5 Bài thuốc dân gian chữa viêm khớp dạng thấp an toàn, hiệu quả

Sử dụng các bài thuốc dân gian chữa viêm khớp dạng thấp là lựa chọn ưu việt bởi đặc điểm an toàn, lành tính, có thể sử dụng lâu dài mà gần như không có tác dụng phụ đi kèm. Dưới đây là thông tin tham khảo về 5 bài thuốc dân gian được các thầy thuốc khuyến khích sử dụng.

Ưu nhược điểm của các bài thuốc dân gian chữa viêm khớp dạng thấp

Hiện nay, chưa có một phương pháp nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm khớp dạng thấp. Các phương pháp điều trị nói chung và bài thuốc dân gian nói riêng chỉ giúp làm giảm nhẹ triệu chứng bệnh, dự phòng các biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Các bài thuốc này cũng có những ưu nhược điểm nhất định:

Ưu điểm:

  • Bài thuốc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, an toàn, lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng, thể trạng bệnh
  • Nguyên liệu dễ tìm kiếm, dễ thực hiện, không tốn nhiều chi phí
  • Không gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn

Nhược điểm:

  • Cần sắc uống hàng ngày, không phù hợp với những người bận rộn
  • Thuốc dùng uống trong ngày, không để được nhiều ngày
  • Tác dụng thuốc chậm, cần kiên trì uống trong một thời gian dài mới đạt hiệu quả nhất định

5 bài thuốc dân gian chữa viêm khớp dạng thấp tại nhà

Thông tin chia sẻ về 5 bài thuốc dân gian chữa viêm khớp dạng thấp dưới đây được tổng hợp từ các y dược sĩ trong ngành, hy vọng sẽ giúp người bệnh lựa chọn được phương án điều trị phù hợp nhất.

Bài thuốc dân gian chữa viêm khớp dạng thấp từ Cỏ xước

Cây Cỏ xước (Ngưu tất nam) là một loại cây mọc dại rất phổ biến ở các vùng nông thôn Việt Nam. Nhưng đây cũng đồng thời là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Cỏ xước có vị đắng chua, tính mát, tác dụng lợi niệu, tiêu viêm. Khi sao chín, dược liệu sẽ có thêm tác dụng mạnh gân xương, bổ can thận, chủ trị đau lưng, đau khớp gối, hàn thấp.

Bài thuốc dân gian chữa viêm khớp dạng thấp từ Cỏ xước
Bài thuốc dân gian chữa viêm khớp dạng thấp từ Cỏ xước

Một số bài thuốc từ vị thuốc này thường được thầy thuốc lựa chọn cho người bệnh viêm khớp dạng thấp:

Bài thuốc 1

Dược liệu:

  • Cỏ xước 30g.
  • Hy thiêm 30g.
  • Khúc khắc (củ), Cỏ mực: 20g mỗi vị.
  • Ngải cứu, Ké đầu ngựa: 12g mỗi vị.

Cách thực hiện:

  • Các vị thuốc sau khi chuẩn bị được cho đồng thời vào ấm sắc, thêm lượng nước vừa đủ (khoảng 2 lít nước).
  • Sau đó đun ấm sắc thuốc đến sôi, khi sôi chuyển nhỏ lửa dần, lưu ý không đun quá lửa hoặc đun nhỏ lửa, giữ lửa đều khi sắc.
  • Đun đến khi cạn còn khoảng hai bát thuốc thì dừng lại.

Cách sử dụng: Uống mỗi ngày một thang thuốc, chia ra nhiều lần để uống hết trong ngày, nên uống thuốc khi còn nóng. Dùng trong thời gian khoảng 1 tháng sẽ thấy tiến triển.

Bài thuốc 2

Dược liệu:

  • Cỏ xước (rễ), Hy thiêm thảo, Cỏ mực: mỗi vị 16g.
  • Khúc khắc (củ) 20g.
  • Ngải cứu, Thương nhĩ tử: mỗi vị 2g .

Cách thực hiện:

  • Các vị thuốc trên lần lượt đem đi sao vàng.
  • Sao vàng xong, cho đồng thời vào ấm sắc, thêm nước vừa đủ (thường cho nước đầy đến 80% ấm nước).
  • Sau đó đun ấm sắc thuốc đến sôi, khi sôi chuyển nhỏ lửa dần, lưu ý không đun quá lửa hoặc đun nhỏ lửa, giữ lửa đều khi sắc. Sắc đến khi còn khoảng 2 bát thuốc thì chắt ra một ấm khác.
  • Thực hiện bước sắc trên thêm 2 lần nữa với quy trình tương tự, lưu ý các nước sắc sau 3 lần sẽ được chắt ra vào cùng một ấm khác.
  • Sau khi thu được nước sắc của cả 3 lần, sắc lần cuối đến khi còn khoảng 2 bát thuốc thì dừng.

