Đau Dạ Dày: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa

Theo Hội khoa học Tiêu hóa, 70% dân số nước ta có nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan tới dạ dày. Đặc biệt, số ca bị ung thư dạ dày đang ngày càng trẻ hóa. Cụ thể, có 20-25% bệnh nhân dưới 40 tuổi phát hiện mắc căn bệnh nguy hiểm này.

Đau dạ dày là gì? Vị trí đau dạ dày ở đâu?

Theo cấu tạo của cơ thể người, dạ dày là một bộ phận quan trọng trong hệ tiêu hóa, đảm nhận nhiệm vụ thấm dịch vị lên thức ăn và nghiền nát cơ học đồng thời phân hủy chúng. Sau quá trình này, thức ăn sẽ tiếp tục được tiêu hóa và chuyển hóa ở ruột non một cách dễ dàng.

Đau dạ dày trong tiếng Anh là “Stomach ache hay Abdominal pain” là tình trạng bệnh lý khi tại dạ dày xuất hiện các tổn thương, niêm mạc bị viêm thậm chí loét sâu khiến các hoạt động của nó bị đình trệ và gây ra các biểu hiện khó chịu, đau đớn cho người bệnh.

Dạ dày thường có hình dạng chữ J, có hai đầu, một đầu nối với thực quản, một đầu nối với ruột non. Đau dạ dày là đau ở đâu? – Theo đó vị trí của dạ dày nằm ở xung quanh vùng rốn do đó khi đau dạ dày, người bệnh thường thấy xuất hiện cơn đau ở vùng này.

Vị trí vùng thượng vị
Vị trí vùng thượng vị

Cụ thể, Vị trí đau dạ dày thường xảy ra ở trên rốn hay còn được gọi là vùng thượng vị, gần xương ức. Đôi khi, cơn đau có thể lệch sang trái hoặc phải.

Một số bệnh lý đau dạ dày tiêu biểu mà nhiều người mắc phải là: Viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, xuất huyết dạ dày…

Đối tượng thường mắc

Đau dạ dày có nguyên nhân chủ yếu là do thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Người lớn thường mắc bệnh do ăn cay, nóng nhiều, bỏ bữa và sinh hoạt thất thường. Ngoài ra, một số đối tượng đặc biệt dưới đây cũng rất dễ mắc bệnh đau dạ dày.

Đau dạ dày ở trẻ em

Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, lượng dịch vị tiết ra chưa đủ để tiêu hóa các loại thức ăn quá cứng.

Khi phụ huynh chủ quan và nhồi nhét cho trẻ ăn quá nhiều, thừa chất, dạ dày của trẻ sẽ quá tải từ đó dẫn tới đầy, chướng, khó tiêu, lâu dần quá trình tiêu hóa bị đình trệ, thực phẩm lên men trong dạ dày gây ra ợ hơi, dịch vị được tăng cường tiết ra bào mòn lớp niêm mạc.

Đau dạ dày khi mang bầu

Trong quá trình mang thai, sự phát triển của thai nhi sẽ tạo áp lực lên các bộ phận nằm trong ổ bụng trong đó có dạ dày. Điều này gây nên ảnh hưởng tiêu cực cho các hoạt động của dạ dày.

Bà bầu dễ bị đau dạ dày
Bà bầu dễ bị đau dạ dày

Phụ nữ mang thai sẽ không ăn được nhiều trong một bữa, phải chia thành nhiều bữa ăn phụ trong ngày bên cạnh bữa ăn chính. Hoạt động nghiền nhỏ thức ăn của dạ dày suy giảm sẽ khiến thức ăn ứ đọng tại đây đồng thời dạ dày bị chèn ép dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản khi mang thai, đặc biệt là hiện tượng đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu.

Triệu chứng thường gặp của bệnh

Dựa trên những dấu hiệu dưới đây, người bệnh có thể phát hiện bệnh lý đau dạ dày ngay khi bệnh mới chớm:

  • Đau vùng thượng vị là vùng trên rốn.
  • Chướng bụng, đầy hơi do thức ăn không được tiêu hóa và dồn ứ trong dạ dày.
  • Ăn không ngon miệng.
  • Buồn nôn, nôn, ợ chua, ợ hơi, ợ nóng do thức ăn lên men sinh khí và tạo áp lực.
  • Cân nặng sụt giảm bất thường.
  • Nôn ra máu khi tình trạng xuất huyết dạ dày đã trở nên nghiêm trọng.
  • Thực quản bị tổn thương, viêm loét do dòng dịch vị có tính axit đậm đặc từ dạ dày trào ngược lên trên.
Một số triệu chứng tiêu biểu của bệnh đau dạ dày
Một số triệu chứng tiêu biểu của bệnh đau dạ dày

Bệnh có nhiều cấp độ, triệu chứng đau dạ dày cấp thường bị nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa thông thường, nhưng khi mức độ bệnh càng trầm trọng thì các biểu hiện cũng rõ rệt và dễ nhận biết hơn.

