Bệnh á sừng: Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả
Á sừng là một căn bệnh ngoài da, thường xuyên tái phát và kéo dài dai dẳng. Bệnh á sừng khiến cho làn da trên cơ thể luôn khô rát, nứt nẻ và chảy máu gây ra cảm giác đau đớn, khó khăn, tự ti khi giao tiếp. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra bệnh á sừng? Bệnh có lây không? Có chữa được không? Bạn đọc hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về căn bệnh da liễu này.
Bệnh á sừng là gì?
Á sừng là một dạng bệnh nhánh của viêm da cơ địa. Nó có tên khoa học là Dermatitis plantaris sicca. Tình trạng này diễn ra khi lớp sừng bị chuyển hóa dang dở, các tế bào trên da còn nhân và nguyên sinh.
Theo y học, lớp sừng chuyển hóa dở dang được gọi là sừng non, sừng tạp kém chất lượng, sừng bở. Khi bị á sừng da sẽ khô, nứt và bong tróc từng mảng, thậm chí là chảy máu. Người bị á sừng sẽ cảm thấy đau đớn, ngứa rát và tự ti khi giao tiếp với mọi người xung quanh.
Bệnh á sừng thường xảy ra ở các vị trí trên cơ thể như bàn tay, bàn chân, da đầu. Hầu hết mọi đối tượng từ trẻ em đến người già, nam, nữ đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh da liễu này. Tuy nhiên bệnh xảy ra ở trẻ em có mức độ và diễn biến nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời.
Căn bệnh á sừng thường xảy ra vào mùa đông khi thời tiết trở nên hanh khô, nhiệt độ và độ ẩm thấp. Tuy nhiên nó vẫn có thể xảy ra vào mùa hè với những diễn biến rất tệ. Cụ thể vùng da khi bị tổn thương do á sừng sẽ nổi ửng đỏ, ngứa, xuất hiện mụn nước, nguy hiểm hơn là nhiễm khuẩn.
Triệu chứng bệnh á sừng
Các chuyên gia y tế cho biết, triệu chứng lâm sàng ở từng giai đoạn sẽ khác nhau. Theo đó ở giai đoạn lâm sàng (nghĩa là giai đoạn bệnh mới khởi phát) biểu hiện á sừng giống những tổn thương do bệnh chàm gây ra. Những dấu hiệu này thường xuất hiện ở vùng ngón tay, ngón chân, gót chân và da đầu.
Ở giai đoạn mới khởi phát, các triệu chứng á sừng chỉ khiến vùng da bị khô cứng, thỉnh thoảng người bệnh sẽ thấy ngứa rát. Dần dần chúng sẽ lan rộng ra các khu vực xung quanh gây ra những tổn thương nghiêm trọng.
Để ngăn ngừa những tổn thương này bạn cần nắm rõ các triệu chứng của bệnh ở tất cả mọi giai đoạn. Theo đó bạn cần nắm rõ những triệu chứng đặc trưng dưới đây:
Khô da
Khô da là triệu chứng điển hình của bệnh á sừng vảy nến ở giai đoạn mới khởi phát. Theo đó khi bạn sờ vào vùng da này sẽ cảm thấy sần sùi, hơi cứng so với các vùng da xung quanh.
Triệu chứng này rất phổ biến nên thường bị nhầm tưởng là tình trạng da khô nứt nẻ do thời tiết hanh khô. Vì vậy triệu chứng này thường được bỏ qua và không chữa trị tận gốc.
Thế nhưng bạn cần biết, thời tiết mùa đông hanh khô chỉ là yếu tố nguy cơ gây nên bệnh. Nếu bạn vẫn tiếp xúc với môi trường hanh khô này và không thực hiện biện pháp bảo vệ có thể khiến làn da bị tổn thương. Lâu dần da của bạn sẽ bị suy yếu và hình thành bệnh á sừng.
Da có cảm giác ngứa ngáy
Ngứa ngáy khó chịu là một triệu chứng điển hình khác của bệnh á sừng. Khi da có cảm giác ngứa, người bệnh thường dùng tay để gãi, chà xát. Hành động này sẽ khiến da bị ửng đỏ, nguy hiểm hơn là chảy máu. Những vết thương hở trên da sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập và gây nên bệnh.
