Bệnh Á Sừng Có Lây Không, Có Di Truyền Không? (2022)

Bệnh á sừng có lây không, có di truyền không là thắc mắc của rất nhiều người. Đây là một căn bệnh ngoài da phổ biến, gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là các thành viên trong cùng một gia đình. Câu trả lời về tính lây nhiễm và di truyền của bệnh sẽ được chuyên gia giải đáp trong bài viết dưới đây.

Bệnh á sừng có lây không?

Bệnh á sừng là một dạng viêm da mãn tính, được nhận biết bởi các dấu hiệu da khô, bong tróc, nứt nẻ, nặng hơn có thể gây chảy máu, đau đớn. Bệnh chỉ xảy ra ở lớp sừng của da, trên bất kỳ vị trí nào của cơ thể nhưng chủ yếu ở bàn và ngón tay, chân, da đầu, trán…. 

Á sừng gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh
Á sừng gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh

Về bản chất, cơ chế gây bệnh của á sừng liên quan đến hoạt động của tuyến bã nhờn và chức năng dưỡng ẩm tự nhiên của da. Khi độ ẩm của da xuống thấp, quá trình chuyển hóa sừng không được hoàn thiện, vẫn còn nhân tế bào và chất tế bào da, từ đó gây nên các triệu chứng bệnh.

Nguyên nhân gây á sừng chủ yếu do di truyền, cơ địa và các tác nhân bên ngoài khác. Do không bắt nguồn từ từ vi khuẩn hay virus, nên á sừng không có khả năng lây nhiễm như các bệnh ghẻ, nấm da…

Trả lời cho câu hỏi bệnh á sừng có lây không, bác sĩ Phương cho biết: “Bệnh á sừng không có khả năng lây nhiễm từ người sang người khi tiếp xúc thông thường. Kể cả khi người bình thường tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh thì khả năng lây nhiễm cũng không có. Do vậy, người bệnh á sừng có thể sống bình thường mà không phải lo lắng lây nhiễm cho người khác. Ngược lại, mọi người cũng không nên kỳ thị khi có người thân, bạn bè đang mắc bệnh á sừng.”

Mặc dù không có tính lây nhiễm cộng đồng, tuy nhiên người bị á sừng cũng không nên chủ quan. Bởi nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, các tổn thương tại da có thể lan rộng ra các bộ phận lân cận, đặc biệt là các trường hợp bội nhiễm nấm, vi khuẩn.

Tình trạng này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ. Do đó, bạn nên đi khám và điều trị sớm, ngay từ khi có các dấu hiệu đầu tiên để tăng tỷ lệ khỏi và hạn chế nguy cơ biến chứng.

Bệnh á sừng không lây nhiễm, vậy có di truyền không?

Á sừng không có lây nhiễm nhưng có tính di truyền. Tại các bệnh viện da liễu, một số nghiên cứu dịch tễ cho thấy, có tới 72% người bị bệnh á sừng có người thân trong thế hệ cận huyết bị bệnh á sừng hoặc một bệnh viêm da cơ địa khác. Không chỉ kết quả thống kê này, các nghiên cứu cụ thể về gen di truyền của các chuyên gia hàng đầu đều khẳng định bệnh á sừng có tính di truyền rất cao.

Á sừng có tính di truyền từ bố mẹ sang con cái với tỷ lệ lên tới 50%
Á sừng có tính di truyền từ bố mẹ sang con cái với tỷ lệ lên tới 50%

Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ có tiền sử mắc bệnh á sừng thì con cái có nguy cơ bị bệnh lên tới 45%. Tỉ lệ này có thể tăng lên tới hơn 50% nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh. Điều này lý giải nguyên nhân tại sao dù á sừng không lây nhiễm những trong một gia đình lại có nhiều người cùng mắc bệnh. Tỉ lệ di truyền sẽ giảm đi rõ rệt theo khoảng cách giữa các thế hệ cận huyết do xác suất kết hợp gen gây bệnh giảm.

Một số nguyên nhân gây bệnh á sừng thường gặp

Mặc dù không lây nhiễm và có tính di truyền, tuy nhiên, không phải cứ cha mẹ mắc bệnh là sẽ di truyền cho con cái. Và cũng không phải nếu trong gia đình không có tiền sử bị á sừng sẽ không mắc bệnh. Á sừng có thể bùng phát do rất nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố con người và môi trường.

