Tại sao bé bị nổi mẩn đỏ khắp người, cách điều trị, phòng ngừa

Cập nhật: 09/04/2024

bị nổi mẩn đỏ kèm theo ngứa ngáy hoặc sốt có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý và vấn đề sức khỏe khác nhau như rôm sảy, dị ứng, viêm da,… Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm khác. Bố mẹ cần chú ý đưa con đi khám sớm để có biện pháp điều trị dứt điểm luôn nhé.

Bé nổi mẩn đỏ khắp người là triệu chứng của bệnh gì?

Bé nổi mẩn đỏ khắp người là tình trạng phổ biến thường gặp, do da trẻ nhỏ rất nhạy cảm dễ bị kích ứng dù chỉ với một tác nhân rất nhỏ. 

Phần lớn các trường hợp trẻ nhỏ bị nổi mẩn đỏ khắp người sẽ tự hết sau vài giờ hoặc vài ngày khi được vệ sinh da sạch sẽ và tránh xa các tác nhân gây kích ứng. Tuy nhiên, một số trường hợp là biểu hiện của bệnh lý ngoài da sẽ cần có sự can thiệp, điều trị của bác sĩ chuyên khoa để tránh biến chứng nguy hiểm.

Một số bệnh lý có thể gây nổi mề đay, mẩn đỏ khắp người ở bé có thể kể đến như:

Rôm sảy

Nổi mẩn đỏ trên da do rôm sảy
Nổi mẩn đỏ trên da do rôm sảy

Trẻ em nổi mẩn đỏ có thể là biểu hiện của rôm sảy trên da. Đây là bệnh lý da liễu phổ biến ở trẻ em, các triệu chứng nổi mẩn đỏ, mụn nước, ngứa ngáy thường xuất hiện ở vùng cổ, vai, ngực, lưng, háng, da đầu hoặc nách. Nguyên nhân gây bệnh do tuyến mồ hôi bị bít tắc, khó thoát ra ngoài.

Hăm da

Bệnh hăm da là bệnh ngoài da rất thường gặp ở trẻ nhỏ do trẻ đóng tã, bỉm trong thời gian dài. Vùng da tiếp xúc lâu với tã, bỉm nổi mẩn đỏ ửng, mọc từng mảng xung quanh bộ phận sinh dục, háng, ngấn đùi và mông trẻ. Vùng da tổn thương sẽ đau rát, khiến trẻ khó chịu.

Dị ứng với thực phẩm, thời tiết

Do hệ thống miễn dịch ở trẻ còn yếu, chưa phát triển hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây dị ứng như thời tiết, các loại thực phẩm,… Triệu chứng của bệnh là tình trạng phát ban, nổi mẩn đỏ căng cứng, nóng rát, ngứa ngáy trên da. 

Một số trường hợp trẻ có thể bị sốt cao, mệt mỏi, chán ăn, da khô ráp, bong tróc. Các triệu chứng này có thể tự thuyên giảm sau vài giờ hoặc vài ngày. Trường hợp nặng cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để khám, điều trị.

Bệnh mề đay mẩn ngứa

Tình trạng nổi mề đay có thể khiến bé nổi mẩn đỏ khắp người hoặc tại một vùng da nhất định. Biểu hiện của bệnh là da bị sẩn đỏ cứng chắc, sưng nóng, gây đau rát và ngứa ngáy. Mề đay có thể khởi phát do da tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm gây dị ứng, côn trùng, hóa chất, nấm mốc,…

Sốt phát ban

Sốt phát ban là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, do virus Rubella hoặc ECHO gây ra. Khi bị sốt trẻ thường bị nổi ban đỏ kèm tiêu chảy, sốt cao 38 – 39 độ, chảy nước mũi, ho,… Các mụn đỏ xuất hiện rải rác ở mặt, ngực, bụng, lưng và tay chân.

Bệnh chàm Eczema

Trẻ 6 tháng bị nổi mẩn đỏ có thể là biểu hiện của bệnh chàm. Nguyên nhân gây bệnh là do cơ địa của trẻ, tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng (khói bụi, thức ăn, lông động vật,..). Triệu chứng điển hình là các nốt mẩn đỏ nhỏ, sưng ở trên mặt, khuỷu tay và đầu gối, sờ vào có cảm giác thô ráp. 

Một số trường hợp trẻ có thể bị nhiễm trùng da do mụn nước bị vỡ, da bongtróc, ngứa ngáy. Tình trạng bệnh có thể nghiêm trọng hơn khi trẻ đến tuổi trưởng thành.

Nhiễm nấm da

Nấm da ở trẻ nhỏ do nhiều chủng nấm khác nhau và khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người. Bệnh có thể lây lan khi tiếp xúc với vật dụng cá nhân của người nhiễm bệnh như: Quần áo, bàn chải, khăn tắm,… 

Triệu chứng của bệnh là xuất hiện nốt đỏ hoặc hồng nhạt, có hình bầu dục, kích thước lớn dần theo thời gian. Trên vùng da nhiễm nấm có các vảy nhỏ, dễ bong tróc. Khi bị nhiễm bệnh trẻ cảm thấy ngứa nhẹ hoặc không ngứa.

Bệnh chốc lở

Chốc lở là một bệnh nhiễm trùng da phổ biến và dễ lây lan ở trẻ nhỏ. Bệnh xuất hiện dưới dạng các nốt mẩn đỏ khắp người, sau đó có thể hình thành vết loét, có mủ bên trong và một lớp vảy màu vàng bên ngoài.

Mụn hạt kê

Mụn hạt kê (Milia) là triệu chứng phổ biến đối với trẻ dưới 6 tháng. Nguyên nhân chủ yếu là do bít tắc các chất sừng (keratin) ở nang lông, ống tuyến mồ hôi hoặc ống tuyến bã, tạo nên các sẩn nhỏ có màu trắng hoặc đỏ trên da bé. Các nốt sẩn thường có kích thước dưới 3mm, tập trung ở vùng mí mắt, mũi, má. 

