Bệnh ho gà ở trẻ em: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa

Bệnh ho gà ở trẻ em thường xảy ra do nhiễm trùng vi khuẩn Bordetella pertussis thể cấp tính. Ho gà có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau, đặc biệt là lứa tuổi trẻ sơ sinh. Và bệnh có thể lây nhiễm qua đường hô hấp, vì vậy cha mẹ cần hết sức cẩn thận.

Bệnh ho gà ở trẻ nhỏ là gì?

Bệnh ho gà có tên khoa học là Pertussis. Đây là căn bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Bordetella pertussis (vi khuẩn ho gà) gây ra ở đường hô hấp. Diễn tiến của ho gà là từ một tuần đến hàng tháng, và bắt đầu bằng những dấu hiệu cảm lạnh thông thường như sổ mũi, hắt hơi.

Bệnh ho gà ở trẻ em rất thường gặp nguyên nhân là do nhiễm trùng vi khuẩn Bordetella pertussis
Bệnh ho gà ở trẻ em rất thường gặp nguyên nhân là do nhiễm trùng vi khuẩn Bordetella pertussis

Sau từ 1 – 2 tuần, các triệu chứng của ho gà sẽ dần nặng hơn. Ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, bệnh có thể gây ra tình trạng khó thở, nguy hiểm hơn là tử vong.

Hàng năm, thế giới có khoảng 30 – 50 triệu người mắc chứng ho gà. Trong đó có đến hơn 300.000 người tử vong (số liệu thống kê của WHO). Tỉ lệ này xảy ra nhiều nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cho nên, việc tiêm phòng vaccine ho gà cho bé là điều vô cùng cần thiết giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử vong.

Ho gà có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Và đây cũng là đối tượng dễ gặp biến chứng khi bị ho gà nhất. Phần lớn những trường hợp tử vong do ho gà là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.

Mẹ cần hết sức chú ý nếu bệnh ho gà ở trẻ em dưới 18 tháng tuổi. Vì lúc này các cơn ho có thể kéo dài gây ngừng thở. Nếu thấy bệnh tiến triển nặng, hãy nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ điều trị kịp thời.

Vậy trẻ bị ho gà phải làm sao? Hãy đọc thông tin ở những phần tiếp theo để hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như biện pháp điều trị hiệu quả nhất.

Nguyên nhân dẫn đến ho gà ở trẻ

Theo nghiên cứu, tác nhân trực tiếp gây bệnh ho gà đó là trực khuẩn ho gà (tên khoa học là Bordetella pertussis). Đây là căn bệnh lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp. 

Khi nói chuyện, tiếp xúc với nhau, các giọt chất tiết ra từ miệng có chứa vi khuẩn ho gà sẽ bắn ra. Ở người đối diện, nếu cơ thể có sức đề kháng yếu, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.

Do đó, nếu ở trong điều kiện không gian khép kín, ho gà càng dễ lây lan. Cho nên, với những người bị ho gà, cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người khác, tốt nhất nên đeo khẩu trang để tránh bệnh lây lan.

Biểu hiện bệnh ho gà ở trẻ em

Ho gà có thể gây bệnh nghiêm trọng nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các biểu hiện bệnh ho gà thường phát triển trong 5 – 10 ngày đầu tiên sau khi tiếp xúc với mầm bệnh. Triệu chứng ban đầu sẽ giống như bị cảm lạnh, trẻ ho và sốt nhẹ.

Ho gà có thể kèm theo đờm, sổ mũi, sốt...
Ho gà có thể kèm theo đờm, sổ mũi, sốt…

Theo Tiến sĩ Bùi Ngọc An Pha, Giám đốc Y khoa của Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC cho biết: “Dấu hiệu bệnh ho gà ở trẻ sẽ rõ rệt nhất là vào khoảng thời gian từ 1 – 2 tuần. Triệu chứng này có thể kéo dài từ 1 – 2 tháng hoặc lâu hơn. Các cơn ho gà xảy ra rất đặc trưng, trẻ sẽ có biểu hiện ho rũ rượi, hơi thở có tiếng rít như gà gáy, cơn ho có kèm đờm, dãi, thậm chí có bé bị nôn”.

Ho là là bệnh nguy hiểm, cụ thể dấu hiệu trẻ bị ho gà phát triển qua các giai đoạn sau:

  • Thời kì ủ bệnh: 6 – 20 ngày đầu tiên, thời kì này chưa có triệu chứng rõ rệt.
  • Thời kì tiền triệu (viêm long): Kéo dài từ 1 – 2 tuần với các dấu hiệu như sốt nhẹ, chảy nước mắt, chảy nước mũi, hắt hơi, ho thành cơn.
  • Thời kì khởi phát: Kéo dài 1 – 6 tuần, thậm chí có thể kéo dài 10 tuần. Dấu hiệu bệnh ho gà trẻ em giai đoạn này là cơn ho xuất hiện đột ngột, nặng nhất là về đêm.

Ngoài ra, dấu hiệu bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh được thể hiện cụ thể như sau:

  • Trẻ bị ho, ho rũ rượi, ho thành cơn (mỗi cơn từ 15 – 20 tiếng ho) nhưng về sau thì giảm dần.
  • Cơn ho kéo dài khiến trẻ bị yếu, có thể dẫn đến ngừng thở do thiếu oxy, mặt tím tái, mắt đỏ, cổ nổi mạch, chảy nước mắt nước mũi.
  • Ho có đờm, sốt nhẹ, nặng mí mắt, thở nhanh
  • Cơ thể bé suy nhược, luôn thấy mệt mỏi và chán ăn.

Bệnh ho gà trẻ sơ sinh nguy hiểm không?

Các biểu hiện trẻ sơ sinh bị ho gà đều cho thấy sự nguy hiểm. Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu bé bị ho gà không được phát hiện điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng như sau:

  • Trẻ bị viêm phế quản, viêm phổi, thậm chí là xẹp phổi.
  • Tình trạng thiếu oxy lên não xảy ra khiến bé gặp nguy hiểm đến tính mạng.
  • Một số biến chứng như thoát vị ruột, sa trực tràng cũng có thể xảy ra.
  • Viêm não là tính trạng nguy hiểm nhất có nguy cơ tử vong rất cao.

Theo thống kê, có đến 50% trẻ dưới 1 tuổi bị ho gà phải nằm viện để điều trị. Trong đó, có 25% tình trạng trẻ bị chuyển biến nặng sang viêm phổi. Nguy hiểm hơn, cứ 100 trẻ bị ho gà thì có 1 bé bị tử vong.

Đây là tình trạng báo động do đó cha mẹ cần hết sức lưu ý đến những thay đổi sức khỏe của con. Ngay khi phát hiện bé có triệu chứng ho gà cần phải đưa đến bệnh viện gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị. Hạn chế trường hợp lây nhiễm sang người khác và tránh bệnh chuyển biến nặng gây nguy hiểm đến tính mạng của bé.

Điều trị bệnh ho gà ở trẻ như thế nào tốt nhất?

Đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, khi bị ho gà nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, ngay khi con có triệu chứng ho, bạn cần chữa ho gà cho trẻ càng sớm càng tốt.

Đối với trẻ lớn hơn và ho gà chưa gây ra biến chứng, bạn có thể cho trẻ điều trị bằng thuốc kháng sinh trong vòng 10-14 ngày theo chỉ định của bác sĩ. Điều chú ý là bạn tuyệt đối không được tự ý cho bé dùng thuốc an thần, thuốc giảm ho hay thuốc long đờm,… bởi chúng có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Cách chữa ho gà ở trẻ sơ sinh: Bệnh ho gà ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm, thường gặp khi trời tiết lạnh và ẩm (mùa đông hoặc mùa xuân). Bệnh kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến phế quản, phế âm và gây ra nhiều biến chứng về đường hô hấp. Cho nên, cần áp dụng những biện pháp sau để điều trị.

