là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn lao phát tán. Vì vậy, những bệnh nhân bị lao ngay khi có triệu chứng cần tiến hành cách ly để tránh lây lan trong cộng đồng.

Di truyền từ mẹ sang con

Trường hợp khi mẹ mang thai bị ho lao khiến trẻ bị ho lao bẩm sinh là hoàn toàn có khả năng. Vi khuẩn lao lây từ mẹ sang con qua đường tĩnh mạch rốn.

Ho lao cũng có khả năng lây từ mẹ sang con
Ho lao cũng có khả năng lây từ mẹ sang con

Nếu mẹ bầu bị bệnh ho lao thì cần tuân thủ chỉ định của các bác sĩ để giảm thiểu khả năng di truyền lao từ mẹ sang con.

Lây qua đường tình dục

Thực tế, bệnh ho lao không lây qua đường tình dục. Nhưng khi quan hệ, hai người yêu nhau sẽ phát sinh những hành động thể hiện tình cảm như hôn sâu dẫn tới trao đổi tuyến nước bọt. Người bị ho lao hoặc đang trong quá trình bệnh nên tránh hoặc không quan hệ tình dục trong thời điểm này.

Cách điều trị bệnh ho lao hiệu quả nhất

Để tìm ra cách điều trị bệnh ho lao hiệu quả nhất, bạn cần xác định được nguyên nhân bị nhiễm ho lao. Dựa vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị ho lao phù hợp.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị ho lao mang lại hiệu quả cao.

Tây y trị ho lao hiệu quả

Tây y là phương pháp được nhiều người lựa chọn để trị ho lao. Nhờ khoa học kĩ thuật hiện đại, tiên tiến, các phương pháp Tây y giúp phát hiện nguyên nhân và vị trí nhiễm bệnh nhanh chóng, chính xác. Dựa vào đó, các bác sĩ có thể xây dựng được phác đồ điều trị và loại thuốc phù hợp.

Ngày nay, phương pháp điều trị lao phổ biến, mang lại hiệu quả cao là sử dụng thuốc kháng lao. Bệnh nhân bị lao thường có thời gian sử dụng thuốc kéo dài trên 6 tháng hoặc hơn. Dưới đây là những loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị lao:

  • Isoniazid (INH) có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển vi khuẩn, vi rút và diệt khuẩn
  • Rifampin (RIF) diệt vi khuẩn lao cả trong và ngoài các tế bào
  • Ethambutol (EMB) là thuốc tổng hợp có tác dụng kìm khuẩn lao mạnh nhất nếu ở kì nhân lên
  • Pyrazinamide (PZA) có tác dụng kìm hãm sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn lao
Bệnh nhân lao phải kết hợp sử dụng nhiều loại thuốc trong quá trình điều trị
Bệnh nhân lao phải kết hợp sử dụng nhiều loại thuốc trong quá trình điều trị

Phác đồ điều trị lao thường được chia làm 2 giai đoạn chính gồm: Giai đoạn điều trị và giai đoạn duy trì. Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn điều trị kéo dài trong 2 tháng. Sau đó người bệnh sẽ tiến vào giai đoạn duy trì. Lúc này người bệnh có thể chọn duy trì điều trị 4 tháng hoặc 7 tháng. Do đó, thời gian điều trị lao thường kéo dài 6 tháng hoặc hơn.

Để việc điều trị lao hiệu quả nhất, xóa bỏ băn khoăn bệnh ho lao có lây không, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị. Người bệnh cần uống đúng, đủ và đều đặn thuốc mà bác sĩ đã chỉ định. Có như vậy mới tăng khả năng trị khỏi và dứt điểm bệnh.

Chữa ho lao bằng các bài thuốc Đông y

Ưu điểm của các bài thuốc Đông y nằm ở tính an toàn không gây tác dụng phụ. Vì vậy đây cũng là phương pháp được nhiều người sử dụng để trị bệnh ho lao.

Bạn đọc có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y trị ho đã được nhiều người tin dùng như:

Bài thuốc số 1

  • Các nguyên liệu bao gồm 12g thảo dược mạch môn cùng, 12g thảo dược sinh địa và 12g thảo dược huyền sâm. Đong 8g các loại thảo dược thiên môn và a giao. Cuối cùng cho vào 6g bách bộ và 12g thảo dược sa sâm. Đem nguyên liệu sắc uống ngày 3 lần sau ăn.
  • Bài thuốc này có tác dụng làm giảm triệu chứng ho khan, ho có đờm, ho ra máu.

