Bệnh đau đầu: Triệu chứng và cách chữa không dùng thuốc giảm đau

Đau đầu là vấn đề hầu như ai cũng mắc phải ít nhất một lần trong đời. Thông thường, thuốc giảm đau là giải pháp số 1 được đa phần bệnh nhân lựa chọn để kiểm soát những cơn đau nhức đầu. Tuy nhiên cách này chỉ có thể làm giảm đau tức thời, dễ gây nhờn thuốc và tác dụng phụ. Bởi đau đầu có nhiều dạng, xuất hiện do nhiều nguyên nhân. Vì vậy hãy cùng tìm hiểu những thông tin về chứng đau nhức đầu và cách xử trí an toàn không dùng thuốc giảm đau sau đây.

Các triệu chứng đau đầu điển hình

Đau đầu là hiện tượng đau nhức ở phần đầu do các cấu trúc cảm giác trong hoặc ngoài sọ bị kích thích. Bệnh xuất hiện ở mọi đối tượng, bao gồm cả trẻ em, phụ nữ khi mang thai, người già… Bệnh có thể cảnh báo các vấn đề sức khỏe nhưng cũng có thể do kích thích cơ học, hóa học hoặc sinh học.

Hiện tượng đau đầu có nhiều biểu hiện với các mức độ khác nhau, tùy thuộc vào từng nguyên nhân và tác động dẫn đến bệnh. Theo bác sĩ Lê Phương – Giám đốc chuyên môn Trung tâm thừa kế và ứng dụng Đông y Việt Nam một số triệu chứng, mức độ đau nhức điển hình của bệnh có thể kể đến như:

  • Đau căng đầu: Mức độ đau có thể từ nhẹ đến vừa do cơ cổ và da đầu co thắt. Cơn đau xuất hiện trong thời gian ngắn ở cả hai bên đầu khiến người bệnh khó chịu. Cảm giác đau thường xuất hiện do người bệnh sai tư thế hoặc căng thẳng.
  • Đau đầu buồn nôn: Cảm giác đau đầu buồn nôn chóng mặt khiến người bệnh mất thăng bằng. Bệnh nhân có thể bị ù tai, giảm thị lực, thính lực kèm theo mệt mỏi, sốt nhẹ.
  • Đau đầu chóng mặt: Triệu chứng thường xuất hiện do huyết áp hoặc thiểu năng tuần hoàn não. Khi đó người bệnh không chỉ đau đầu chóng mặt mà còn có các dấu hiệu khác như buồn nôn, mệt mỏi, tinh thần chán nản, suy giảm trí nhớ…
  • Đau đầu kéo dài: Tình trạng này còn gọi là đau đầu mãn tính. Cơn đau ngày càng tồi tệ, tăng về mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện.
  • Đau đầu vận mạch: Là tình trạng co thắt của các mạch máu vùng đầu và vùng sọ não. Người bệnh có các biểu hiện như đau đầu đột ngột, đau nhiều vùng thái dương, mất ngủ, người mệt mỏi, tim đập nhanh, giảm thị lực, hoa mắt, nhức mắt, rối loạn giấc ngủ…
Đau nửa đầu là tình trạng nhiều người mắc phải
Đau nửa đầu là tình trạng nhiều người mắc phải
  • Đau nửa đầu: Cơn đau kéo dài vài giờ cho đến vài ngày, ở mức vừa đến nặng và xuất hiện dồn dập. Bệnh nhân có thể bị đau đầu bên trái hoặc bên phải, nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn, buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Đau đầu cụm: Là tình trạng nghiêm trọng, đau buốt dữ dội từng cụm ở một bên đầu. Người bệnh bị đau sâu bên trong, đau quanh mắt ở một bên đầu rồi lan lên trán, thái dương, xuống má. Cơn đau xuất hiện đột ngột, thường kéo dài từ 15 phút đến 3 tiếng. Một số triệu chứng khác kèm theo như sưng mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt, chảy nước mũi, nghẹt mũi ở phía đầu bị đau, buồn nôn và nôn.

Nguyên nhân thường gặp

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đầu bị đau nhức, các cơn đau dữ dội đến đột ngột hoặc thường xuyên. Đó có thể là do những thói quen sinh hoạt, làm việc không điều độ khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược hoặc do những tác động bệnh lý ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Theo đó, bác sĩ Lê Phương có chỉ ra một số tác nhân chính dẫn đến đau đầu thường gặp nhất gồm:

– Căng thẳng: Cơn đau xuất hiện khi người bệnh gặp áp lực, căng thẳng về thể chất, tình cảm  hoặc vấn đề tâm lý.

– Chấn động não: Não bị chấn thương do tác động cơ học như cú đấm, lắc đầu mạnh có thể gây đau đầu.

– Do mắc bệnh lý khác: Những nhóm bệnh có thể kể đến là:

  • Bệnh thần kinh: Đau nửa đầu, bệnh màng não, hội chứng tăng áp lực nội sọ…
  • Bệnh toàn thân: Nhiễm khuẩn, nhiễm độc…
  • Bệnh nội khoa: Tim mạch, bệnh thận, bệnh tiêu hóa, thiếu máu, rối loạn nội tiết…
  • Bệnh lý khác: Viêm động mạch thái dương, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, đau dây thần kinh chởm, biến dạng cột sống cổ, viêm xương sọ, viêm xoang…

Ngoài ra có nhiều trường hợp người bệnh bị đau đầu không rõ nguyên nhân. Cơn đau đến đột ngột và giảm nhanh chóng mà không cần dùng thuốc hay tác động gì. Tuy nhiên, dù với bất kì nguyên nhân nào thì mọi người cũng tuyệt đối không nên chủ quan. Bởi, đau đầu là biểu hiện cho thấy hệ thần kinh của bạn đang gặp vấn đề, sức khỏe đang bị tấn công hoặc tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý nguy hiểm. 

Các bệnh đau đầu có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Dù do bất cứ nguyên nhân nào, nếu đau kéo dài sau 3 tháng sẽ làm thay đổi cấu trúc và tổn thương não. Bởi vì đầu bị đau nhức sẽ khiến quá trình chuyển hóa rối loạn, sản sinh ra nhiều gốc tự do làm ảnh hưởng đến tế bào thần kinh. Các cơn đau vùng đầu cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực như: Trầm cảm, hay quên, rối loạn trí nhớ, lo âu, thiếu tập trung, sa sút trí tuệ, đột quỵ não, tàn tật và có thể tử vong.

Đau đầu ảnh hưởng đến cấu trúc não và dễ gây biến chứng
Đau đầu ảnh hưởng đến cấu trúc não và dễ gây biến chứng

Một số trường hợp bị đau đầu chỉ là triệu chứng do căng thẳng nên không cần điều trị. Tuy nhiên vẫn có những ca cần được hỗ trợ y tế hoặc cấp cứu. Để tránh các biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên đi khám và điều trị ngay khi bị đau đầu đột ngột, đau cấp tính, đau kéo dài kèm nôn, sốt và yếu liệt nửa người.

Bác sĩ Lê Phương khuyến cáo, đau đầu là biểu hiện thường gặp và có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng. Do đó, ngay ở thời điểm những triệu chứng đầu tiên của bệnh xuất hiện nay chủ động đến ngay cơ sở y tê để khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Có nhiều cách điều trị cơn đau khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân, biểu hiện và mức độ của bệnh. Một số cách chữa đau đầu khá phổ biến, cho hiệu quả tốt hiện nay có thể kể đến như:

Giảm đau bằng các mẹo đơn giản tại nhà

Giảm đau đầu bằng các cách đơn giản, tại nhà là phương pháp đầu tiên mà tất cả mọi người nghĩ đến khi bị các cơn đau nhức, khó chịu tấn công. Có nhiều cách giảm đau hiệu quả mà không cần dùng thuốc như:

  • Chườm nước đá: Sử dụng một chiếc khăn mỏng lạnh di chuyển trên trán trong khoảng 10 phút. Nhiệt lạnh sẽ giúp thu các mao mạch máu và cải thiện lưu thông máu đến trán. Nhờ vậy cơn đau giảm đáng kể. Cách này phù hợp với người bị đau đầu do viêm xoang hoặc căng thẳng.
  • Tác dụng nhiệt: Dùng một túi ấm đặt vào sau gáy hoặc sử dụng vòi hoa sen xả nước ấm vào sau cổ khi tắm. Nhiệt vừa phải sẽ giúp thư giãn cơ bắp, làm giảm cơn đau do căng thẳng.
  • Cung cấp nước cho cơ thể: Người bệnh nên uống khoảng 2 – 3 lít nước lọc từng ngụm nhỏ, uống nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên không nên uống nước đá hoặc nước quá lạnh khi đầu bị nhức. Ngoài nước lọc, nếu chưa biết đau đầu nên uống gì, người bệnh nên bổ sung nước hoa quả. Chất điện giải trong nước trái cây sẽ giúp giảm căng thẳng cho người bệnh.
  • Hít thở: Bệnh nhân nên hít vào trong 5 giây rồi thở ra trong 5 giây. Hít thở sâu, nhịp nhàng sẽ cung cấp oxy cho máu, làm giảm căng thẳng và tăng tuần hoàn máu não.

Các biện pháp tại nhà giúp làm giảm đáng kể và kiểm soát các cơn đau tái phát. Tuy nhiên nếu đau đầu xuất phát từ các bệnh lý nghiêm trọng thì người bệnh cần điều trị căn bệnh khởi phát. Các biện pháp tại nhà lúc này chỉ có tác dụng hỗ trợ. Trường hợp đau đầu do căng thằng, mệt mỏi không nghiêm trọng có thể áp dụng các cách này. Trong tình trạng nguy hiểm thì người bệnh cần chủ động đến cơ sở y tế khám và điều trị sớm.

Bị đau đầu chóng mặt nên ăn gì kiêng gì?

Thầy thuốc ưu tú Lê Phương khuyến cáo, chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến các vấn đề về tình trạng sức khỏe cũng như cơn đau đầu có thể tìm đến bạn bất cứ lúc nào. Cân bằng chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đủ những dưỡng chất cần thiết, tăng sức đề kháng cho cơ thể là cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng bệnh.

Theo đó, mọi người cần quan tâm nhiều hơn đến chế độ ăn uống, dinh dưỡng hàng ngày của mình, bằng việc xây dựng thực đơn với những loại thực phẩm nên ăn tốt cho sức khỏe dưới đây:

Đau đầu nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Đau đầu nên ăn gì và kiêng ăn gì?
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Trái cây họ cam quýt, ớt chuông, dâu tây, cà chua, đu đủ, xoài, dứa, bắp cải, kiwi, khoai lang, rau lá xanh đậm…
  • Thực phẩm giàu Vitamin B6: B6 giúp kích thích hệ thần kinh, hệ miễn dịch, cải thiện chứng buồn nôn và chóng mặt. Các loại thực phẩm giàu vitamin B6 là: Ngũ cốc, đậu, chuối, bơ, cá ngừ, cá hồi, đậu phộng, cải bó xôi…
  • Thực phẩm giàu canxi: Canxi giúp tăng cường chức năng não. Các thực phẩm thuộc nhóm này bao gồm: Bơ, sữa chua, sữa tươi, phomai…

Bên cạnh đó, người bệnh nên kiêng các nhóm thực phẩm như: Đồ ăn nhiều đường, nhiều muối, rượu, cà phê và chất kích thích… Bởi những thực phẩm này có thể khiến hệ thần kinh bị kích thích và gây ra những ảnh hưởng không tốt.

