Bệnh Á Sừng Có Chữa Được Không? Hướng Dẫn Phòng Bệnh Hiệu Quả

Á sừng là một dạng bệnh viêm da thường gặp, chiếm khoảng 20% tổng số ca bệnh da liễu. Bệnh gây ra những tình trạng bong tróc, nứt nẻ, khô da, chảy máu… gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Do các triệu chứng này kéo dài dai dẳng, khó điều trị làm nhiều người lo lắng và thắc mắc bệnh á sừng có chữa được không, có nguy hiểm không? Để trả lời cho 2 câu hỏi trên mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Bệnh á sừng có chữa được không?

Á sừng vảy nến là một bệnh da liễu với các biểu hiện ngoài da như ngứa ngáy, nứt nẻ, khô da và xuất hiện nhiều mảng bong tróc. Căn bệnh này thường gặp ở các vị trí như bàn chân, gót chân, bàn tay, da đầu.. gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó có nhiều người lo lắng không biết bệnh á sừng có chữa được không? Liệu có nguy hiểm đến tính mạng không?

Bệnh á sừng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể
Bệnh á sừng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể
Theo nhận định từ Ths.Bs. Lê Phương – Giám đốc chuyên môn của Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam cho biết, bệnh á sừng là một căn bệnh da liễu khó điều trị và rất dễ tái phát. Tuy nhiên, nếu người bệnh phát hiện sớm và có phương pháp điều trị đúng đắn thì có thể chữa khỏi hoàn toàn. Ngược lại, nếu bệnh không được chữa trị đúng cách, kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, cụ thể như:

  • Bội nhiễm và hoại tử: Người mắc bệnh á sừng sẽ xuất hiện các mảng bong tróc, dày sừng gây khô da, bít lỗ chân lông khiến mồ hôi và cặn bẩn không tiết ra ngoài được. Đây là cơ hội khiến vi khuẩn, nấm mốc như liên cầu khuẩn, tụ cầu vàng và trực khuẩn mủ xanh tồn tại trên da và gây bệnh. Điều đó khiến da ngứa ngáy dữ dội, liên tục cào gãi gây nứt nẻ, vết thương nghiêm trọng hơn.
  • Nhiễm trùng máu, nhiễm trùng mô: Đây là một biến chứng khá nguy hiểm do bệnh á sừng gây ra. Với những trường hợp bị nhiễm trùng lan rộng, vi khuẩn xâm nhập vào máu di chuyển tới các cơ quan khác như màng khớp, màng tim gây nên bệnh viêm tủy xương, tim mạch, biến dạng khớp và hạn chế vận động..
  • Hạn chế chức năng da: Khi nhiễm bệnh, lớp sừng trở nên suy yếu, mất đi độ đàn hồi mềm mại cần thiết khiến da khô, sần sùi thậm chí là nứt nẻ, chảy máu. Nếu tình trạng bệnh nặng hơn sẽ cơ thể mất nước, mất cân bằng điện giải trên da. Từ đó, làm cơ thể suy kiệt, mất sức và suy giảm hệ miễn dịch. Nếu tình trạng bệnh không được kiểm soát thì bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính, liken hóa gây tổn thương nghiêm trọng trên da và khó điều trị hơn rất nhiều.

Chính vì vậy, khi mới phát hiện ra những dấu hiệu bất thường trên da, người bệnh cần có biện pháp xử lý, điều trị ngay lập tức. Người bệnh có thể tham khảo 3 cách chữa bệnh á sừng sau:

Xem thêm

Có thể điều trị bệnh á sừng bằng phương pháp Tây y
Có thể điều trị bệnh á sừng bằng phương pháp Tây y

  • Phương pháp Đông y: Các bài thuốc Đông y không chỉ hỗ trợ điều trị dứt điểm bệnh, giải quyết tận gốc của vấn đề mà còn giúp bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng ngăn ngừa bệnh tái phát. Bên cạnh đó, biện pháp chữa bệnh này khá an toàn, phù hợp với mọi lứa tuổi. Người bệnh cần tìm đến cơ sở y tế uy tín thăm khám, bốc thuốc và dùng thuốc theo đúng chỉ thị của các lương y.
  • Phương pháp Tây y: Dùng thuốc Tây y chữa bệnh á sừng mang lại hiệu quả nhanh chóng, tiện lợi. Các bài thuốc Tây y này có thể bào chế dưới dạng thuốc uống, thuốc bôi điển hình như: Kem bôi corticoid, thuốc mỡ Nizoral, griseofulvin, thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm… Người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
  • Áp dụng mẹo dân gian: Cách chữa bệnh này chỉ nên áp dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát. Ưu điểm lớn nhất của biện pháp này là nó khá an toàn, dễ kiếm, tiết kiệm chi phí và có thể tiến hành tại nhà nên vẫn được nhiều người ưa chuộng. Một số loại thảo dược thường dùng là lá trầu không, lá lốt, dầu dừa, chanh, cây định lăng và huyết dụ…

Với thắc mắc “Bệnh á sừng có chữa được không” có thể thấy căn bệnh này hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được điều trị kịp thời và đúng cách, kết hợp thêm với chế độ kiêng khem cẩn thận. Với những trường hợp nặng, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có lộ trình chữa bệnh phù hợp. Bên cạnh đó, người bệnh cần xây dựng cho mình lối sống khoa học, lành mạnh, không để da tiếp xúc với tác nhân gây hại để tránh bệnh tình tái phát.

 Những nguyên tắc trong việc phòng tránh và chữa bệnh á sừng

Bên cạnh việc điều trị, dùng thuốc thì người bệnh cũng cần lưu ý một vài nguyên tắc sau:

Tắm gội sạch sẽ đúng cách sẽ giúp phòng ngừa bệnh á sừng
Tắm gội sạch sẽ đúng cách sẽ giúp phòng ngừa bệnh á sừng

  • Không bóc vảy, kỳ cọ quá mạnh lên những vùng da bị bệnh, đặc biệt là những nơi có vết thương hở để tránh làm da tổn thương nghiêm trọng hơn.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm gội ngày 1-2 lần bằng nước ấm.
  • Luôn giữ ẩm cho da, đặc biệt khi thời tiết hanh khô, nóng bức.
  • Khuyến khích dùng các loại mỹ phẩm, xà phòng, sữa tắm, dầu gội.. có nguồn gốc từ tự nhiên.
  • Chỉ dùng thuốc Đông, Tây y theo khuyến cáo của bác sĩ. Tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn sử dụng thuốc để tránh gặp phải tác dụng phụ không đáng có.
  • Cung cấp độ ẩm từ sâu bên trong cho da bằng cách uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, ăn nhiều rau củ quả…
  • Tăng cường tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Trong quá trình điều trị, bệnh nhân không nên ăn hoặc uống các loại thực phẩm chứa cồn, chất kích thích như rượu bia, cà phê, mù tạt.. và những người có làn da mẫn cảm cũng cần tránh xa những món ăn có thể gây dị ứng như hải sản, trứng, sữa..

Trên đây là những thông tin khái quát giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi bệnh á sừng có chữa được không. Hy vọng, thông qua bài viết, bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh á sừng cũng như tìm cho mình một phương pháp và lối sống đúng đắn để ngăn ngừa, điều trị bệnh tốt hơn.

5/5 - (2 bình chọn)

CLICK ĐỌC NGAY

Tin mới

Mách Bạn 11 Loại Lá Tắm Chữa Viêm Da Cơ Địa Dễ Kiếm Và Hiệu Quả

Mề đay cấp: Nguyên nhân và cách chữa bệnh hiệu quả

Nổi mề đay sưng môi: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và hướng điều trị

[Chuyên Gia Giải Đáp] Nổi Mề Đay Bao Lâu Thì Khỏi Hoàn Toàn?

Bệnh Mề Đay Có Lây Không? Cách Ngăn Ngừa Tái Phát Hiệu Quả

Chữa mề đay mãn tính bằng Đông y có nên hay không? Lưu ý thực hiện

Mẩn Ngứa Ở Trẻ – Top 14 Cách Chữa Bố Mẹ Không Được Bỏ Qua

Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Mặt: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị An Toàn

Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Lưng Là Biểu Biện Của Bệnh Gì Và Cách Trị

Dị Ứng Thời Tiết: Nguyên Nhân – Triệu Chứng – Cách Trị Bệnh Tận Gốc

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?