Bắn Laser Sỏi Thận Áp Dụng Cho Trường Hợp Nào? Các Phương Pháp

Bắn laser sỏi thận được đánh giá là phương pháp điều trị bệnh sỏi thận hiện đại, ít xâm lấn nhất. Vậy đây là phương pháp gì và trường hợp nào có thể áp dụng điều trị? Cùng chuyên trang tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp này trong bài viết sau đây.

Bắn laser sỏi thận là gì? Có nguy hiểm không?

Phương pháp tán sỏi thận bằng laser là phương pháp dùng tia laser để “bắn phá” làm vỡ sỏi thành những viên rất nhỏ, từ đó sỏi sẽ dễ dàng được lấy ra ngoài. Phương pháp điều trị này đã dần thay thế một số phương pháp điều trị khác như mổ mở sỏi thận, mổ nội soi sau phúc mạc,… 

Ngoài ra, tán sỏi bằng laser được đánh giá có kỹ thuật tiên tiến hàng đầu nên an toàn và hạn chế tối đa nguy cơ tái phát. 

Mặc dù bắn laser sỏi thận là phương pháp phổ biến, hạn chế tối đa các biến chứng nhưng trong quá trình thực hiện cũng có thể để lại một số tác dụng phụ như:

  • Bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao.
  • Nguy cơ xảy ra tình trạng thủng niệu quản.
  • Một số trường hợp xuất hiện dấu hiệu tiểu ra máu.
  • Bị đau đớn, viêm tấy có thể là nhiễm trùng sau khi thực hiện tán sỏi.
Bắn laser sỏi thận là phương pháp trị sỏi được áp dụng phổ biến hiện nay
Bắn laser sỏi thận là phương pháp trị sỏi được áp dụng phổ biến hiện nay

Đối tượng chỉ định bắn laser sỏi thận 

Không phải trường hợp bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng cách điều trị sỏi thận bằng laze. Người bệnh được áp dụng phương kháp khi sỏi thuộc 1 trong các dạng sau:

  • Sỏi đài bể thận có kích thước từ 3cm trở xuống, có thể ở dạng đơn thuần, phối hợp hoặc nhiều viên.
  • Sỏi thận sót hoặc bị tái phát sau phẫu thuật mở.
  • Sỏi niệu quản trên di chuyển trong thận sau khi thực hiện tán sỏi nội soi ngược dòng bằng ống cứng, ống bán cứng.
  • Sỏi niệu quản trên di chuyển vào trong thận sau khi phẫu thuật nội soi phúc mạc lấy sỏi.

Chống chỉ định áp dụng phương pháp tán sỏi bằng laser cho các trường hợp bệnh nhân sau:

Một số trường hợp bệnh nhân không nên áp dụng phương pháp dưới đây để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh:

  • Không áp dụng cho đối bệnh nhân thuộc trường hợp thận ứ nước độ III và IV.
  • Bệnh nhân nam hẹp niệu đạo.
  • Người có tiền sử mắc chứng rối loạn đông máu không nên điều trị bằng cách này.
  • Trường hợp bị hẹp niệu quản đoạn dài dưới sỏi.
  • Người bị tai biến, và có dấu hiệu biến chứng bệnh.
  • Có triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu nặng (cần được điều trị dứt điểm trước sau đó mới có thể tán sỏi).

Các phương pháp thực hiện bắn laser sỏi thận

Trước khi tiến hành tán sỏi, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra sau:

  • X-quang: Tiến hành chụp hệ niệu có cản quang tĩnh mạch, chụp hệ niệu không chuẩn bị giúp bác sĩ thấy hình ảnh sỏi niệu quản tại đường đi của niệu quản.
  • Siêu âm: Thực hiện siêu âm hệ tiết niệu giúp nhìn thấy hình ảnh cản âm trên đường đi của niệu quản. Từ đó bác sĩ có thể đánh giá được mức độ giãn đài của bể thận và niệu quản.
  • Chụp CT hệ niệu đa lát cắt: Giúp thăm dò các bệnh lý hệ niệu, chẩn đoán chính xác tình trạng hệ niệu và đánh giá chức năng của thận. Từ đó bác sĩ có thể quan sát và đánh giá được tình trạng cụ thể của niệu quản.
  • Thực hiện các xét nghiệm sinh hóa giúp đánh giá tình trạng của sỏi thận và mức độ tổn thương của thận.

Sau khi tiến hành các bước kiểm tra, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác kích thước sỏi thận và tình trạng của thận, niệu quản. Từ đó bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng phương pháp bắn laser để thực hiện lấy sỏi ra khỏi cơ thể sao cho người bệnh ít bị tổn thương và có hiệu quả tốt nhất.

Trước khi tiến hành các phương pháp bắn sỏi, bệnh nhân cần thực hiện xét nghiệm lựa chọn phương pháp phù hợp
Trước khi tiến hành các phương pháp bắn sỏi, bệnh nhân cần thực hiện xét nghiệm lựa chọn phương pháp phù hợp

Sau khi thăm khám, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện một trong các phương pháp bắn laser sau:

Tán sỏi ngoài cơ thể

Đây là phương pháp sử dụng máy tán sỏi có chứa tia laser hoặc sóng xung kích tiếp xúc rồi phá vỡ sỏi. Sau khi tán thành các mảnh nhỏ và được cơ thể đào thải ra ngoài theo đường tiểu. 