Điều trị theo Tây y

Chữa bệnh bằng Tây y có nhiều phương pháp khác nhau. Người bệnh nên điều trị theo đúng phác đồ chữa bệnh của bác sĩ. Sau đây là những hướng điều trị được áp dụng phổ biến hiện nay:

  • Điều trị bệnh khởi phát: Những bệnh nhân bị đau đầu do mắc các bệnh khác như viêm màng não, tăng huyết áp… thì cần kiểm tra, làm rõ nguyên nhân. Khi đã phát hiện chính xác vấn đề gây đau, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.
  • Vật lý trị liệu: Một số biện pháp vật lý trị liệu được tiến hành như:  Điều trị bằng sóng siêu âm, nhiệt, nước, ánh sáng, điện… Những biện pháp này giúp điều trị đau đầu không cần sử dụng đến thuốc.
  • Thuốc điều trị đau đầu: Những loại thuốc được sử dụng thường là: Thuốc giảm đau (Paracetamol, Aspirin…), thuốc chống phù não, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc làm co nhánh ở các động mạch ngoài như gynergen, naproxen, thuốc trấn tĩnh…
Thuốc Tây y giúp chữa cơn đau nhanh chóng nhưng có thể gây tác dụng phụ
Thuốc Tây y giúp chữa cơn đau nhanh chóng nhưng có thể gây tác dụng phụ

Điều trị theo Tây y có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên người bệnh cần khám và điều trị bệnh theo đúng phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý mua và dùng thuốc theo kinh nghiệm , bởi lạm dụng thuốc tây trong điều trị bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc sử dụng thường xuyên các loại thuốc giảm đau có thể dẫn đến nhờn thuốc, không còn hiệu quả, ảnh hưởng đến gan và tiêu hóa. 

Một thói quen rất nguy hiểm của hầu hết mọi người hiện nay là cứ đau đầu là uống thuốc giảm đau, loại thuốc sử dụng thường xuyên nhất là Paracetamol. Tuy nhiên, thói quen này tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng. Rất nhiều nghiên cứu khoa học trong đó có nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson (Mỹ) đã chỉ ra rằng, việc lạm dụng Paracetamol có thể gây hen suyễn, suy phổi ở trẻ em, tổn thương gan, tăng nguy cơ ung thư máu và suy thận cấp. 

Do đó, người bệnh cần tuyệt đối thận trọng trong sử dụng thuốc tây y để điều trị đau đầu cũng như áp dụng các biện pháp dùng thuốc giảm đau để hạn chế những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. 

Đau đầu là bệnh dễ mắc phải và khó chữa trị dứt điểm. Vì vậy người bệnh nên chủ động phòng tránh theo những biện pháp sau:

  • Giảm thiểu căng thẳng tinh thần. Nên thư giãn khi cảm thấy stress.
  • Thường xuyên thay đổi tư thế làm việc. Sau khoảng 25 phút làm việc nên thư giãn 30 giây.
  • Tập thể dục mỗi ngày nhằm tăng cường lưu thông máu, cải thiện sức đề kháng.
  • Ngủ đủ giấc, tránh thức quá khuya.
  • Hạn chế sử dụng cà phê, thức uống giàu cafein, thuốc lá, rượu, bia…
  • Đi khám định kỳ nhằm kiểm soát tình trạng bệnh của mình tốt nhất.

Đau đầu có thể cảnh báo các vấn đề về tinh thần và sức khỏe của người bệnh. Việc chữa trị thường hướng đến chữa triệu chứng và điều trị dự phòng. Việc kiểm soát đau tái phát thường không dễ dàng. Do vậy mỗi người nên chủ động phòng tránh bằng cách duy trì lối sống lành mạnh, vui vẻ. Nếu đầu vẫn đau kéo dài, người bệnh nên đi khám để được hỗ trợ y tế tốt nhất.

4.7/5 - (12 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?