Bệnh Á Sừng Ở Trẻ Em – Đừng Bỏ Qua Những Vấn Đề Cần Nắm Rõ
Bệnh á sừng ở trẻ em gây ra tình trạng da khô, bong tróc, nứt nẻ và thường xảy ra ở những đối tượng bị viêm da cơ địa. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh có thể gây ra tổn thương về sức khỏe, tâm lý và thẩm mỹ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để phụ huynh có thêm hiểu biết về căn bệnh này.
Bệnh á sừng ở trẻ em là gì? Có nguy hiểm hay không?
Bệnh á sừng ở trẻ em là thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng khô da, bong tróc và nứt nẻ khiến bé đau đớn, khó chịu. Y học đã nghiên cứu và chứng minh đây là biểu hiện dày sừng, chàm hóa của bệnh lý viêm da cơ địa.Bệnh lý vảy nến á sừng thường kéo dài và điều trị triệt để rất khó khăn, dễ dàng tái phát khi có điều kiện thuận lợi. Phần lớn đối tượng mắc bệnh là những bé ở giai đoạn từ 2 tuổi đến khi dậy thì.
- Ảnh hưởng tới thẩm mỹ của trẻ do bệnh có thể để lại sẹo lồi hoặc sẹo lõm. Bệnh khiến trẻ tự ti, ảnh hưởng tâm lý khi giao tiếp.
- Trẻ sơ sinh mắc bệnh quấy khóc thường xuyên, bỏ bú, ăn kém, tăng nguy cơ gây suy dinh dưỡng.
- Nguy cơ biến chứng nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu nếu mắc á sừng lâu ngày không được điều trị.
- Trẻ có nguy có bị biến dạng móng chân, móng tay.
Biến chứng gây ra bởi bệnh á sừng ở trẻ em thường gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và tâm lý. Chính vì vậy cha mẹ cần có hiểu biết về căn bệnh để nhanh chóng phát hiện và có phương án xử lý đúng cách khi cần thiết.
Nhận biết bệnh á sừng ở trẻ em qua dấu hiệu nào?
Phụ huynh có thể nhận biết căn bệnh á sừng ở trẻ em thông qua những biểu hiện sau đây:
- Tình trạng da đỏ, khô, bong tróc, nứt nẻ: Biểu hiện ban đầu là da bé bị khô, hơi đỏ tại đầu ngón tay, ngón chân. Sau đó một thời gian xuất hiện tình trạng bong tróc lan rộng ra bàn tay, bàn chân, gót chân khiến trẻ cảm thấy khó chịu.
- Nứt da tại vị trí đầu ngón chân và ngón tay: Vết nứt sâu sẽ gây đau đớn, đóng vảy hoặc rỉ dịch, máu. Tình trạng có thể nghiêm trọng hơn khi thời tiết hanh khô vào mùa đông.
- Mụn nước xuất hiện: Trẻ nhỏ có thể xuất hiện các mụn nước kích thước nhỏ và ngày càng lan rộng. Thời gian sau đó móng chân, móng tay bị sần sùi và biến dạng gây mất thẩm mỹ.
Tổng hợp các nguyên nhân gây bệnh phổ biến hiện nay
Nghiên cứu chỉ ra rằng căn bệnh xảy ra nhiều hơn ở các bé trai. Trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 2 tới 14 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Nguyên nhân gây bệnh có thể bắt nguồn từ các yếu tố sau đây:
- Yếu tố di truyền: Cha mẹ từng mắc bệnh á sừng thì con sinh ra cũng có nguy cơ mang gen bệnh lên tới 50%. Đây là vấn đề đã được nhiều nghiên cứu chứng minh và chỉ rõ.