Một số yếu tố làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh á sừng:

  • Do cơ địa: Những người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng, hệ miễn dịch quá mẫn cảm với các dị nguyên như thời tiết, lông động vật, phấn hoa, bụi bẩn, nấm mốc… thường có nguy cơ mắc bệnh á sừng cao hơn.
  • Thời tiết: Ngoài cơ địa và di truyền, thời tiết là một trong những nguyên nhân khiến bệnh á sừng trở nên phổ biến hơn. Thời tiết hanh khô, lạnh, độ ẩm thấp là điều kiện thuận lợi cho bệnh á sừng khởi phát hoặc nặng hơn. Nguyên nhân bởi khi đó các tế bào biểu bì da bị mất nước sẽ bị oxy hóa tạo thành sừng nhanh hơn.
  • Tiếp xúc hóa chất: Hóa chất độc hại không chỉ gây kích ứng da và tổn thương mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh á sừng. Một số tác nhân như chất tẩy rửa, xà phòng, mỹ phẩm, nguồn nước độc hại, ô nhiễm… có thể tác nhân gây nên bệnh.
Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất mà không có đồ bảo hộ làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất mà không có đồ bảo hộ làm tăng nguy cơ mắc bệnh
  • Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Một số loại vitamin như A, D, E, B, K… và các  khoáng chất như kẽm, đồng… rất cần thiết cho các hoạt động tái tạo, phục hồi và bảo vệ da hằng ngày. Nếu chế độ dinh dưỡng thiếu hụt những chất dinh dưỡng này, bạn có nguy cơ bị á sừng cao hơn những người khác.
  • Dùng thuốc: Một số loại thuốc có thể là tác nhân gây nên bệnh á sừng. Điển hình là thuốc kháng sinh làm suy giảm sức đề kháng của da và các loại corticoid gây dị ứng kích ứng da nghiêm trọng gây viêm nhiễm, dày sừng, teo da…
  • Vệ sinh kém: Vệ sinh cá nhân và vệ sinh thân thể hằng ngày không sạch sẽ là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng tấn công và gây tổn thương da. Từ đó hình thành bệnh á sừng.

Cách phòng ngừa bệnh á sừng

Bệnh á sừng dễ tái phát, đặc biệt là khi gặp các yếu tố thuận lợi. Do vậy, chúng ta nên tự bảo vệ bản thân bằng cách thực hiện những biện pháp phòng ngừa đơn giản dưới đây:

  • Hạn chế rửa tay nhiều với nước để tránh làm mềm da, tạo điều kiện cho các tác nhân bên ngoài gây tổn thương da. Ngoài ra, tiếp xúc thường xuyên với nước còn khiến da dễ bong tróc.
  • Không ngâm tay chân với nước muối bởi có thể khiến da khô và dễ nứt nẻ hơn.
  • Uống nhiều nước: Nước không chỉ giúp cơ thể tăng cường thải độc mà còn giúp cân bằng độ ẩm, hạn chế mất nước ở da. Các loại nước trái cây còn góp phần bổ sung nhiều vitamin và các dưỡng chất thiết yếu giúp bảo vệ da và phòng ngừa bệnh tật.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất độc hại, chất tẩy rửa, xà phòng, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, đất, nước bẩn. Nếu trường hợp bắt buộc phải làm việc trong môi trường này, bạn nên tạo thói quen đeo khẩu trang, găng tay cao su và đi ủng cao su để bảo vệ da.
Phòng bệnh á sừng bằng cách đeo găng tay bảo hộ
Phòng bệnh á sừng bằng cách đeo găng tay bảo hộ
  • Cẩn trọng khi lựa chọn các loại hóa chất cần thiết trong sinh hoạt như nước rửa bát chén, bột giặt, sữa tắm, dầu gội đầu… Nên lựa chọn các sản phẩm chiết xuất thiên nhiên, được sản xuất tại các thương hiệu uy tín.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm, đặc biệt là vào mùa đông. Nên kem dưỡng ẩm có chiết xuất từ thiên nhiên sẽ giúp dưỡng da hiệu quả, ngăn chặn tình trạng khô ráp và bong tróc của da, phòng tránh bệnh á sừng.
  • Cắt ngắn móng tay, chân thường xuyên và giữ vệ sinh sạch sẽ
  • Xây dựng thực đơn ăn uống đủ chất, tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất từ rau xanh và hoa quả tươi
  • Hạn chế các thực phẩm, đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia thuốc lá và các thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, nhộng, thịt gà, ớt, muối…
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật.
  • Điều trị triệt để các bệnh về da và các bệnh nhiễm khuẩn khác.

Hi vọng qua bài viết trên đây, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc “bệnh á sừng có lây không? có di truyền không”. Mặc dù không có khả năng lây nhiễm nhưng á sừng có tính di truyền và lan rộng. Do vậy, người bệnh không nên chủ quan. Cần sớm phát hiện, khám và điều trị hợp lý tại các cơ sở uy tín.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt có nguy hiểm gì không?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?