Nguyên nhân gây đau dạ dày không phải ai cũng biết

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý liên quan tới đau dạ dày, với mỗi tác nhân sẽ có những biểu hiện và mức độ khác nhau. Hiểu rõ về nhân tố gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh giúp quá trình điều trị sau đó sẽ hiệu quả tốt hơn.

Theo bác sĩ Lê Phương có 8 nguyên nhân chính gây ra bệnh đau dạ dày đó là:

  • Nhiễm vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori): Đây là loại vi khuẩn có khả năng sinh sống tại vùng niêm mạc dạ dày, chống chịu với môi trường axit đậm đặc tại đây.
  • Ăn uống không điều độ: Bỏ bữa, ăn uống không đúng giờ, có thói quen ăn đêm.
  • Ăn quá nhiều đồ ăn cay, nóng, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.
  • Nghiện rượu, bia, cà phê.
  • Hút thuốc lá: Trong thuốc lá có chứa chất phá hủy niêm mạc dạ dày.
  • Căng thẳng, áp lực: Khi cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, hoạt động tiêu hóa không được ưu tiên từ đó dẫn tới tiêu hóa kém, thức ăn ứ đọng lâu dần gây bệnh.
  • Bệnh lý trào ngược dịch mật, thiếu máu ác tính cũng có thể gây đau dạ dày.
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh.

Đau dạ dày có nguy hiểm không? Những biến chứng không được chủ quan

Nếu không được xử lý kịp thời ở giai đoạn cấp tính thì bệnh lý dạ dày sẽ chuyển thành mãn tính dai dẳng. Hơn nữa bệnh viêm loát dạ dày tá tráng mãn tính còn gây ra những biến chứng nguy hiểm dưới đây:

– Xuất huyết tiêu hóa (chảy máu đường tiêu hóa): Xuất huyết tiêu hoá là hiện tượng máu thoát ra khỏi lòng mạch chảy vào ống tiêu hoá, biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu đi ngoài ra máu. Bệnh nhân cần được cấp cứu ngay lập tức để tránh tình trạng mất máu quá nhiều gây tử vong.

– Thủng dạ dày – tá tràng: Xuất hiện cơn đau bụng đột ngột, dữ dội vùng thượng vị như dao đâm, thường có nôn ói và bụng cứng như gỗ.

Tình trạng thủng dạ dày
Tình trạng thủng dạ dày

– Hẹp môn vị: Lúc đầu ăn chậm tiêu, đầy bụng, nặng bụng, ợ nước chua nhất là về buổi chiều; tiếp theo bệnh nhân bị nôn ói sau ăn ngày càng nhiều hơn.

– Ung thư dạ dày: Ung thư dạ dày là một bệnh ác tính của tổn thương dạ dày, nguyên nhân chưa rõ ràng, tiến triển nhanh, chẩn đoán sớm khó khăn, tiên lượng nặng, chưa có phương pháp giải quyết đặc hiệu. 

Các phương pháp chữa bệnh đau dạ dày hiện nay

Đau dạ dày không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng các triệu chứng đau, khó chịu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nghiêm trọng hơn, bệnh nếu không được điều trị tốt, đúng cách sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan, bộ phận khác và gây nhiều biến chứng, bệnh lý nguy hiểm.

Đau dạ dày rất khó điều trị dứt điểm, đặc biệt khi bệnh chuyển biến nặng. Do đó, cần phát hiện bệnh sớm, thăm khám và điều trị ngay ở giai đoạn nhẹ để cho hiệu quả tốt nhất. Một số phương pháp điều trị bệnh phổ biến có thể kể đến như:

Cách chữa tại nhà bằng mẹo dân gian

Với bất kỳ căn bệnh nào, mẹo dân gian thường được người bệnh ưu tiên tìm kiếm vì sự tiện lợi và tác dụng nhất định mà chúng mang lại. Trong dân gian có nhiều mẹo chữa đau dạ dày được sử dụng từ lâu đời và cho hiệu quả khá tốt. Một số cách chữa và nguyên liệu phổ biến, thường dùng có thể kể đến như:

Cách chữa bệnh đau dạ dày bằng nghệ

Nghệ được coi làm một trong những vị thuốc dân gian khá quen thuộc với những công dụng đa dạng. Đối với bệnh lý đau dạ dày, người bệnh có thể sử dụng nghệ để chữa trị bằng những cách tiêu biểu là:

  • Chữa đau dạ dày bằng tinh bột nghệ

Tinh bột nghệ có chứa curcumin là một hợp chất khá tốt với sức khỏe của con người.