Cơ thể mệt mỏi và mất ngủ triền miên
Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, đau đớn trên da sẽ khiến người bệnh bị khó ngủ, hoặc mất ngủ thường xuyên. Tình trạng thiếu ngủ kéo dài cộng thêm việc không điều trị đúng cách sẽ khiến bệnh trở nặng thành mãn tính. Kèm theo đó, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, dẫn đến chán ăn, cơ thể không hấp thu được dinh dưỡng, cuối cùng là sụt cân nghiêm trọng.
Da khô rát, nứt nẻ, chảy máu
Đây là triệu chứng bệnh á sừng phổ biến. Theo đó khi bạn dùng tay gãi và chà xát vùng da bị á sừng sẽ dẫn đến nứt nẻ, chảy máu. Hành động này có thể khiến da tổn thương nặng hơn và gây nên những bệnh lý da liễu khác. Vì vậy các chuyên gia khuyến cáo rằng bạn không nên chà xát, gãi khi da có biểu hiện của bệnh á sừng.
Da bong từng mảng lớn nhỏ
Đây chính là biểu hiện tiếp theo của bệnh á sừng. Khi da bị tổn thương trở nên khô ráp trong một thời gian dài sẽ tạo ra những mảng da thừa. Đây là lớp sừng được hình thành sau khi da bị yếu đi, tạo thành lớp vảy trắng và xù xì.
Khi thấy những lớp da xù xì và khô cứng này, người bệnh thường có thói quen dùng tay bóc hoặc gỡ chúng ra. Hoặc chúng có thể tự bong ra sau một thời gian. Sau khi lớp sừng bị bong ra sẽ để lộ một lớp da màu hồng, mỏng.
Vùng da này rất yếu và dễ bị tổn thương bởi các tác nhân có trong môi trường. Cũng chính tình trạng bong tróc này khiến bạn bị mất vân tay, vân chân.
Xuất hiện các đốm mụn nước
Xuất hiện đốm mụn nước chính là biểu hiện nghiêm trọng của bệnh da liễu á sừng. Theo đó trên da bạn sau một quá trình gãi ngứa kéo dài sẽ xuất hiện những nốt mụn nước nhỏ li ti. Khi các mụn này vỡ ra bạn sẽ cảm thấy ngứa ngáy hơn nữa.
Đây là các triệu chứng điển hình của bệnh da liễu á sừng. Các triệu chứng này thường xuất hiện chủ yếu ở phần da đầu, chân, đầu ngón tay, bàn tay.
Nguyên nhân bệnh á sừng
Các chuyên gia về da liễu cho biết, hiện nay chưa có nghiên cứu hoặc thông báo nào về nguyên nhân chính xác gây ra bệnh á sừng. Tuy nhiên các chuyên gia cũng cho biết, bệnh có thể liên quan và xảy ra do một số nguyên nhân sau:
Di truyền
Di truyền được cho là nguyên nhân chính gây ra bệnh á sừng. Theo kết quả nghiên cứu của nhiều chuyên gia, trong gia đình nếu ông bà, bố mẹ bị bệnh á sừng thì nguy cơ con cái sinh sẽ có tỷ lệ cao cũng mắc căn bệnh này. Tỷ lệ mắc bệnh do di truyền lên đến 45%.
Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng
Cơ thể con người cần rất nhiều chất dinh dưỡng để phát triển và bảo vệ làn da, ví dụ như vitamin A, D, C, E. Theo đó khi cơ thể thiếu một trong các loại vitamin này sẽ gây ra tình trạng suy giảm chức năng bảo vệ da.
Khi chức năng này suy yếu sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập và hình thành nên các bệnh lý về da, phổ biến là á sừng.
Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi
Thay đổi nội tiết tố cũng là nguyên nhân gây ra á sừng, vảy nến. Tuy nhiên nguyên nhân này thường xảy ra ở phụ nữ đang có thai hoặc sau sinh. Theo đó, lượng hormone trong cơ thể phụ nữ thay đổi đột ngột khiến cho làn da bị ảnh hưởng và tạo điều kiện hình thành á sừng.
Do thời tiết khô và lạnh
Những thay đổi thời tiết đột ngột là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Đặc biệt vào mùa đông khi nhiệt độ và độ ẩm xuống thấp, da bị mất nước và mất độ ẩm.
Nếu bạn không chú ý chăm sóc, bôi kem dưỡng ẩm, da rất dễ bị khô, nứt nẻ, tạo điều kiện cho bệnh á sừng phát triển và biến chứng nguy hiểm.
Cơ địa nhạy cảm
Những người có cơ địa nhạy cảm và hệ thống miễn dịch của cơ thể yếu, kết hợp với các tác nhân từ bên ngoài (lông chó mèo, phấn hoa, nước bẩn, không khí ô nhiễm) chính là yếu tố gây nên bệnh á sừng.
Thường xuyên tiếp xúc với môi trường và hóa chất độc hại
Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và các chất độc hại như thuốc tẩy thì rất dễ mắc các bệnh ngoài da, trong đó có á sừng. Sẽ rất khó để điều trị dứt điểm bệnh nếu tính chất công việc thường xuyên tiếp xúc chất độc. Do đó bạn cần cân nhắc công việc để giúp việc điều trị bệnh đạt kết quả tốt.
Bị á sừng có nguy hiểm không? Biến chứng
Một vấn đề khác rất được người bệnh quan tâm chính là á sừng có lây không? Các bác sĩ da liễu cho biết, á sừng giống như viêm da cơ địa, là căn bệnh ngoài da phổ biến, không phải do virus gây ra.
Vì thếnó không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc. Thế nhưng nó có thể di truyền từ mẹ sang con.
Bản chất của á sừng không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên nó sẽ tạo ra hàng loạt triệu chứng khó chịu như da khô nứt nẻ, ngứa ngáy, đau nhức, chảy máu. Đặc biệt, bệnh thường xảy ra ở những vị trí như đầu ngón tay, bàn tay, bàn chân, da đầu khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày.
Các triệu chứng này nếu không được điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng tái phát và tiến triển nghiêm trọng gây ra những biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:
Nhiễm trùng, bội nhiễm da
Á sừng ở giai đoạn mới khởi phát nếu không được điều trị kịp thời sẽ tiến triển nặng. Lúc này các lớp da bị khô hơn, nứt nẻ, chảy máu và hình thành những vết thương hở có nguy cơ bị nhiễm trùng cao.
Nếu không được khử trùng sạch sẽ, điều trị thích hợp thì nguy cơ hoại tử vùng da đó rất cao. Hoặc chúng có thể thành sẹo thâm, sẹo lồi khó xóa bỏ.
Suy giảm chức năng bảo vệ da
Làn da của con người có chức năng bảo vệ các mô, tế bào và cơ quan bên trong cơ thể. Nhưng khi bạn bị mắc bệnh á sừng, một số vùng da bị tổn thương và trở nên yếu đi, nhạy cảm hơn. Từ đó giảm khả năng bảo vệ cơ thể, bệnh á sừng sẽ lợi dụng điều này để nhanh chóng phát triển mạnh, gây ra những tổn thương khó điều trị.
Tổn thương đến xương khớp
Các chuyên gia cho biết, bệnh á sừng thường xuất hiện ở đầu ngón tay, ngón tay, bàn tay, bàn chân. Ở những vị trí này bệnh có nguy cơ gây ra những tổn thương xương khớp nghiêm trọng.
Các bác sĩ cũng cho biết, hiện nay vẫn chưa có loại thuốc điều trị dứt điểm bệnh á sừng. Vì vậy, bệnh thường kéo dài dai dẳng và rất dễ tái phát nếu không được điều trị đúng cách. Những vết sẹo do bệnh gây ra gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng, khiến bạn tự ti khi giao tiếp với những người xung quanh.
Để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm này, ngay khi thấy những dấu hiệu của á sừng, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn cách điều trị phù hợp, hiệu quả.
Á sừng có chữa được không?
Rất nhiều người thắc mắc á sừng có chữa được không? Các chuyên gia da liễu trả lời vấn đề này là, hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm 100% bệnh á sừng.
Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, kết hợp với thay đổi thói quen sinh hoạt làm da bị á sừng có thể hoàn toàn hồi phục và ngăn ngừa tái phát hiệu quả.