Bài thuốc số 2

  • Chuẩn bị 16g thảo dược phổ đông, 16g thảo dược sơn dương và 16g thảo dược bạch truật. Mỗi loại thảo dược sau người bệnh chuẩn bị 12g: Ý dĩ, bộc diệp, thiên môn, cao yếm rùa. Cuối cùng bổ sung a giao 8g. Đem nguyên liệu sắc trong vòng 30 phút, duy trì sử dụng trong 6 tháng.
  • Công dụng của bài thuốc này là trị chứng ho ra máu, đau đầu, mệt mỏi.

Bài thuốc số 3

  • Bài thuốc này giúp người bị ho lao giảm triệu chứng ho đêm, ho kéo dài.
  • Bạn chuẩn bị mỗi loại dược liệu sau 12g: Bạch truật, hoài sơn, mạch môn. Các nguyên liệu như ngọc trúc, bách bộ chế cũng chuẩn bị 12g. Cuối cùng cho vào 6g ngũ vị tử và 16g đảng sâm. Đem sắc các nguyên liệu, rồi uống ngày 3 lần sau ăn.

Mẹo dân gian tại nhà chữa bệnh ho lao

Mẹo dân gian là một trong những phương pháp đơn giản mà hữu ích để chữa ho lao. Bạn có thể tham khảo một số mẹo dân gian chữa ho dưới đây:

Sử dụng gạo lứt trị các triệu chứng ho, giúp thanh nhiệt

  • Chuẩn bị gạo lứt, đường trắng mỗi loại 100 gam; 50 gam bách hợp khô.
  • Cách thực hiện là vo sạch gạo, bỏ vào nồi cùng 1 lít nước. Ninh đến khi gạo bung ra, chín nhừ thì tắt bếp. Để nguội trước khi ăn, người bệnh ăn 2 lần/ngày.

Dùng mật ong để giảm đờm, chống viêm

  • Chuẩn bị 120ml các nguyên liệu gồm mật ong và nước cốt gừng tươi. Kết hợp cùng 1 bát các nguyên liệu sau: Nước ép táo, nước ép lê và sữa tươi. Đem tất cả nguyên liệu đun trên lửa nhỏ để hòa vào nhau.
  • Mỗi lần uống lấy ra 1-2 thìa pha với nước đun sôi.
Mật ong có tác dụng giảm đờm, trị các triệu chứng ho do bệnh lao
Mật ong có tác dụng giảm đờm, trị các triệu chứng ho do bệnh lao

Trị ho lao từ cây diệp hạ châu

  • Cây chó đẻ là tên gọi khác mà nhiều người sử dụng để chỉ diệp hạ châu. Loại cây này có tính mát, vị hơi đắng. Công dụng chính của diệp hạ châu là chống viêm, sát khuẩn hỗ trợ trị các bệnh về đường hô hấp
  • Đem diệp hạ châu rửa sạch, đun với nước dưới lửa nhỏ. Đến khi còn ⅓ nước thì bắc ra đổ vào chén, ngày uống 3 lần. Uống sau bữa ăn 1 tiếng để thuốc phát huy hiệu quả cao nhất.

Cách phòng ngừa lây bệnh ho lao

Để phòng ngừa sự lây lan của bệnh ho lao, xóa bỏ nỗi lo lắng bệnh ho lao có lây không, lây qua đường nào, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Người bị ho lao khi ho, hắt hơi cần lấy tay che miệng
  • Hạn chế đến những nơi ô nhiễm, ẩm thấp, nhiều bụi bẩn
  • Không khạc nhổ đờm bừa bãi
  • Người bệnh trong quá trình chữa bệnh ho lao tuyệt đối không hút thuốc lá, sử dụng rượu bia
  • Vệ sinh sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi ăn
  • Tuân thủ liệu trình, uống thuốc đúng, đủ và đều đặn theo phác đồ điều trị
  • Tái khám định kỳ mỗi tháng 1 lần
  • Tiêm phòng bệnh lao

Bài viết trên đây đã trả lời cho các câu hỏi bệnh ho lao có lây không? Bệnh ho lao lây qua đường nào? Hy vọng rằng với những thông tin trên đã giúp bạn xác định được phương pháp điều trị thích hợp, ngăn chặn ho lao lây lan và phát triển.

5/5 - (7 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?