Mụn hạt kê thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi
Mụn hạt kê thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi

Bệnh lý này tương đối lành tính và không gây nguy hiểm cho sức khỏe, chỉ gây tổn thương ngoài da. Nếu bệnh xảy ra ở trẻ sơ sinh thì có thể tự thuyên giảm sau vài tuần.

Bệnh tay chân miệng

Đây là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở các bé dưới 10 tuổi, do virus đường ruột Enterovirus gây ra. Trong thời gian ủ bệnh (3 – 6 ngày) trẻ có biểu hiện mệt mỏi, sốt, đau rát ở họng và miệng, biếng ăn. Sau khi bệnh toàn phát trẻ xuất hiện triệu chứng nổi mẩn đỏ, mụn nước khu trú ở trong miệng, lòng bàn tay và bàn chân. Ở một số trường hợp có thể bị loét miệng, mụn lở, rộp da.

Trẻ em nổi mẩn đỏ khắp người có nguy hiểm không?

Có nhiều nguyên nhân khiến bé nổi mẩn đỏ khắp người (hoặc ở một vùng da nhất định). Tình trạng nổi mẩn đỏ ở trẻ em KHÔNG GÂY NGUY HIỂM TRỰC TIẾP cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu tình trạng nổi mẩn đỏ kéo dài, viêm nhiễm nặng hơn có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng:

  • Gây mất thẩm mỹ cho làn da trẻ
  • Các nốt mẩn đỏ lâu ngày nếu không điều trị tốt dễ gây viêm loét, để lại sẹo thâm trên da.

Trong trường hợp bé nổi mẩn đỏ do các bệnh da liễu, phản ứng dị ứng thông thường thì có thể tự biến mất hoặc thuyên giảm đáng kể sau vài giờ hoặc vài ngày.

Tuy nhiên, nếu da bé bị mẩn đỏ do bệnh truyền nhiễm hoặc các nốt mẩn không thuyên giảm sau một thời gian dài, phụ huynh cần đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Thông thường bệnh sẽ thuyên giảm sau 5- 7 ngày điều trị.

Cách điều trị tình trạng bé nổi mẩn đỏ

Khi trẻ có dấu hiệu nổi mẩn đỏ kéo dài, không thuyên giảm cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để có biện pháp điều trị. Dựa trên kết quả thăm khám và biện pháp kiểm tra, bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị phù hợp cho trẻ. Dưới đây là các cách điều trị mẩn đỏ cho trẻ:

Điều trị bằng các mẹo chữa tại nhà

Với một số trường hợp bé dị ứng do tác nhân môi trường sống, tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ, bố mẹ có thể tham khảo một số cách điều trị tại nhà:

Tắm nước lá kinh giới giúp làm giảm bớt mẩn đỏ trên da trẻ
Tắm nước lá kinh giới giúp làm giảm bớt mẩn đỏ trên da trẻ
  • Tắm/đắp lá kinh giới: Nấu nước kinh giới để tắm hoặc giã nát lá đắp lên vùng da nổi mẩn đỏ.
  • Chuối xanh: Dùng chuối xanh thái lát đắp lên vết mẩn đỏ trên da bé.
  • Chườm đá lạnh: Bọc đá lạnh vào khăn rồi chườm lên vùng da tổn thương khoảng 2 – 3 phút làm nhiều lần 
  • Tắm nước lá hẹ: Dùng lá hẹ nấu nước, hòa thêm muối trắng để làm nước tắm cho trẻ.

Điều trị nổi mẩn đỏ ở trẻ em bằng thuốc Tây y

Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ có chỉ định dùng thuốc khác nhau. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cho trẻ cần có sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn, đặc biệt là trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

Một số loại thuốc thường sử dụng để điều trị mẩn ngứa cho trẻ bao gồm:

  • Thuốc bôi ngoài da chứa Steroid
  • Thuốc kháng sinh Histamine H1
  • Thuốc chống viêm sưng
  • Thuốc kháng nấm, kháng virus và ký sinh trùng.

Cách chăm sóc và phòng ngừa bé bị nổi mẩn đỏ

Để tình trạng nổi mẩn đỏ của bé nhanh lành, bố mẹ nên hướng dẫn và thực hiện các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa sau:

  • Tiêm phòng đầy đủ các mũi vaccine ngừa virus Rubella, sởi, thủy đậu,… cho trẻ
  • Tắm rửa, làm sạch da giúp hạn chế viêm nhiễm, mẩn đỏ.
  • Thay tã bỉm, quần áo thường xuyên, sử dụng quần áo chất liệu thấm hút tốt, thoáng mát.
  • Không để trẻ gãi cào lên vùng da tổn thương
  • Bổ sung nhiều nước, rau củ trái cây tươi vào khẩu phần ăn của trẻ. Trong thời gian điều trị, không cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng.
  • Nên cho bé vui chơi trong nhà thoáng mát vào những ngày nắng nóng.
Bổ sung nhiều nước, rau củ trái cây tươi vào khẩu phần ăn của trẻ
Bổ sung nhiều nước, rau củ trái cây tươi vào khẩu phần ăn của trẻ

Bé nổi mẩn đỏ có thể là dấu hiệu của các bệnh da liễu hoặc bệnh truyền nhiễm. Có một số bệnh ngoài da có thể tự thuyên giảm khi chăm sóc tại nhà. Nhưng với trường hợp trẻ nổi , mẩn đỏ kéo dài đi kèm biến chứng nguy hiểm khác thì nên đưa trẻ đến bệnh viện điều trị ngay lập tức.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC