Bệnh Á Vảy Nến Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Tốt Nhất
Á vảy nến là bệnh da liễu phổ biến, xảy ra do sự rối loạn hệ miễn dịch hay do di truyền. Căn bệnh này tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng khó điều trị tận gốc, dễ tái phát theo chu kỳ và gây mất thẩm mỹ. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu nắm bắt các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh á vảy nến để có biện pháp phòng ngừa thích hợp.
Bệnh á vảy nến là gì?
Bệnh á vảy nến (hay còn gọi là bệnh Parapsoriasis) được biết đến là bệnh da liễu thường gặp, có triệu chứng giống với các bệnh vảy nến thông thường. Biểu hiện đặc trưng là việc xuất hiện những mảng da đỏ, nhăn da, teo da hay có thể các mụn mủ, nốt sần… gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Á vảy nến là bệnh lý khá lành tính, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng cũng chưa có phương pháp điều trị dứt điểm.
Nguyên nhân gây bệnh
Cũng như nhiều bệnh vảy nến khác, bệnh á vảy nến hiện chưa được xác định rõ ràng nguyên nhân. Tuy nhiên, dựa trên kết quả kiểm tra, khảo sát thực tế từ người bệnh mà các bác sĩ có thể chỉ ra rằng: “Nguyên nhân gây bệnh có thể là do cơ thể bị dị ứng khiến kháng thể globulin miễn dịch giải phóng và tích tụ tại trung bì gây lên các thương tổn trên da.”Cụ thể, một số tác nhân có thể gây bùng phát bệnh á vảy nến như:
- Do yếu tố di truyền từ bố mẹ sang con.
- Da bị nhiễm trùng, nhiễm độc hoặc do tác động của virus HIV.
- Do cơ thể bị rối loạn hệ thống miễn dịch.
- Do vi khuẩn, nấm mốc tấn công.
- Làn da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.
- Do tăng cân, béo phì không kiểm soát.
- Do sinh sống và làm việc tại môi trường ô nhiễm, độc hại, khói bụi hay hóa chất.
- Do căng thẳng, áp lực trong thời gian dài.
Dấu hiệu nhận biết bệnh á vảy nến
Tùy theo triệu chứng lâm sàng, cơ chế gây bệnh và mức độ phát triển mà người ta chia á vảy nến thành 3 dạng: Á vảy nến thể giọt, á vảy nến thể loang lổ và á vảy nến thể mảng. Mỗi thể bệnh có một biểu hiện đặc trưng cũng như mức độ nguy hiểm khác nhau nên sẽ có phương hướng điều trị khác nhau. Do đó, bạn đọc cần nắm bắt đầy đủ các thông tin này để chủ động trong công tác phòng ngừa và chữa bệnh.
- Thể bệnh này có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào nhưng chủ yếu là ở nam giới. Biểu hiện đặc trưng là:Giai đoạn cấp tính: Đau đầu, nổi hạch, đau mỏi xương khớp, nóng sốt. Ở lòng bàn tay, bàn chân xuất hiện mụn mủ, có nốt sần, xuất hiệu, lở loét gây hoại tử trên da.
- Giai đoạn mãn tính: Trong giai đoạn này, triệu chứng bệnh thể hiện rõ hơn: Vết sần có màu sẫm, các lớp da bong tróc, nứt nẻ. Khi các lớp sần bong hết sẽ tạo thành vảy sẫm màu hoặc có màu đỏ.
Á vảy nến thể mảngThể bệnh này hiếm gặp, thường xuất hiện ở những người từ 30-50 tuổi. Các triệu chứng của á vảy nến thể mảng khá lành tính nhưng khó điều trị và dễ dàng tái phát. Biểu hiện cụ thể như sau:
- Vị trí xuất hiện: Lòng bàn tay, bàn chân, ngón chân, ngón tay, da đầu…Bệnh thường gặp vào mùa đông và giảm vào mùa hè.