Người mắc bệnh lý về dạ dày có thể pha 2 thìa tinh bột nghệ cùng 100ml nước ấm rồi thêm 1 thìa mật ong nguyên chất sau đó khuấy đều và uống. Mỗi ngày uống 3 lần trước các bữa ăn chính khoảng 30 phút.

Tinh bột nghệ
Tinh bột nghệ

Cách thứ hai là pha tinh bột nghệ với mật ong theo tỉ lệ 2:1 rồi vo thành viên tròn nhỏ bỏ lọ thủy tinh có nắp kín để bảo quản, mỗi ngày ăn 3 lần, mỗi lần 3 viên.

  • Chữa đau dạ dày bằng nghệ và dừa

Người bệnh cũng có thể sử dụng ngay củ nghệ tươi để chữa bệnh đau dạ dày bằng cách kết hợp với quả dừa. Cụ thể, chặt bỏ phần chóp quả dừa, để lên bếp đun với mức lửa nhỏ. Sau 30 phút, đổ nước dừa vào cốc và nạo phần cùi dừa cho vào cùng. Chia lượng nước và cùi thu được làm 3 phần sử dụng trong ngày trước các bữa ăn chính.

Buổi tối, lấy nghệ rửa sạch rồi giã nhỏ, lọc lấy nước cốt để tới sáng rồi uống ngay sau khi thức dậy.  Nên kiên trì thực hiện biện pháp này trong 3 ngày liên tiếp thì mới mong có tác dụng.

Chữa đau dạ dày bằng mật ong

Ngoài cách dùng mật ong kết hợp với nghệ chữa đau dạ dày đã được trình bày ở phần trên thì chúng ta còn có một số mẹo khác sử dụng mật ong như:

  • Mật ong và trứng gà: Lấy lòng đỏ của trứng gà trộn với mật ong ăn 2-3 lần/tuần.
  • Mật ong và chuối hột xanh: Chuối hột xanh bỏ vỏ, rửa sạch rồi thái lát mỏng, phơi khô sau đó nghiền thành bột mịn.
  • Mỗi ngày lấy 1 thìa bột chuốt hột trộn cùng 1 thìa mật ong nguyên chất và ăn trực tiếp.

Cây xăng sê chữa đau dạ dày

Cây xăng sê cũng được khá nhiều người bệnh chia sẻ với nhau về khả năng chữa các bệnh lý về dạ dày. Theo đó, dùng lá cây xăng sê đã phơi khô sắc lấy nước uống hàng ngày hoặc nhai sống 3-4 lá với chút muối.

Cây xăng sê
Cây xăng sê

Ngoài các mẹo dân gian kể trên, còn một số cách chữa đau dạ dày khác sử dụng lá cây tía tô, cam thảo, bí đỏ, gừng, nước ép bạc hà hay giấm táo.

Phác đồ điều trị đau dạ dày trong Tây y

Sau quá trình khám và xác định tình trạng đau dạ dày của bạn thông qua nội soi, bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Trong tây y áp dụng 2 phương pháp điều trị phổ biến là: Dùng thuốc điều trị nội khoa và can thiệp ngoại khoa với các biến pháp phẫu thuật,…

Điều trị nội khoa

Đau dạ dày uống thuốc gì? – Vấn đề sử dụng các loại thuốc chữa đau dạ dày, dùng hàng ngày, liều lượng tùy thuộc vào mức độ bệnh và đối tượng sử dụng. Dựa trên kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ kê đơn và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Một số nhóm thuốc thường dùng gồm:

  • Thuốc kháng sinh nhằm tiêu diệt khuẩn Hp trú ngụ trong dạ dày: Furazolidone, Fluoroquinolones, Rifabutin…
  • Thuốc ức chế bơm proton ức chế sự phát triển của Hp: Nexium, Omeprazole, Nexipraz…
  • Ngoài ra, có một số loại thuốc phổ biến khác chữa đau dạ dày có xuất xứ từ nước ngoài tiêu biểu như: Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P), Yumangel (thuốc dạ dày chữ Y), Gastropulgite, Gaviscon…

Thuốc Tây có ưu điểm là chặn đựng nhanh chóng các triệu chứng của bệnh lý dạ dày tuy nhiên nó lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, khả năng nhờn thuốc cao đồng thời khiến gan, thận phải tăng cường hoạt động để đào thải các thành phần của thuốc.