Cách chữa bệnh á sừng an toàn và hiệu quả
Bị á sừng nếu không được điều trị dứt điểm sẽ gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và ngoại hình của người bệnh. Để ngăn ngừa những tác động xấu này bạn cần nắm rõ các phương pháp điều trị bệnh á sừng sau:
Tây y trị á sừng hiệu quả
Khi bị các bệnh về da, hầu hết mọi người đều nghĩ đến và chọn điều trị bằng thuốc Tây y vì tính tiện lợi và hiệu quả mà nó mang lại. Vì vậy khi bị á sừng, bạn nên đến các bệnh viện đẻ bác sĩ kiểm tra tình trạng và tư vấn cách điều trị, những loại thuốc phù hợp.
Xem thêm:
Dưới đây là một số loại thuốc tân dược trị á sừng thường được bác sĩ kê đơn:
- Thuốc salicylic acid
Đây là một loại thuốc bôi ngoài da có công dụng giảm sừng hóa ngoài da, giúp những tổn thương trên da dần hồi phục, trở nên mềm mịn hơn, hạn chế bong tróc. Ngoài ra, loại thuốc này cũng có khả năng giảm viêm nhiễm và chống nhiễm khuẩn rất hiệu quả.
Tuy nhiên nó cũng sẽ gây ra một số tác dụng phụ như hoại tử da nếu bạn lạm dụng hoặc sử dụng quá liều lượng được chỉ định. Do đó, trước khi quyết định sử dụng thuốc bạn nên tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ da liễu.
- Nhóm thuốc corticoid
Một số loại thuốc corticoid thường được bác sĩ chỉ định như Certerizin, Fexofenadin, hoặc Prednisolon. Đây là những loại thuốc sử dụng khi vùng da á sừng bị chuyển biến nặng.
Các thành phần trong thuốc sẽ giúp kháng viêm, cung cấp dưỡng chất làm da ẩm hơn. Từ đó ngăn chặn quá trình sừng hóa trên da. Khi thấy da có triệu chứng á sừng, ngứa ngáy, rát, bong tróc bạn có thể sử dụng nhóm thuốc này để giảm nhanh khó chịu do bệnh gây ra.
- Thuốc kháng histamin
Đây là loại thuốc thường được kê đơn để giúp cải thiện triệu chứng á sừng. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, hoa mắt chóng mặt,…
Vì vậy khi uống thuốc bạn không nên vận động mạnh, hoặc điều hành máy móc, lái xe, những việc cần sự tập trung cao độ. Thay vào đó bạn nên nghỉ ngơi, nằm yên một chỗ.
- Thuốc chống nấm
Thuốc có hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh á sừng. Một số loại thuốc chống nấm cho hiệu quả cao như: Dẫn xuất imidazol, griseofulvin hoặc nizoral,…
- Thuốc điều hòa miễn dịch và thuốc kháng sinh
Một số loại thuốc điều hòa miễn dịch khi bị á sừng như: Tacrolimus, pimeccromimus,… Ngoài ra thuốc kháng sinh thường được sử dụng với mục đích ngăn ngừa viêm nhiễm tại vùng da bị á sừng. Đồng thời nó cũng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Lưu ý khi dùng thuốc tân dược trị á sừng:
- Bạn cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn về cách sử dụng và liều lượng mà bác sĩ đã chỉ định.
- Không lạm dụng thuốc để giảm nhanh các triệu chứng. Sử dụng quá liều có thể gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến quá trình điều trị, chức năng hoạt động của gan, thận, tim,…
- Bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc trị á sừng về dùng khi chưa có chỉ định của bác sĩ da liễu.
- Không tự ý ngưng sử dụng thuốc khi thấy các triệu chứng á sừng thuyên giảm.
- Trong thời gian sử dụng thuốc nếu thấy có biểu hiện bất thường cần ngưng sử dụng và đến bệnh viện kiểm tra, tìm ra phương pháp giải quyết tốt nhất.
Bài thuốc Đông y chữa bệnh
Theo quan niệm Đông y, á sừng thuộc nhóm các bệnh da liễu mãn tính. Để ngăn ngừa bệnh tái phát, bạn cần chữa trị từ gốc. Tức là tìm ra căn nguyên gây bệnh, tiến hành điều trị, bồi bổ cơ thể và phục hồi chức năng của gan, thận, kết hợp thanh nhiệt, giải độc.
Vì vậy, thời gian điều trị bệnh bằng phương pháp Đông y thường kéo dài hơn Tây y. Thế nhưng hiệu quả mang lại sẽ cao hơn, bệnh ít tái phát hơn.