- Triệu chứng: Ở giai đoạn đầu, bệnh gần như không có dấu hiệu cụ thể. Sau một khoảng thời gian sẽ xuất hiện các mảng tổn thương hình dáng và màu sắc giống nhau: Hình bầu dục hoặc hình ngón tay, có bờ không rõ, không ngứa mọc thành từng mảng xếp song song theo trục, kích thước từ 2-3 cm.
Á vảy nến thể loang lổÁ vảy nến thể loang lổ thường gặp ở ở nam giới, độ tuổi trải dài từ 20-60 tuổi. Các vết thương có dấu hiệu loang lổ sau một thời gian phát bệnh. Mà triệu chứng cụ thể là: Ở giai đoạn mới bùng phát, biểu hiện là các mảng da tổn thương có màu đỏ hoặc tím. Nếu da không được chăm sóc và điều trị tốt sẽ khiến da bị teo, có vảy, các mao mạch giãn nở, da nổi sần sùi.Đây là thể bệnh khá lành tính, không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, căn bệnh này khó điều trị, thường kéo dài vĩnh viễn. Trong những trường hợp nặng, bệnh có biến chuyển xấu, phát triển thành u sùi dạng nấm gây khó chịu, mất thẩm mỹ.
Các phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả
Bệnh á vảy nến mặc dù không thể điều trị dứt điểm nhưng y học hiện đại đã có được những phương pháp hỗ trợ và cải thiện triệu chứng bệnh. Đó là việc sử dụng các bài thuốc Đông y, Tây y hay là các mẹo dân gian, cụ thể là:
Đông y chữa á vảy nến
Trong Đông y, bệnh á vảy nến được xếp vào nhóm bệnh da liễu mãn tính. Nguyên nhân gây bệnh là do ứ trệ khí huyết, rối loạn hệ miễn dịch và can thận bất túc mà ra. Chính vì vậy, nguyên tắc điều trị bằng Đông y là vừa giúp điều trị tận gốc, loại bỏ căn nguyên bệnh từ bên trong, vừa giúp phục hồi da, bồi bổ cơ thể.Một số bài thuốc Đông y chữa bệnh á vảy nến hiệu quả là:Bài thuốc số 1- Bài thuốc Thanh Bì Dưỡng Can ThangBài thuốc do Trung tâm Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc bào chế và sản xuất ra. Thanh Bì Dưỡng Can Thang là sự phát triển, kết hợp hoàn hảo giữa bài thuốc bí truyền của người Tày và bài thuốc Trợ tạng bì của danh y Hải Thượng Lãn Ông. Do đó, bài thuốc mang lại hiệu quả chữa bệnh cao, phù hợp với nhiều đối tượng. Lộ trình điều trị có thể kéo dài từ 2-3 tháng, cam kết:
- 83% hồi phục sau 2 tháng, các tình trạng mụn nước, ngứa, khô rát được loại bỏ hoàn toàn.
- 12% hồi phục sau 3 tháng, các tình trạng mụn nước, ngứa, khô rát được loại bỏ hoàn toàn.
- 5% thuyên giảm chậm do không kiêng kỵ việc tiếp xúc với hóa chất hay tác nhân gây bệnh khác.
- 100% không gặp tác dụng phụ, ngăn ngừa tái phát bệnh.
- Bài thuốc thang: Phương pháp điều trị được chia nhỏ thành 2 giai đoạn, lộ trình từ 1-3 tháng tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Bài thuốc sử dụng các nguyên liệu quý hiếm như: Ké đầu ngựa, kim ngân, trúc diệp, sinh địa, hoàng cầm, nhân sâm, phòng phong, tang bạch bì… vừa giúp thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm vừa giúp ôn bổ tạng phủ, tăng cường sức khỏe. Người bệnh mỗi ngày sắc 1 thang, uống trong ngày. Ngày uống 3 lần vào buổi sáng, trưa, tối sau khi ăn.