Cách sử dụng: Uống mỗi ngày một thang thuốc, chia thuốc thành 3 lần để uống hết trong ngày, nên uống thuốc khi còn nóng. Dùng trong khoảng 2 tuần sẽ thấy cải thiện được các triệu chứng bệnh.

Bài thuốc từ vị thuốc Huyết đằng và Hy thiêm

Huyết đằng là vị thuốc phổ biến chữa đau nhức xương khớp được ghi chép lại trong nhiều cuốn sách y học cổ truyền. Thuốc có vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ phong thấp.

Bên cạnh đó, Hy thiêm có vị đắng chát, tính mát, tác dụng vào can thận, với công dụng hoạt huyết, trừ phong thấp, lợi gân cốt. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, Hy thiêm có khả năng chống viêm và giảm đau mạnh, tương tự như hoạt chất Piroxicam trong các phác đồ điều trị viêm khớp nói chung của Tây y.

Vị thuốc Hy thiêm có khả năng chống viêm và giảm đau mạnh
Vị thuốc Hy thiêm có khả năng chống viêm và giảm đau mạnh

Dược liệu:

  • Huyết Đằng, Hy Thiêm, Vòi voi (rễ), Củ khúc khắc : mỗi vị 16g.
  • Cỏ xước, Sinh địa: mỗi vị 12g.
  • Nam độc lực, Phát dụ, Cúc ảo (rễ), Cà gai leo (rễ): mỗi vị 10g.

Cách chế biến:

  • Các vị thuốc sau khi chuẩn bị được cho đồng thời vào ấm sắc, thêm lượng nước vừa đủ (thường cho nước đầy đến 80% ấm nước).
  • Sau đó đun ấm sắc thuốc đến sôi, khi sôi chuyển nhỏ lửa dần, lưu ý không đun quá lửa hoặc đun nhỏ lửa, giữ lửa đều khi sắc.
  • Khi đun phải chú ý căn thời gian để không bị cạn hết nước, sắc lấy khoảng 1 bát thuốc thì dừng.

Cách sử dụng: Uống mỗi ngày một thang thuốc, 1 lần/ngày, nên uống khi còn nóng. Dùng trong khoảng thời gian 1 tháng sẽ thấy tiến triển.

Bài thuốc dân gian chữa viêm khớp dạng thấp từ Độc lực

Độc lực là loại thảo dược này có vị hơi cay, hơi đắng, tính ấm, quy vào kinh can. Mỗi bộ phận của cây Độc lực đều có thể sử dụng như những vị thuốc. Lá có khả năng tiêu độc, chống viêm. Thân cây, đặc biệt là phần lõi với công dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực.

Vỏ rễ được chứng minh là có tác dụng tương tự như kháng sinh mạnh, giúp tiêu thũng, tán ứ, khu phong và trừ thấp. Các bài thuốc từ cây Đơn châu chấu đa số sử dụng rễ là vị dược liệu mang tác dụng chính. Điển hình là bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp sau đây:

  • Độc lực (rễ) 10-30g.
  • Có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với các vị thuốc Xà cừ, Mặt quỷ, mỗi vị 10g.

Cách thực hiện:

  • Vị thuốc Độc lực sau khi chuẩn bị cho vào ấm sắc, thêm lượng nước vừa đủ (khoảng 2 lít nước).
  • Sau đó đun ấm sắc thuốc đến sôi, khi sôi chuyển nhỏ lửa dần, lưu ý không đun quá lửa hoặc đun nhỏ lửa, giữ lửa đều khi sắc.
  • Đun đến khi cạn còn khoảng 1 lít nước sắc thì dừng lại.

Cách sử dụng: Sử dụng nước sắc uống hết trong ngày, có thể uống khi còn nóng hoặc nguội. Dùng trong khoảng thời gian 1 tháng sẽ thấy tiến triển.

Bài thuốc dân gian chữa viêm khớp dạng thấp từ cây Trinh nữ

Cỏ Trinh nữ, hay cây Xấu hổ, được biết đến trong dân gian với tác dụng trị đau lưng, mất ngủ, đau cột sống, vai gáy,… Bộ phận dùng làm thuốc của Cỏ Trinh nữ là cành lá và rễ. Dược liệu có vị hơi ngọt, tính hàn, tác dụng an thần chống viêm, giúp giảm đau, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu và trừ phong thấp.

Trinh nữ có tác dụng giảm đau chống viêm, trừ phong thấp
Trinh nữ có tác dụng giảm đau chống viêm, trừ phong thấp

Dược liệu:

  • Trinh nữ (rễ) 120g.
  • Khoảng 200ml rượu 35°.

Cách thực hiện:

  • Rễ Trinh nữ xắt miếng mỏng rồi phơi.
  • Sau khi phơi, rễ Trinh nữ mang tẩm rượu, rồi mang đi sao khô.
  • Vị thuốc Trinh nữ sau khi sao cho vào ấm sắc với khoảng 3 bát nước trắng, sắc đến khi còn 1 bát thuốc thì dừng.

Cách sử dụng: Sử dụng nước sắc uống hết trong ngày, chia ra nhiều lần, có thể uống khi còn nóng hoặc nguội. Dùng khoảng 5 ngày sẽ thấy tiến triển.

Bài thuốc dân gian chữa viêm khớp dạng thấp từ Khoan cân đằng

Khoan cân đằng, hay có tên thường gọi là Dây đau xương, là một vị thuốc quen thuộc trong y học cổ truyền với khả năng chữa bệnh xương khớp, cụ thể là viêm đa khớp dạng thấp,… Dược liệu này gồm các hoạt chất như: các Glycoside phenolic, Alkaloid, Tinosinensid A và B,…

Trong đó Tinosinensid A và B nổi tiếng với tác dụng kháng viêm rất mạnh, cải thiện hiệu quả các tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau ổ khớp,…. Vị thuốc Khoan cân đằng thường giữa vị trí “quân” trong bài thuốc y học cổ truyền.

Dược liệu:

  • Khoan cân đằng, Bưởi bung: mỗi vị 20g.
  • Kim lê, Cỏ xước, Gấc (rễ): mỗi vị 25g.

Cách thực hiện:

  • Các vị thuốc sau khi chuẩn bị được cho đồng thời vào ấm sắc, thêm lượng nước vừa đủ (thường cho nước đầy đến 80% ấm nước).
  • Sau đó đun ấm sắc thuốc đến sôi, khi sôi chuyển nhỏ lửa dần, lưu ý không đun quá lửa hoặc đun nhỏ lửa, giữ lửa đều khi sắc.
  • Đun đến khi cạn còn khoảng hai bát thuốc thì dừng lại.

Cách sử dụng: Uống nước sắc uống hết trong ngày, chia ra nhiều lần, có thể uống khi còn nóng hoặc nguội. Dùng khoảng 1 tháng sẽ thấy hiệu quả điều trị rõ ràng.

Các bài thuốc dân gian chữa viêm khớp dạng thấp hầu như không có tác dụng phụ đi kèm và rất an toàn cho sức khỏe của người bệnh.

Lưu ý khi sử dụng các bài thuốc dân gian chữa viêm khớp dạng thấp

Các liệu pháp dân gian được đánh giá là có thể thay thế các thuốc giảm đau tại chỗ. Tuy nhiên, để các vị thuốc phát huy hết tác dụng vốn có, người bệnh cần có những lưu ý những đặc biệt trong quá trình bảo quản và sử dụng thuốc.

Lưu ý trong quá trình bảo quản

Dưới đây là một lưu ý trong bảo quản các bài thuốc để đảm bảo chất lượng trong quá trình sử dụng:

  • Sau khi sắc thuốc nên sử dụng ngay.
  • Nếu không sử dụng hết trong ngày hoặc sắc nhiều thang (2-3 thang/ngày) cùng lúc, nên đậy kín và bảo quản trong tủ lạnh.
  • Dùng lò vi sóng hâm nóng trước khi sử dụng đối với trường hợp sắc nhiều thang mà không sử dụng hết.
Thuốc sắc nên được sử dụng hết trong ngày
Thuốc sắc nên được sử dụng hết trong ngày

Lưu ý trong quá trình sử dụng

Các liệu pháp dân gian thường có tỉ lệ đáp ứng phụ thuộc vào cơ địa và thể trạng nặng, nhẹ của từng bệnh nhân. Do vậy, khi sử dụng thuốc trong khoảng thời gian từ 2-3 tháng mà không thấy có tiến triển hoặc tiến triển chậm thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có định hướng liệu trình điều trị phù hợp hơn.

  • Khi dùng thuốc người bệnh viêm khớp dạng thấp nên lưu ý một số điểm sau đây:
  • Không dùng nhiều các dạng thuốc sắc khác nhau trong quá trình sử dụng các bài thuốc dân gian chữa viêm khớp dạng thấp.
  • Nên sử dụng bài thuốc dạng kết hợp các vị thuốc (nếu có), hạn chế sử dụng bài thuốc chỉ gồm một vị thảo dược.
  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung thêm các vi khoáng chất như Canxi, Magie, Kẽm…và các vitamin từ thực phẩm hàng ngày.
  • Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp luyện tập nhẹ nhàng và đều đặn. Tránh các động tác nhanh mạnh gây áp lực lên xương khớp.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, bài thuốc dân gian sử dụng trong viêm khớp dạng thấp chủ yếu là mẹo truyền miệng từ thời xưa, chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh. Bởi vậy, hiệu quả điều trị còn chưa rõ ràng ở người bệnh, không nên lạm dụng trong thời gian kéo dài. Lựa chọn giải pháp điều trị y học cổ truyền, đi sâu vào chữa trị tận căn nguyên sẽ giúp người bệnh khỏi dứt điểm viêm khớp dạng thấp mà không lo tác dụng phụ.

4.2/5 - (6 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?