Ưu điểm của phương pháp này là sử dụng các thảo dược thiên nhiên lành tính, an toàn và không gây ra tác dụng phụ nguy hiểm. Theo đó, bạn có thể đến các hiệu thuốc Đông y, trung tâm nghiên cứu về thuốc dân tộc nổi tiếng, uy tín để được thăm khám và bốc thuốc theo đúng tình trạng bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y trị bệnh hiệu quả và được nhiều người tin dùng:
Bài thuốc chữa á sừng của Bệnh viện Quân dân 102
Giai đoạn 1:
- Thành phần: Ké đầu ngựa, bồ công anh, đơn đỏ, kim ngân, hoàng cầm, sài đất, sinh địa, trúc diệp, khổ sâm, hạ khô thảo, hoàng liên, tang bạch bì, hoàng bá,…
- Cách dùng: Các vị thuốc bạn rửa sạch, sau đó đem sắc uống. Mỗi ngày uống 1 thang (sáng, trưa, tối) sau ăn.
Giai đoạn 2:
- Thành phần: Hoàng kỳ, nhân sâm, phòng phong, thương nhĩ tử (ké đầu ngựa), hoàng liên ô rô,….
- Cách dùng: Các vị thuốc bạn rửa sạch, sau đó đem sắc uống. Mỗi ngày uống 1 thang (sáng, trưa, tối) sau ăn.
Bài thuốc trị á sừng Thanh bì Dưỡng can thang
Trong Thanh bì Dưỡng can thang có 3 bài thuốc, gồm uống, bôi và ngâm rửa. Sử dụng kết hợp các bài thuốc để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
Thuốc uống:
- Thành phần: Thổ phục linh, sa sâm, quế chi, dạ dao đằng, bạch linh, đan sâm,…
- Cách sử dụng: Bạn sắc uống uống ngày 2 lần (sáng/tối) sau khi ăn no 30 phút.
Thuốc ngâm rửa:
- Thành phần: Hoàng liên, xuyên tâm liên, khổ sâm, sài đất, đơn đỏ…
- Cách sử dụng: Bạn đun thuốc với nước và thực hiện ngâm rửa mỗi ngày 1 lần. Liều lượng thuốc sẽ phụ thuộc vào bệnh lý mỗi người.
Thuốc bôi:
- Thành phần: Hồng hoa, kim ngân hoa, sa đằng tử, đương quy.
- Cách sử dụng: Bạn vệ sinh da sạch sẽ và bôi ngày 2 lần vào buổi sáng/tối.
Bài thuốc Nam trị á sừng
- Thành phần: Địa phu tử, phục linh, đơn bì, tử thảo, thăng ma, ô rô, tang diệp, sinh địa, phật phà,…
- Cách dùng: Các vị thuốc rửa sạch với nước, sau đó đem sắc uống. Mỗi ngày uống 1 thang (sáng, trưa, tối) sau ăn.
Bài thuốc An Bì Thang
Thuốc cao uống:
- Thành phần: Bồ công anh, Kim ngân cành, Hồng hoa, Đơn đỏ, Ké đầu ngựa, Tơ hồng xanh, Vỏ gạo, Hạ khô thảo, Khổ sâm, Sinh địa,…
- Cách sử dụng: Hòa tan thuốc với nước sôi, uống lúc còn ấm. Người lớn: 2-4 viên/ngày, sau ăn 30 phút. Trẻ em dưới 12 tuổi: 1 viên/ngày, chia 2 lần sau ăn trưa và ăn tối 30 phút.
Thuốc ngâm rửa:
- Thành phần: Hoàng liên, Sài đất, Xuyên tâm liên, Trầu không…
- Cách sử dụng: Đun 2-4 gói thuốc với 1 lít nước, để ấm rồi rửa lên vùng da bị tổn thương, có thể pha loãng để tắm. Dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc bôi:
- Thành phần: Mật ong, Bí đao, Cây vảy ngược, Tang bạch bì,…
- Cách sử dụng: 1 ngày bôi 2 lần sáng và tối sau khi vệ sinh vùng da sạch sẽ với thuốc ngâm rửa.
Mẹo dân gian hỗ trợ điều trị á sừng
Trong dân gian lưu truyền rất nhiều mẹo chữa á sừng hiệu quả tại nhà từ các loại nguyên liệu thiên nhiên. Những nguyên liệu này đều có khả năng kháng khuẩn, làm lành vết thương và dưỡng da vô cùng hiệu quả.
Do đó khi bị á sừng bạn có thể tham khảo một số mẹo dân gian sau:
- Dầu dừa: Bạn lấy một lượng dầu dừa vừa phải và bôi lên vùng da bị á sừng. Khi bôi dầu dừa bạn kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng. Dầu dừa sẽ giúp làm dịu cảm giác ngứa ngáy, đồng thời làm mềm và ẩm da nhanh chóng.
- Lá đinh lăng: Bạn chuẩn bị một nắm lá đinh lăng, sau đó đem rửa sạch và đun sôi với nước. Bạn dùng nước này để rửa và ngâm những vùng da bị tổn thương.
- Hành hoa: Hành hoa bạn rửa sạch, giã nhuyễn, sau đó đắp trực tiếp lên vùng da bị á sừng. Thực hiện đều đặn để bệnh nhanh chóng thuyên giảm.
- Tỏi: Tỏi có khả năng kháng khuẩn, chống viêm vô cùng hiệu quả. Bạn chuẩn bị một củ tỏi, giã nhuyễn, sau đó lấy tăm bông thấm lấy phần nước và bôi lên vùng da bị tổn thương.
Những mẹo dân gian này rất lành tính, tuy nhiên để thấy hiệu quả bạn cần kiên trì sử dụng mỗi ngày. Trường hợp bệnh không thuyên giảm và có dấu hiệu tiến triển nặng, bạn cần ngưng sử dụng và đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và điều trị.
Khi bị á sừng nên khám, chữa ở đâu?
Bị á sừng nên khám và chữa ở đâu tốt nhất là câu hỏi được nhiều người bệnh đặt ra. Theo đó, hiện nay có rất nhiều địa chỉ khám chữa bệnh á sừng hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một số địa chỉ cơ sở y tế được nêu dưới đây:
Bệnh viện Quân dân 102
Bệnh viện Quân dân 102 tiền thân là Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông Việt Nam. Nơi đây chuyên khám và chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền. Bệnh viện quy tụ đội ngũ y bác sĩ có giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, luôn tận tâm với bệnh nhân.
Địa chỉ:
- Hà Nội: Số 7 Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Hồ Chí Minh: Số 179 đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, HCM
Hotline: 0888 598 102
Website: https://benhvienquandan102.org/
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc được thành lập bởi đội ngũ bác sĩ tâm huyết với y học cổ truyền. Trung tâm đã nghiên cứu và phát triển ra nhiều bài thuốc cổ truyền chuyên trị các bệnh lý về xương khớp, dạ dày, trĩ, yếu sinh lý,…
Địa chỉ:
- Hà Nội: Biệt thự B31 ngõ 70 đường Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân. SĐT: (024)7109 6699
- Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, Phường 2, Quận Phú Nhuận, Thành phố HCM. SĐT: (028)7109 6699
- Quảng Ninh: Số 116 Văn Lang, Phường Hồng Gai, Thành phố Hạ Long. SĐT: 0203 6570128
Website: www.thuocdantoc.org
Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần từ 8h – 17h30.
Bệnh viện Da liễu Trung ương
Đây là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về da liễu, đặc biệt là á sừng. Mỗi năm bệnh viện tiếp nhận và điều trị dứt điểm hàng loại ca bệnh á sừng từ nhẹ đến nặng, giúp người bệnh lấy lại tự tin trong cuộc sống.
- Địa chỉ: Số 15A đường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 024.32222944
- Website: https://dalieu.vn/
- Thời gian khám bệnh: Từ thứ 2-6 (6h – 17h30).
Viện Da liễu Hà Nội – Sài Gòn
Đây là đơn vị cung cấp dịch vụ khám, điều trị và chăm sóc da liễu bằng thảo dược thiên nhiên lành tính kết hợp với công nghệ máy móc hiện đại. Trung tâm quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm và có chuyên môn cao.
Địa chỉ:
- Hà Nội: Số 123 Hoàng Ngân, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
- TP. HCM: Số 48B đường Đặng Dung, Phường Tân Định, Quận 1, TP. HCM
Website: trungtamdalieudongy.com
Hotline: (024) 626 05 666 – 0983 058 939
Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần từ 8h – 17h30.
Bệnh viện Da liễu TP Hồ Chí Minh
Đây là bệnh viện chuyên khám và chữa trị các bệnh về da liễu (trong đó có á sừng) tại Thành phố Hồ Chí Minh. Người bệnh có thể đến đây để được các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành khám và tư vấn chữa trị.
- Địa chỉ: Số 2 đường Nguyễn Thông, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: (028).39.301.396
- Website: https://www.bvdl.org.vn/
- Thời gian khám bệnh: Từ thứ 2-6 (6h-18h30)
Lưu ý bỏ túi khi bị bệnh á sừng
Ngoài việc áp dụng những bài thuốc điều trị bệnh á sừng bạn cũng cần chú ý đến việc chăm sóc da tại nhà. Chăm sóc da đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ thúc đẩy việc điều trị bệnh. Do đó khi bị á sừng bạn cần lưu ý những điều sau:
- Bôi kem dưỡng ẩm da hằng ngày, đặc biệt sau khi tắm. Việc này giúp cung cấp độ ẩm cho da, hạn chế tình trạng thiếu nước, bong tróc. Lưu ý trước khi bôi hãy lau khô da bằng khăn mềm, sạch. Bạn cần chọn loại kem phù hợp với da, tránh dị ứng, kích ứng.
- Bạn cần phải uống trung bình từ 1,5- 2 lít nước/ngày. Nước sẽ giúp da bạn ẩm hơn và tăng cường độ đàn hồi, ngăn ngừa bong tróc, khô, nứt nẻ.
- Không tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh, nó sẽ làm da mất đi độ ẩm vốn có.
- Bạn nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với chất tẩy rửa và hóa chất. Khi rửa bát hoặc giặt quần áo nên đeo găng tay.
- Bạn nên mặc những loại quần áo rộng rãi, chất liệu mềm mại, thoáng khí.
- Hạn chế đi bộ quá nhiều khi bị á sừng ở vùng bàn chân, gót chân.
- Nếu sử dụng tất cần thường xuyên giặt để hạn chế vi khuẩn xâm nhập. Bạn nên chọn loại tất thoáng khí, ôm vừa vặn bàn chân, tránh bó sát.
- Xây dựng thời gian nghỉ ngơi sinh hoạt điều độ, hợp lý và khoa học. Luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng quá độ.
- Người bệnh nên bổ sung các vitamin cần thiết cho da như A, E, C, D. Bạn nên bổ sung thêm rau củ quả trong mỗi bữa ăn hằng ngày. Người bệnh ăn các loại thực phẩm giàu Omega 3 như cá thu, cá hồi, cá bơn, hoặc ngũ cốc để tăng cường khả năng chống nhiễm trùng.
- Người bị á sừng cũng cần hạn chế ăn những loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ. Kiêng những đồ ăn dễ gây phản ứng dị ứng như hải sản, đậu phộng, trứng,… Những thực phẩm này có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt bạn không được uống bia rượu, đồ uống có gas, nước ngọt. Chúng cũng có thể khiến á sừng tiến triển nặng hơn.
- Không chà xát, gãi mạnh lên vùng da bị tổn thương. Việc này có thể hình thành nên những vết thương hở dễ nhiễm trùng.
- Không ngâm chân, tay trong nước muối. Bởi nước muối có tính ưu trương, khi ngâm sẽ khiến vùng da bị á sừng trở nên khô ráp, căng và dễ nứt nẻ hơn.
- Thăm khám bác sĩ nếu thấy da có dấu hiệu á sừng hoặc bệnh trở nặng.
Bệnh á sừng là một dạng của viêm da cơ địa, dễ tái phát và kéo dài dai dẳng. Bệnh nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng trên bề mặt da như hoại tử, sẹo lồi, sẹo thâm. Những tổn thương này ảnh hưởng lớn đến ngoại hình và tâm lý người bệnh, khiến họ cảm thấy đau đớn, tự ti khi giao tiếp.
Vì vậy nếu thấy da có triệu chứng bệnh á sừng, bạn cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và hướng dẫn cách điều trị phù hợp. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.
Đọc ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!