Cách trị ho gà cho bé bằng Tây y

Tùy theo độ tuổi, ho gà ở trẻ em sẽ có các cách điều trị khác nhau. Cụ thể như sau:

Thuốc Tây y chữa ho gà ở trẻ em
Thuốc Tây y chữa ho gà ở trẻ em
  • Với trẻ lớn ở thể bệnh nhẹ: Chưa mẹ nên cho bé điều trị ngoại trú hoặc điều trị ở các tuyến cơ sở. Lúc này, thuốc điều trị được sử dụng là các loại thuốc an thần, thuốc giảm ho, thuốc long đờm, thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, mẹ cho bé dùng thuốc cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bởi vì những loại thuốc này có thể gây nguy hiểm cho bé.
  • Với trẻ sơ sinh bị ho gà: Mẹ cho bé ăn lỏng, bú nhiều hơn, chia nhiều bữa ăn trong ngày. Khi bé ho, mẹ hãy bồng bé ngồi dậy, nghiêng người về một bên và dùng kỹ thuật để móc đờm của bé ra. 

Trẻ bị ho gà uống thuốc gì? Dưới đây là một số loại thuốc trị ho gà ở trẻ em:

  • Thuốc Erytheomycin: Liều dùng 30 – 50mg/ kg/ 4 lần/ ngày.
  • Thuốc Cotrimoxazole: Liều dùng 30 – 50mg/ kg/ 4 lần/ ngày.
  • Thuốc Predisolone: Liều dùng 1 – 2mg/ kg/ ngày.
  • Thuốc Salbutanmol: Liều dùng 0.2mg/ kg/ ngày.

Thời gian dùng thuốc Tây y chữa ho gà cho trẻ sơ sinh là 14 ngày. Chú ý, trẻ sơ sinh chống chỉ định với Cotrimoxazole.

Điều trị bệnh ho gà ở trẻ em bằng Đông y

Đông y gọi chứng ho gà ở trẻ nhỏ là bách nhật khói (tức: ho theo cơn 100 ngày do tà khí gây ra). Đây là bệnh dễ lây qua đường hô hấp, nhất là ở những trẻ nhỏ.

Đông y giúp điều trị ho gà hiệu quả
Đông y giúp điều trị ho gà hiệu quả

Bé bị ho gà theo từng giai đoạn cho nên điều trị bệnh cũng phải theo từng đợt. Cụ thể các bài thuốc chữa bệnh được áp dụng cụ thể như sau:

Bài thuốc giải trừ kinh thang

  • Nguyên liệu: Các vị thuốc gồm cường tằm, hạnh nhân, thiên trúc, thanh đại, cam thảo. 
  • Thực hiện: Cho vào ấm sắc với nước, sau đó để bé dùng nước hàng ngày. 
  • Tác dụng: Bài thuốc này chính là giải kính, lương can, ức khuẩn, chỉ khát, giảm ho gà.

Bài thuốc trà nhị nhân thang

  • Nguyên liệu: Sa sầm, tang bạch bì, hạnh nhân, cam thảo, đào nhân…
  • Thực hiện: Cho các vị thuốc vào ấm sắc với nước và dùng hàng ngày,
  • Tác dụng: Bài thuốc này sẽ giúp hoạt huyết, giải độc, khu đờm, trừ ho.

Bài thuốc thuần khái thang

  • Nguyên liệu: Tỳ bà diệp, bạch giới, khổ sâm, đại hoàng.
  • Thực hiện: Cho các vị thuốc vào ấm và sắc với 300ml nước. Đun đến khi nước cạn còn 150ml thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành 3 phần cho trẻ uống vào các buổi trong ngày.
  • Công dụng: Bài thuốc này giúp giáng phế khí, thanh nhiệt, khu đờm, giải kinh, trừ ho.

Chữa bệnh ho gà ở trẻ em bằng mẹo dân gian

Trẻ sơ sinh bị ho gà thường ít được kê sử dụng thuốc Tây y, vì nó có thể gây những tác dụng phụ không mong muốn. Thay vào đó, mẹ hãy áp dụng các mẹo, các bài thuốc dân gian để giúp bé giảm ho. Cụ thể, mẹ có thể dùng một số bài thuốc sau để chữa ho gà cho trẻ.

Dùng lá chanh là mẹo chữa ho gà được nhiều mẹ áp dụng
Dùng lá chanh là mẹo chữa ho gà được nhiều mẹ áp dụng

Mẹo chữa ho gà cho trẻ sơ sinh với tỏi

  • Nguyên liệu: Tỏi (1 củ), nước sôi (1 tách)
  • Thực hiện: Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, giã dập sau đó cho vào cốc. Rót đầy nước sôi vào rồi ngâm 10 phút. Sau đó, lọc bã tỏi bỏ đi và cho bé uống phần nước. Cứ 2 giờ cho bé uống 1 lần (liều lượng bằng thìa canh). Buổi tối không cho bé uống.

Trẻ em bị ho gà chữa bằng lá chanh

Bệnh ho gà ở trẻ em cũng có thể áp dụng  bài thuốc từ các vị thuốc sau:

  • Lá chanh non (15 lá), trà tàu (1 nhúm), vỏ quýt (1/2 nhúm), sả (5 lát).
  • Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào sắc với 400ml nước. Đun đến khi nào nước cạn chỉ còn khoảng 100ml thì tắt bếp. Chia lượng nước này thành 2 – 3 phần cho bé uống.

Chữa ho gà cho bé từ hoa khế và hoa đu đủ

  • Nguyên liệu: Hoa khế, hoa đu đủ, lá rau trai, lá dâu tằm (mỗi loại 0.5kg); hoa mắc cỡ đỏ (2.3kg).
  • Thực hiện: Các nguyên liệu rửa sạch, phơi khô, cho vào nồi to đun với 2.5 lít nước. Lọc bỏ nước trong sau đó đem chưng cách thủy với đường trong khoảng 1 tiếng để chế thành siro. Mỗi ngày, lấy nước siro này cho bé uống. Với trẻ 1 – 3 tuổi uống 1 thìa cà phê, trẻ 4 – 6 tuổi uống 2 thìa cà phê; trẻ từ 7 – 10 tuổi uống 3 thìa cà phê trước bữa ăn.

Cách phòng bệnh ho gà ở trẻ em

Có thể nói, ho gà ở trẻ nhỏ là một trong những bệnh hết sức nguy hiểm. Nó đe dọa đến tính mạng của trẻ nhỏ. Cho nên, cha mẹ cần thực hiện những biện pháp phòng tránh để bé luôn được khỏe mạnh.

  • Cách tốt nhất là tiêm phòng đầy đủ vaccine ho gà cho bé từ ngay khi còn nhỏ. Trẻ thường được tiêm vaccine từ tháng thứ 2 trở đi.
  • Cha mẹ cần luôn giữ vệ sinh, thân thể cho bé sạch sẽ. Cho bé rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh về đường hô hấp.
  • Tích cực cho con đi khám sức khỏe định kì. Ngoài ra, bản thân cũng phải đi khám sức khỏe thường xuyên. Việc này giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh, không lây bệnh cho con.
  • Ngay sau khi trẻ có dấu hiệu ho gà, cha mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Trên đây là những thông tin về bệnh ho gà ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả nhất. Có thể nói, ho gà là một căn bệnh về đường hô hấp rất nguy hiểm, nó có thể gây ra nhiều biến chứng, đặc biệt là tử vong. Vì thế cha mẹ cần nắm vững các kiến thức về ho gà để có thể đối phó kịp thời.

5/5 - (2 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?