Tán sỏi ngoài cơ thể được chỉ định cho những trường hợp sỏi có đường kích dưới 30mm ở các vị trí sỏi bể thận, sỏi thuộc nhóm đài trên, nhóm đài dưới với điều kiện thực hiện phẫu thuật là cổ đài phải rộng và những trường hợp sỏi 1/3 trên niệu quản.

Tán sỏi nội soi ngược dòng

Phương pháp bắn laser sỏi thận này thường áp dụng cho những trường hợp sỏi ⅓ dưới hoặc có vị trí giữa niệu quản ở bệnh nhân nam. Đối với bệnh nhân nữ có thể tán sỏi ở những vị trí cao hơn ngang với đốt sống L3, L4.

Cách thực hiện: Bác sĩ đưa ống nội soi từ niệu đạo lên niệu quản thông qua bàng quang để tiếp cận các viên sỏi. Sau đó dùng năng lượng laser hoặc khí nén để tán nhỏ sỏi và bơm rửa chúng ra ngoài.

Lấy sỏi thận qua da

Phương pháp này rất hiện đại và được áp dụng khá rộng rãi. Cách thực hiện: Dùng 1 ống nội soi đưa vào cơ thể thông qua một đường hầm trên da. Sau khi đưa vào thận, dùng tia laser để phá tan sỏi và lấy chúng ra ngoài.

Phương pháp tán sỏi qua da thường được chỉ định chỉ định cho những trường hợp sỏi kích thước lớn, sỏi cứng, sỏi bể thận, sỏi san hô

Bắn laser có thể áp dụng cho cả trường hợp sỏi san hô hoặc sỏi có kích thước lớn
Bắn laser có thể áp dụng cho cả trường hợp sỏi san hô hoặc sỏi có kích thước lớn

Lưu ý khi tán sỏi thận bằng tia laser

Các phương pháp bắn laser sỏi thận có thời gian nằm viện ngắn (trung bình là 2 ngày), bệnh nhân có thể ăn nhẹ sau 3 – 6 tiếng phẫu thuật và có thể ra viện sau khoảng 12 – 24h theo dõi. Đặc biệt, người bệnh ít bị đau đớn, ít phải kiêng khem và có thể đi làm sau 5 – 7 ngày thực hiện phẫu thuật tán sỏi.

Xem thêm

Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ra biến chứng hoặc tái phát sỏi nếu không có biện pháp chăm sóc sau khi phẫu thuật sỏi thận. Vì vậy, bệnh nhân cần ghi nhớ một số lưu ý sau:

  • Để hạn chế nguy cơ biến chứng cần lựa chọn bệnh viện uy tín với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có tay nghề cao, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại. Có như vậy mới có thể đảm bảo quá trình tán sỏi an toàn, hạn chế xâm lấn và tiết kiệm chi phí điều trị bệnh.
  • Chi phí mổ sỏi thận bằng tia laser khá cao, bên cạnh đó mỗi phương pháp bắn có mức phí khác nhau. Do đó bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn phương pháp để vừa mang lại hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí điều trị. Cụ thể chi phí tán sỏi thận bằng laser là bao nhiêu? Tán sỏi ngoài cơ thể có chi phí dao động từ 3 triệu – 5 triệu/ lần. Chi phí tán sỏi nội soi ngược dòng dao động trong khoảng 8 – 13 triệu đồng/lần. Điều trị sỏi thận bằng cách lấy sỏi qua da có chi phí là từ 8 – 10 triệu đồng/lần.
  • Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với người bệnh sau khi tán sỏi thận bằng laser. Do đó người bệnh cần bổ sung các loại thực phẩm nhanh liền sẹo và ngăn tái phát sỏi như: Thực phẩm chứa chất xơ, canxi, hoa quả tươi,… Ngoài ra cần tránh sử dụng đồ cay, món ăn quá nhiều muối, đồ muối chua, các chất kích thích,…
  • Tuy áp dụng các phương pháp phẫu thuật không xâm lấn nhưng sau khi phẫu thuật lấy sỏi, bệnh nhân cần tránh vận động mạnh. Sau một thời gian hồi phục thì người bệnh mới nên tập các bài tập nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe cho cơ thể.
  • Thăm khám để theo dõi tình trạng bệnh là rất quan trọng, chính vì vậy để có thể xử lý kịp thời những biến chứng sau phẫu thuật người bệnh cần tái khám theo đúng thời gian quy định.

Bắn laser sỏi thận là phương pháp điều trị sỏi an toàn, được nhiều bác sĩ, chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả. Đặc biệt phương pháp điều trị này ít gây đau đớn, có thời gian hồi phục nhanh nên người bệnh có thể tham khảo và áp dụng khi đủ điều kiện.

5/5 - (1 bình chọn)

Gợi ý xem thêm

Tin mới

Viêm Amidan Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa 

Huyệt túc tam lý nằm ở đâu? Cách châm cứu huyệt trị bệnh

12+ Loại Thuốc Đau Bụng Kinh Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Những Loại Thuốc Chữa Viêm Hang Vị Dạ Dày An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Top 11 bài tập chữa yếu sinh lý nam hiệu quả nhất

Viêm xoang hàm có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Top 10+ thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em được chuyên gia đánh giá cao

Các phương pháp chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả cao nhất

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?