- Kem bôi: Thành phần là Kinh giới, khổ sâm, bí đao, kim ngân hoa.. với công dụng là giảm ngứa, tiêu viêm và đặc biệt là giúp tái tạo tế bào da. Trước khi dùng thuốc, người bệnh tiến hành vệ sinh sạch vùng da bị bệnh, lau khô bằng khăn mềm. Sau đó thoa một lớp kem mỏng lên da, massage nhẹ nhàng để dược chất thẩm thấu vào da. Mỗi ngày thực hiện 2-3 lần.
- Thuốc ngâm: Thành phần bao gồm Kim ngân hoa, khổ sâm, đơn đỏ, dâu tằm, ô liên rô … có tác dụng là giảm ngứa, làm mềm da, giảm đỏ sưng và phục hồi những vết thương.. Cách tiến hành là: Lấy 1 túi lọc hãm trong 150-200ml nước sôi trong khoảng 30 phút (hoặc cho lên bếp đun sôi 5 phút), đợi nước nguội rồi ngâm vào vùng da bị bệnh.
Bài thuốc số 4
- Thành phần: Sinh địa (20g), hoa hòe (20g), ké đầu ngựa (16g), hy thiêm (16g), thổ phục linh (16g), thạch cao (20g), cây cứt lợn (12g), cam thảo đất (16g).
- Tác dụng: Đẩy lùi những nốt đỏ, giảm ngứa, làm dịu da.
Chữa bệnh á vảy nến bằng Tây y
Các bài thuốc Tây y chữa bệnh vảy nến luôn được nhiều người ưa chuộng và tin dùng. Bởi đây là phương pháp chữa bệnh mang lại hiệu quả nhanh chóng tiện lợi. Một số phương pháp người bệnh có thể áp dụng đó là thuốc uống, thuốc bôi hoặc sử dụng liệu pháp ánh sáng. Cụ thể đó là:
- Thuốc mỡ corticoid dạng bôi: Thuốc mỡ corticoid dạng bôi có công dụng làm dịu da, giảm ngứa, cải thiện tình trạng viêm sưng. Tuy nhiên, thuốc cũng gây tác dụng phụ ngoài ý muốn như teo da, nhăn da, nứt nẻ.. Chính vì vậy, người bệnh không nên lạm dụng thuốc, dùng theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Uống vitamin C liều cao: Vitamin C có tác dụng tăng khả năng sinh sản collagen, làm đẹp da và hỗ trợ phục hồi những tế bào đang bị tổn thương.
- Kháng sinh ( Cyclin, disulfone): Với những bệnh nhân có nguy cơ lở loét, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn thì sẽ được bác sĩ yêu cầu sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, không nên lạm dụng thuốc trong thời gian dài để tránh gây hại cho cơ thể, tránh nhờn thuốc.
- Retinoides: Retinoides là thuốc có khả năng làm chậm quá trình sinh sản tế bào sừng, điều biến miễn dịch. Nhờ đó, giúp làm mất đi các mảng vảy khiến làn da mịn màng, khỏe khoắn hơn. Người bệnh chỉ nên dùng thuốc trong khoảng 3-4 tuần.
- Thuốc điều trị tại chỗ (Chlormethine, Meschoresthamine…): Pha thuốc với nước theo tỷ lệ 1:5. Sau đó dùng bông y tế thấm dung dịch này rồi lau nên vùng da bị bệnh. Tuy nhiên, nhược điểm của các loại thuốc này là làm da sẫm màu và khô da.
- Trị liệu PUVA: Trị liệu PUVA hay còn được gọi là liệu pháp ánh sáng hay quang hóa trị liệu. Nguyên tắc điều trị là bác sĩ chiếu tia UVA lên vùng da bị tổn thương để chống lại quá trình phân bào, tiêu diệt hay làm giảm tốc độ sinh sản của những tế bào bị bệnh.
- Tắm nắng: Trong ánh nắng mặt trời có chữa tia UVA và UVB không chỉ hỗ trợ điều trị bệnh á vảy nến mà còn cung cấp vitamin D chữa bệnh còi xương, vàng da. Thời gian lý tưởng để tắm nắng là từ 6-8 giờ sáng. Sau khoảng thời gian này ánh nắng mặt trời sẽ chứa nhiều tia tử ngoại do đó, người bệnh không nên ra nắng để tránh cháy da, đau đầu.
Chữa bệnh á vảy nến bằng phương pháp dân gian
Bên cạnh việc dùng thuốc Đông y, Tây y thì người bệnh có thể áp dụng các bài mẹo dân gian để hỗ trợ điều trị bệnh, tránh những tổn thương mà bệnh á vảy nến gây ra.Một số bài thuốc dân gian chữa á vảy nến được nhiều người lựa chọn tin dùng là:
- Lá trà xanh: Lá trà xanh có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, làm sạch vết thương. Người bệnh lấy một nắm trà đem đi rửa sạch rồi đun sôi với 3 lít nước. Chờ cho nước nguội rồi đem đi tắm hoặc ngâm. Người bệnh kiên trì thực hiện mỗi ngày một lần đến khi triệu chứng bệnh được đẩy lùi.
- Lá trầu không: Trong loại cây này chứa nhiều tinh dầu như: Chavicol, cadinen, chavibetol, betel-phenol… giúp làm đẹp da, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, châm chích. Lấy một nắm lá trầu đem đi rửa sạch rồi đun với 2 lít nước. Để nước sôi tầm 5-10 phút thì tắt bếp, để nguội. Mang phần nước đi tắm hoặc ngâm còn phần bã giã nát rồi đắp lên vùng da bị bệnh.
- Giấm táo: Đây là cách chữa vảy nến dân gian được nhiều người áp dụng. Giấm táo chứa nhiều vitamin B, C, các axit amin và nhiều loại khoáng chất khác. Giấm táo giúp kháng khuẩn, làm sạch da, bong vảy và các biểu bì dư thừa. Người bệnh pha giấm táo với một ít mật ong và nước để uống hoặc bôi lên vùng da bị vảy nến.
- Nha đam: Nha đam chứa nhiều vitamin C, A, B2, B1, B12.. và các khoáng chất K, Na, F, Ca có tác dụng dưỡng ẩm, làm đẹp da, diệt khuẩn, ngăn chặn quá trình hình thành á vảy nến, phục hồi vết thương lở loét, nhiễm trùng… Cách thực hiện rất đơn giản: Lấy 1 nhánh nha đam, tước bỏ phần vỏ ngoài rồi lấy phần gel bên trong thoa lên những vị trí da bị bệnh. Sau 20-30 phút thì rửa lại da bằng nước sạch.
- Cây lược vàng: Trong dân gian, người ta dùng cây lược vàng để kháng viêm, giảm đau, phục hồi vết thương bị hở, cải thiện tình trạng bỏng, đỏ da. Cây lược vàng chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe như: Hoạt chất flavonoid, steroid và các loại vitamin C, P… Cách tiến hành: Chuẩn bị một nắm lá cây lược vàng đem đi rửa sạch rồi giã nhuyễn. Lấy phần bã đắp lên vị trí da bị vảy nến. Người bệnh cần kiên trì làm hằng ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Địa chỉ khám chữa bệnh á vảy nến uy tín nhất
Việc tìm ra nguyên nhân và lựa chọn phương pháp điều trị ảnh hưởng rất lớn đến công tác chữa bệnh. Để làm được điều đó, người bệnh cần phải tìm đến các cơ sở y tế uy tín, đảm bảo cho việc chẩn đoán và điều trị chính xác, thu được kết quả cao.Một số gợi ý cho bạn về địa chỉ khám chữa bệnh á vảy nến phổ biến, được tin dùng nhiều nhất hiện nay là:
- Nhà thuốc Đỗ Minh Đường: Nhà thuốc có bề dày lịch sử 150 năm hình thành và phát triển. Ở đây hội tụ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và luôn tận tâm với nghề. Nếu bạn có khó khăn hay khúc mắc gì về bệnh á vảy nến thì có thể tham khảo cơ sở y tế này. Địa chỉ của nhà thuốc ở Số 37A, ngõ Văn Cao, Hà Nội.
- Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng thuốc Dân tộc: Trăn trở với khó khăn của bệnh nhân và đồng lòng cùng ngành y tế đẩy lùi bệnh á vảy nến, Trung tâm đã dày công nghiên cứu ra bài thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang. Đây là bài thuốc chữa bệnh thành công cho hàng ngàn người. Bên cạnh đó, trung tâm có cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại, tiên tiến, đảm bảo cho việc chẩn đoán và chữa bệnh kịp thời cho người bị vảy nến.
- Bệnh viện da liễu trung ương: Đây là bệnh viện chuyên khoa điều trị các vấn đề da liễu tốt nhất khu vực miền Bắc. Bệnh viện có nhiều bác sĩ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, khoa học. Bên cạnh đó, bệnh viện luôn không ngừng cập nhật và phát triển những phương pháp chữa bệnh bằng y học hiện đại. Do đó, bệnh viện đã điều trị thành công rất nhiều ca khó, giúp hàng ngàn người khỏi bệnh và có thể quay trở về cuộc sống thường nhật. Địa chỉ: Số 79B Nguyễn Khuyến, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Tổ hợp Y tế cổ truyền biện chứng Quân dân 102: Nhắc đến địa chỉ chữa bệnh á vảy nến ở đâu tốt nhất, không thể không nhắc đến Tổ hợp Y tế cổ truyền biện chứng Quân dân 102. Với đội ngũ bác sĩ giỏi, bài thuốc hiệu quả, an toàn thì địa chỉ này chính là niềm tin cho những người bị vảy nến. Địa chỉ: số 7 ngách 8/11 Lê Quang Đạo, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Lời khuyên dành cho những người bị bệnh á vảy nến
Để làm thuyên giảm các triệu chứng bệnh á vảy nến, người bệnh không những cần dùng đến thuốc mà còn phải lưu ý những vấn đề sau:
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không tắm bằng nước quá nóng hay quá lạnh. Sau khi tắm nên bôi kem dưỡng ẩm để cân bằng độ ẩm, pH cho da.
- Hạn chế gãi, chà xát, bóc vảy những vùng da bị bệnh để tránh hở vết thương, gây nhiễm trùng cũng như hạn chế bệnh lan rộng ra.
- Tăng cường bổ sung các loại vitamin, nước, khoáng chất cho cơ thể. Nên ăn nhiều thực phẩm chứa chứa beta- carotene, omega-3 như: Cá thu, cá hồi, bí đao, rau cải, quả bơ…
- Không nên ăn mặn, những đồ cay nóng, được chế biến nhiều lần.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá hay những chất kích thích tương tự.
- Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, tránh xa các tác nhân có thể gây bệnh.
- Tập thể dục thường xuyên, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, áp lực quá mức bởi nó sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Ngủ nghỉ đủ giờ, sâu giấc để cơ thể được hồi phục, tái tạo năng lượng.
- Khi dùng thuốc để chữa bệnh cần: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, không lạm dụng nhưng cũng
- không tự ý giảm liều lượng. Nếu trong quá trình chữa bệnh, nếu gặp tác dụng phụ thì phải ngừng tạm thời và đi khám.
Bệnh á vảy nến tuy không điều trị dứt điểm được nhưng người bệnh có thể kiểm soát bằng cách thay đổi chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống, vệ sinh… Căn bệnh này tuy không nguy hiểm đến tính mạng hay gây ra hậu quả nghiêm trọng gì nhưng nó làm mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến giao tiếp và chất lượng cuộc sống. Nếu người bệnh phát hiện ra dấu hiệu bất thường nào trên da thì cần đi gặp bác sĩ để được nghe tư vấn và hỗ trợ điều trị.