Bát chính tán: Thành phần, công dụng và lưu ý khi điều trị

Bát chính tán là bài thuốc Đông y có hiệu quả tốt trong điều trị nhiều bệnh lý, đặc biệt là những bệnh viêm nhiễm. Với tác dụng thủy thông, thanh nhiệt và tả hỏa, bài thuốc bát chính tán được nhiều người ưa chuộng và áp dụng cho đến ngày nay. Cụ thể, thông tin về bài thuốc cũng như những lưu ý sử dụng ra sao, bạn đọc hãy theo dõi qua bài viết dưới đây. 

Bát chính tán là gì? Thành phần chi tiết

Bát chính tán (Hòa tễ cục phương) là một bài thuốc cổ phương, đã được nghiên cứu và đưa vào sử dụng từ rất lâu đời. Phương thuốc này là sự kết hợp hài hòa của tổng cộng 8 vị dược liệu tự nhiên với lượng bằng nhau (8 – 12g). Bao gồm: Mộc thông, Cồ Mạch, Cam Thảo, Hoạt thạch, Xa tiền tử, Chế đại hoàng, Chi tử, Chích thảo.

Mộc thông là thành phần dược liệu chủ trong bài thuốc Bát chính tán
Mộc thông là thành phần dược liệu chủ trong bài thuốc Bát chính tán

Công dụng của từng thành phần chi tiết trong bài thuốc Bát chính tán như sau: 

  • Cù mạch với tác dụng thủy thông lâm, giúp thanh nhiệt và lương huyết.
  • Mộc thông giúp lợi thủy và giáng hỏa, trong bài thuốc Bát chính tán vị Mộc thông là chủ dược.
  • Những vị như Biển súc, Xa tiền, Hoạt thạch hay Đăng tâm giúp thanh nhiệt cơ thể, cải thiện thấp và thông tâm.
  • Vị chi tử, Chế đại hoàng giúp thanh nhiệt hạ hỏa nhanh chóng.
  • Để bài thuốc hài hòa, người ta nghiên cứu thêm vị thảo dược Cam thảo để điều hòa các vị và hỗ trợ dẫn thuốc vào kinh. 

Công dụng và cách dùng bài thuốc Bát chính tán

Người xưa truyền rằng, Bát chính tán được tạo ra nhằm thanh nhiệt hạ hỏa và đồng thời lợi thủy thông lâm. Do đó, bài thuốc giúp chủ trị các chứng như: 

  • Nhiệt lâm, thạch lâm hay người có các biểu hiện bệnh lâm sàng: Tiểu rắt, tiểu ít, tiểu buốt, đau khi đi tiểu, tiểu nhiều lần, đầy bụng dưới, họng khô, lưỡi đỏ, mồm táo hay rêu vàng, mạch sác có lực.
  • Điều trị các chứng bệnh liên quan đến viêm ở bàng quang, viêm niệu đạo, bệnh sỏi đường tiết niệu, sỏi tiết niệu có hội chứng thấp nhiệt hay chứng thực.
  • Trị chứng viêm cầu thận cấp, viêm bể thận cấp có hiện tượng thấp nhiệt nhằm mục đích thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu phù thũng.
  • Ưu việt nhất trong chữa trị chứng lâm thực nhiệt. Trong tình huống chứng lâm để lâu ngày khiến chính khí hư hao cần thận trọng trong mặt phò chính, gia giảm cho thích hợp theo cơ địa. 

Đọc ngay

Bài thuốc hiệu quả trong điều trị viêm đường tiết niệu, viêm cầu thận, viêm thận cấp,...
Bài thuốc hiệu quả trong điều trị viêm đường tiết niệu, viêm cầu thận, viêm thận cấp,…

Cách dùng bài thuốc Bát chính tán như sau:

  • Chuẩn bị các vị dược liệu theo công thức, gia giảm từng thành phần tùy theo thể trạng bệnh.
  • Đem nguyên liệu vào cối tán nhuyễn cho thành bột mịn, bỏ vào hũ thủy tinh bảo quản dùng dần.
  • Mỗi lần người bệnh lấy khoảng 12g bột thuốc hòa cùng nước ấm, hoặc sắc với nước Đăng tâm để uống.
  • Trong trường hợp sắc thuốc dạng thang để uống, hãy chia làm 3 bát nước thuốc để uống trong 1 ngày. 

Mẹo ghi nhớ bài thuốc Bát chính tán bằng thơ: 

‘Bát chính’ Mộc thông dữ Xa tiền (Xem bài ‘Bát chính’ Mộc, Xa tiền)

Biển súc Đại hoàng Hoạt thạch nghiên (Biển súc, Đại hoàng, Hoạt thạch nghiền)

Thảo sao, Cù mạch kiêm Chi tử (Chi tử, Cam thảo, Cù mạch ấy)

Tiễn gia Đăng thảo, thống lâm quyên. (Bấc đèn sắc uống bớt đau ngay).

Những lưu ý khi áp dụng bài thuốc điều trị

Người bệnh khi sử dụng phương thuốc Bát chính tán để điều trị bệnh muốn đạt được hiệu quả tối ưu nhất và an toàn cho sức khỏe cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Chú ý lựa chọn nguồn nguyên liệu chuẩn sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ và đảm bảo dược tính tối đa của mỗi vị thuốc. Như vậy mới mang lại hiệu quả chữa bệnh cao được.
  • Vị dược liệu Cam thảo có dược tính phản với Hải tảo, Hồng đại kích, vị Cam toại, vị Nguyên hoa. Khi gặp nhau trong cơ thể dễ gây ra những phản ứng nguy hiểm cho người dùng. Trong trường hợp cần phải sử dụng, hãy tham khảo thầy thuốc thật cẩn thận trước khi kết hợp.
  • Vị thuốc Mộc thông trong bài thuốc có độc, mặc dù rất ít nhưng người bệnh cũng cần chú ý không nên sử dụng quá lâu.
  • Vị thuốc Cù mạch có yếu tố kị thai. Vì thế, chị em đang trong thời kỳ mang bầu không được sử dụng phương thuốc này. Nếu dùng cần được thầy thuốc hướng dẫn thay thế vị dược liệu khác kết hợp.
  • Trong trường hợp người bệnh bị tiểu ra máu, nên thêm Tiểu kế, Hạn liên thảo, Bạch mao để lương huyết chỉ huyết.
  • Sạn tiết niệu gây cho người bệnh cảm giác đau tức hạ vị, bệnh nhân khi dùng thuốc có thể thêm Hải kim sa, Kim tiền thảo, Kê nội kim để giúp thông lâm hóa thạch.
  • Người bệnh trong trường hợp bị tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu mỗi lần lớn lớn thì nên bỏ vị thuốc Đại hoàng trong bài thuốc. Việc cắt bỏ thành phần nên tham khảo bác sĩ điều trị để cân đối lại, đảm bảo hiệu quả bài thuốc vẫn được giữ nguyên. 
Để thuốc phát huy hiệu quả tốt, người bệnh cần chú ý tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc về liều lượng sử dụng
Để thuốc phát huy hiệu quả tốt, người bệnh cần chú ý tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc về liều lượng sử dụng

Hy vọng qua những thông tin chia sẻ trên đây, người bệnh phần nào có thể nắm được những thông tin quan trọng về thành phần, công dụng cũng như những lưu ý khi sử dụng bài thuốc Bát chính tán. Để bài thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn đừng quên tham khảo cách điều trị từ bác sĩ chuyên khoa. 

5/5 - (2 bình chọn)

Thông tin đáng chú ý

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Sỏi Thận Uống Bia Được Không? – Giải Đáp Từ Chuyên Gia Tiết Niệu

Sỏi thận có uống được mật ong không? Chuyên gia giải đáp

Sỏi Thận Có Nên Ăn Dứa? Cách Chữa Sỏi Thận Bằng Dứa Hiệu Quả

Ăn Rau Muống Có Bị Sỏi Thận Không? Sỏi Thận Có Nên Ăn Rau Muống?

Bị sỏi thận nên ăn rau gì để tan sỏi nhanh nhất? Gợi ý dinh dưỡng

Bài Thuốc Nam Trị Sỏi Thận Hiệu Quả Thật Hay Không? 12 Bài Thuốc Tốt

Điều Trị Sỏi Thận Bằng Thuốc Đông Y Có Hiệu Quả Hay Không?

Chạy Thận Nhân Tạo Là Gì? Quy Trình Chạy Thận Và Lưu Ý Cần Biết

Chữa suy thận bằng cây cỏ mực có hiệu quả không? Cách chữa trị tốt nhất

Suy Thận Có Con Được Không? Làm Sao Để Tăng Khả Năng Có Thai

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?