- Yếu tố cơ địa: Bệnh á sừng ở trẻ em có nguy cơ xảy ra cao với những ai có hệ miễn dịch yếu. Trẻ nhỏ thường xuyên ốm vặt và dễ nhạy cảm với các tác nhân như phấn hoa, nấm mốc, bụi bẩn, lông động vật cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
- Do thời tiết: Sự thay đổi thời tiết đột ngột, quá nóng hoặc quá lạnh cùng với điều kiện độ ẩm thấp cũng là một trong những nguyên nhân khiến căn bệnh phát triển.
- Thiếu chất dinh dưỡng: Trẻ nhỏ bị thiếu hụt các vitamin A, D, B, E và nhóm khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của da sẽ tăng nguy cơ bị bệnh á sừng.
- Vệ sinh kém: Việc vệ sinh chân tay không đúng cách nhất là tại các vùng đốt ngón tay, ngón chân, vùng cổ tay sẽ khiến vi khuẩn tích tụ và gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Trẻ nhỏ tiếp xúc với hóa chất: Trẻ em thường xuyên tiếp xúc với xà phòng, bột giặt và sữa tắm có thể gây mòn da hoặc mắc bệnh á sừng.
- Đi giày thường xuyên: Việc thường xuyên đi giày khiến da không được thoáng khí, mồ hôi không được thấm hút có thể là môi trường để nấm mốc phát triển, vi khuẩn tấn công.
Điều trị bệnh á sừng ở trẻ em hiệu quả, an toàn
Cách chữa á sừng ở trẻ có nhiều điểm khác biệt so với ở người lớn. Mục đích điều trị nhằm giảm bớt tình trạng sưng, đỏ, khô da đồng thời hỗ trợ phục hồi các tổn thương bên ngoài.Nguyên tắc trị bệnh cho trẻ là không chà xát, không gãi ngứa vào vùng đang bị mắc bệnh. Thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Trong quá trình điều trị bệnh á sừng ở trẻ em cần kiên trì mới có thể đạt được hiệu quả như mong muốn. Các phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay bao gồm: Sử dụng thuốc Tây, thuốc Đông y hoặc mẹo dân gian.
Sử dụng thuốc Tây trị bệnh nhanh chóng
Điều trị bệnh á sừng cho trẻ nhỏ có thể sử dụng một số loại thuốc tân dược sau:
- Kem dưỡng ẩm: Tác dụng dưỡng ẩm cho da, hạn chế tình trạng khô da ở trẻ nhỏ. Các loại kem phổ biến hiện nay bao gồm sản phẩm chứa Ure, Dimethicone hoặc Petrolatum. Phụ huynh cần dùng kem thoa lên da bé sau khi tắm, trước khi đi ngủ hoặc bất cứ khi nào phát hiện vùng da bị khô.
- Thuốc mỡ bôi da: Các loại thuốc phổ biến bao gồm: Corticoid bôi tại chỗ Hydrocortison 1%, Clobetasone butyrate, mỡ bôi chống nấm, thuốc điều hòa miễn dịch Tacrolimus. Sử dụng các loại thuốc mỡ bôi bên ngoài da này theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Thuốc uống: Được chỉ định với các trường hợp trẻ mắc bệnh ở giai đoạn nặng. Các loại thuốc được dùng dạng uống bao gồm: Kháng sinh, thuốc chống dị ứng, chống nấm hoặc một số loại vitamin. Liều dùng sẽ được bác sĩ kê căn cứ theo thể trạng của từng bệnh nhân.
Bài thuốc chữa bệnh bằng Đông y
Đông y cho rằng bệnh á sừng xảy ra do tình trạng nóng trong kéo dài kết hợp với nhiễm phong hàn. Việc điều trị sẽ được áp dụng với nguyên tắc đi sâu diệt tận gốc nguyên nhân gây bệnh, đồng thời cải thiện dần các triệu chứng ngoài da.Dưới đây là tổng hợp một số bài thuốc Đông y có thể áp dụng với trẻ em:
- Bài thuốc số 1: Dược liệu sử dụng bao gồm: Thổ phục linh, bồ công anh, trinh nữ, đơn đỏ, rau má, xác ve sầu, kim ngân. Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn với định lượng cụ thể. Dược liệu cần đem sắc kỹ với nước sau đó chia nước thuốc thành 2 phần cho bé uống trong ngày.
- Bài thuốc số 2: Chuẩn bị các dược liệu cho bài thuốc này bao gồm hỏa tiêu, dã cúc hoa, phác tiêu, khô phàn,… Thực hiện bằng cách cho toàn bộ các dược liệu nói trên vào nồi và đun sôi kỹ với nước. Sử dụng nước thuốc để rửa, ngâm vùng da bị bệnh của trẻ.
- Bài thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang: Bài thuốc sử dụng dược liệu chính như thổ phục linh, đan sâm, kê huyết đằng. Công dụng của bài thuốc giúp là tiêu viêm, giải độc, chống dị ứng, khoanh vùng những tổn thương ngoài da. Đồng thời Thanh Bì Dưỡng Can Thanh cũng giúp tái tạo và chăm sóc da bé từ sâu bên trong, hạn chế tình trạng tái phát.
- Bài thuốc An Bì Thang: Sử dụng các dược liệu là bồ công anh, đơn đỏ, tơ hồng, ké đầu ngựa, kim ngân cảnh, hồng hoa, trầu không, sài đất, bí đao, tang bạch bì,… Với những nguyên liệu trên, bài thuốc được chia thành nhiều chế phẩm nhỏ với công dụng làm mềm da, thông thoáng lỗ chân lông, sát khuẩn, tiêu viêm, chăm sóc và kích thích sản sinh tế bào mới,… Ở mỗi tình trạng bệnh bác sĩ sẽ chỉ định chế phẩm phù hợp nhất với cơ địa của bé.
- Bài thuốc của Tổ hợp Y tế cổ truyền biện chứng Quân dân 102: Bài thuốc Viêm da Quân dân 102 gồm thuốc uống, thuốc bôi. Tùy theo tình trạng bệnh lý của bé mà thầy thuốc sẽ chỉ định chế phẩm phù hợp nhất. Với bài thuốc bôi được chiết xuất từ các thành phần như kim ngân hoa, kinh giới, khổ sâm, bí đao,… Công dụng của bài thuốc là tiêu viêm, giảm ngứa nhanh chóng đồng thời tái tạo tế bào da, phù hợp với những người bị viêm da cơ địa, á sừng, vảy nến.
Thuốc Đông y sử dụng nguồn dược liệu tự nhiên, an toàn và hầu như không gây tác dụng phụ. Vì thế thuốc có thể sử dụng với trẻ em và đảm bảo tính an toàn cao, tuy nhiên bố mẹ cần kiên trì cho bé sử dụng. Hoặc tốt nhất phụ huynh nên đưa bé tới các cơ sở chữa bệnh Đông y uy tín để được khám và bốc thuốc đúng bệnh.
Mẹo dân gian trị bệnh á sừng ở trẻ em
Trẻ nhỏ không nên lạm dụng thuốc tân dược bởi đôi khi sẽ gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển. Vì thế nhiều phụ huynh đã lựa chọn các mẹo dân gian vừa đơn giản, dễ thực hiện lại an toàn để điều trị bệnh á sừng ở trẻ em.Dưới đây là tổng hợp một số mẹo dân gian bố mẹ có thể sử dụng để chữa bệnh á sừng tại nhà cho con:
- Lá trầu không: Sau khi rửa sạch lá trầu phụ huynh đem đi đun cùng với một lượng nước vừa đủ. Sau khi sôi kỹ khoảng 15 phút thì tắt bếp, chờ cho nước nguội và dùng để rửa cho bé.
- Cách chữa á sừng ở trẻ bằng lá trà xanh: Cách làm tương tự với lá trầu không đã hướng dẫn phía trên.
- Dầu dừa: Sau khi vệ sinh sạch vùng da bé đang bị á sừng bố mẹ thấm vài giọt dầu dừa lên khu vực bị tổn thương, massage nhẹ nhàng trong khoảng thời gian 10 phút. Dầu dừa sẽ tăng cường độ ẩm cho da của bé, hạn chế tình trạng khô da, bong tróc.
- Cây vòi voi: Cây vòi voi đã rửa sạch đất cát đem giã cùng với muối sạch, hỗn hợp thu được sử dụng để đắp lên vùng da đang bị bệnh của bé. Dùng gạc cố định thuốc qua đêm để phát huy tối đa hiệu quả.
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ em bị bệnh á sừng
Chăm sóc và vệ sinh cho trẻ đúng cách sẽ giúp quá trình điều trị á sừng diễn ra nhanh chóng hơn, đồng thời hạn chế việc tái phát.
Trẻ em bị bệnh á sừng nên ăn gì và kiêng gì?
Chế độ ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hồi phục của trẻ. Cha mẹ nên cân nhắc kỹ lưỡng trong việc chọn lựa thực phẩm dành cho bé bị á sừng.
- Thực phẩm nên ăn: Cha mẹ nên bổ sung các loại rau củ quả để tăng cường chất xơ, vitamin và cho trẻ uống đủ nước.
- Thực phẩm nên kiêng: Bị á sừng không nên ăn các loại thực phẩm có thể gây dị ứng như thịt bò, gà, nấm, đậu phộng hoặc hải sản. Đồ ăn đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn, các loại dầu mỡ, đường, muối nên hạn chế.
Hướng dẫn cách dưỡng ẩm cho da trẻ nhỏ khi bị bệnh
Việc dưỡng ẩm cho da bé khi bị bệnh là hết sức cần thiết để hạn chế tình trạng da khô, bong tróc. Các biện pháp cần thực hiện trong quá trình điều trị bệnh á sừng ở trẻ em như sau:
- Sau khi tắm nên làm ẩm làn da bằng các loại kem dưỡng ẩm dành riêng cho bé.
- Thực hiện việc thoa kem và massage nhẹ nhàng trong khoảng thời gian 3 phút.
- Mỗi ngày nên thoa kem ít nhất 2 lần, thoa đều ở vùng da bị á sừng và những vùng lân cận.
- Tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm kem dưỡng ẩm nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả tối đa.
Địa chỉ chữa bệnh á sừng ở trẻ em hiệu quả, uy tín
Việc điều trị bệnh á sừng ở trẻ em có nhiều điểm khác biệt so với trị bệnh ở người lớn. Chính vì thế cần chọn lựa các đơn vị uy tín, đảm bảo việc chữa bệnh diễn ra an toàn và hiệu quả nhất. Dưới đây là tổng hợp một số đơn vị hàng đầu hiện nay.
Trị á sừng ở trẻ em tại Bệnh viện Da liễu Trung ương
Đây là bệnh viện đầu ngành chuyên điều trị các bệnh lý da liễu, trong đó có căn bệnh á sừng ở trẻ nhỏ. Đội ngũ y bác sĩ là những chuyên gia đầu ngành ở nước ta, đảm bảo đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất cho thể trạng của từng bé.
- Địa chỉ: Cha mẹ có thể đưa bé tới số 15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội để thăm khám, điều trị.
Tổ hợp Y tế cổ truyền biện chứng Quân dân 102
Tiền thân của Tổ hợp Y tế cổ truyền biện chứng Quân dân 102 là Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông Việt Nam. Quân Dân 102 là cơ sở khám chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp vật lý trị liệu và Tây y, phát triển theo tôn chỉ “Hơn cả tình thân – Tận tâm phục vụ”. Hiện cơ sở đã điều trị thành công nhiều căn bệnh mãn tính nguy hiểm, bao gồm cả á sừng, vảy nến.
- Địa chỉ: Bệnh viện có địa chỉ tại số 7 Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo thuộc phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Tại TPHCM bệnh viện tọa lạc tại số 179 đường Nguyễn Văn Thương thuộc phường 25, quận Bình Thạnh.
Chữa bệnh á sừng ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Đây là bệnh viện tuyến Trung ương chuyên điều trị cho đối tượng là trẻ em. Cơ sở được nhiều người đánh giá cao về hiệu quả điều trị, đồng thời nơi đây cũng sở hữu đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm. Trẻ nhỏ mắc các bệnh lý da liễu nói chung và bệnh á sừng nói riêng sẽ được thăm khám và đưa ra các chỉ định điều trị phù hợp.
- Địa chỉ: Hãy đưa bé tới số 879 Đường La Thành, Đống Đa, Hà Nội để được thăm khám.
Trung tâm Thuốc dân tộc
Sau nhiều năm xây dựng và phát triển, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã không ngừng lớn mạnh, vươn lên khẳn định vị trí của mình trong công tác nghiên cứu, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.Trung tâm đã sưu tầm được hơn 100 bài thuốc cổ phương và ứng dụng thành công vào khâu khám chữa các bệnh về xương khớp, sinh lý, da liễu, bao gồm á sừng. Vì thế bố mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi cho bé khám, điều trị vảy nến á sừng, chàm hay viêm da cơ địa tại đây.
- Địa chỉ: Trung tâm hiện đang tọa lạc tại Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, quận Thanh Xuân, Hà Nội hoặc số 145 Hoa Lan thuộc phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM.
Trị bệnh á sừng tại Bệnh viện Da liễu TPHCM
Một địa chỉ không thể bỏ qua nếu bạn muốn chữa bệnh á sừng cho trẻ nhỏ tại khu vực Sài Gòn đó là Bệnh viện Da liễu TPHCM, đơn vị hàng đầu chuyên điều trị bệnh ngoài da, đặc biệt là bệnh á sừng.Khi tới khám tại bệnh viện, cha mẹ sẽ nhận được sự tư vấn tận tình từ đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa đầu ngành dày kinh nghiệm. Quá trình chữa bệnh cũng sẽ được rút ngắn đáng kể nhờ việc ứng dụng công nghệ hiện đại.
- Địa chỉ: Chữa bệnh tại Bệnh viện Da liễu TPHCM nên tới số 2 Nguyễn Thông, Quận 3, TPHCM.
Chữa bệnh á sừng ở trẻ em tại Bệnh viện Da liễu TP Đà Nẵng
Bệnh viện chuyên điều trị các bệnh lý ngoài da trong đó có bệnh á sừng ở trẻ nhỏ tai khu vực Đà Nẵng. Hiện nay, cơ sở đã đầu tư hệ thống trang thiết bị và máy móc hiện đại để đáp ứng nhu cầu khám chữa của đông đảo bệnh nhân.
- Địa chỉ: Cha mẹ đưa trẻ tới số 91 Dũng sĩ Thanh Khê, Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng.
Viện Da liễu
Đáp án tốt nhất cho câu hỏi chữa á sừng trẻ em ở đâu uy tín, chất lượng chính là Viện Da liễu. Đây là địa chỉ đã được công nhận, khẳng định và ghi dấu trong lòng độc giả với nhiều giải thưởng danh giá. Không những vậy, các bài thuốc điều trị của Viện được đội ngũ chuyên gia trong và ngoài nước nghiên cứu, tối ưu nhằm mang đến sự hài lòng cao nhất cho khách hàng. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn về địa chỉ chữa nên tham khảo Viện Da liễu, cơ sở chắc chắn không làm bạn thất vọng.Địa chỉ: Tại Hà Nội Viện có địa chỉ tại số 123 Hoàng Ngân thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân. Tại TPHCM là số 48B Đặng Dung thuộc phường Tân Định, Quận 1.Bệnh á sừng ở trẻ em có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý của bé. Vì thế khi nhận thấy dấu hiệu của bệnh, phụ huynh hãy đưa bé tới cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị.
Bạn nên biết