Can thiệp ngoại khoa

Khi tình trạng viêm loét, xuất huyết dạ dày đã trở nên nghiêm trọng, can thiệp ngoại khoa là cần thiết để ngăn chặn kịp thời các dấu hiệu.

Trong những trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành mổ nội soi hoặc mổ mở để can thiệp vào các tổn thương xuất hiện tại niêm mạc dạ dày, thậm chí có thể cắt bỏ một phần dạ dày nếu cần thiết.

Những phương pháp chữa đau dạ dày trong Tây y
Những phương pháp chữa đau dạ dày trong Tây y

Các phương pháp Tây y tuy can thiệp và đẩy lùi nhanh chóng bệnh lý dạ dày nhưng có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn đồng thời tồn tại nguy cơ bệnh tái phát.

Phương pháp ngoại khoa sẽ can thiệp trực tiếp vào các ổ viêm loét tại dạ dày từ đó giải quyết tình trạng bệnh lý. Thế nhưng ngoại khoa sẽ khiến người bệnh mất sức sau quá trình phẫu thuật, đòi hỏi người bệnh phải có thời gian phục hồi đồng thời đe dọa gây ra những biến chứng nguy hiểm trong quá trình phẫu thuật như xuất huyết, sốc thuốc, thậm chí đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh.

Chữa đau dạ dày bằng thuốc Đông y

Theo quan niệm trong Đông y, đau dạ dày (đau bao tử) là do tình chí bị kích thích, dẫn đến can khí uất kết mất khả năng sơ tiết, làm rối loạn khí cơ thăng thanh giáng trọc của tỳ vị mà gây ra các triệu chứng đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua… u uất buồn giận thương tổn can, can khí mất sơ thông, hoành nghịch phạm vị, tạo thành can vị bất hòa. Vị khí không thông giáng thì buồn nôn, nôn, ợ hơi. Can khí uất lâu hóa hỏa, hỏa tà thương tổn âm dẫn tới đau tăng lên.

Ngoài ra, thói quen ăn uống thất thường, ăn quá nhiều các loại đồ ăn có tính chua, cay… sẽ làm tỳ vị dễ bị tổn thương, mất khả năng kiện vận hay do tiên thiên bất túc (tỳ vị hư) hàn tà nhân xâm nhập gây khí trệ, huyết ứ sinh ra các cơn đau.

Như vậy, có thể tổng kết lại, bệnh viêm loét dạ dày được Y học cổ truyền quy kết vào 3 căn nguyên chính, có tương quan với nhau: Vị (dạ dày) hư yếu, dinh dưỡng không đủ và tinh thần căng thẳng.

Dựa trên những nguyên nhân gây ra tình trạng đau dạ dày và các bệnh lý liên quan, tác dụng của các loại thuốc theo y học cổ truyền, lương y, bác sĩ tại Trung tâm Đông y Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu, từng bước hoàn thiện cho ra đời bài thuốc Bình vị Thần hiệu thang đặc trị bệnh dạ dày.

Đau dạ dày nên ăn gì? Kiêng ăn gì?

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ rõ, bệnh lý dạ dày có nguyên nhân chủ yếu từ quá trình ăn uống hàng ngày. Vậy để hỗ trợ điều trị tốt nhất bệnh lý này, mấu chốt cũng chính là từ hoạt động ăn uống của người bệnh.

Theo đó, người bệnh cần tăng cường ăn một số nhóm thực phẩm dưới đây:

  • Rau xanh, đặc biệt là các loại rau có lá màu xanh đậm và thực phẩm giàu chất xơ.
  • Sữa chua hay các loại thực phẩm chứa probiotic – vi khuẩn tốt cho hoạt động tiêu hóa.
  • Uống đủ lượng nước mỗi ngày.
  • Trong quá trình điều trị đau dạ dày, người bệnh nên ăn những loại thực phẩm đã được nấu chín kỹ, ninh nhừ, dạng mềm, không quá cứng.

Người bệnh cũng không nên bỏ qua thông tin về những loại thực phẩm cần tránh ăn khi bị đau dạ dày. Cụ thể đó là:

  • Những loại thực phẩm có vị chua như: Chanh, xoài, cóc, đồ muối chua, lên men (cà muối, dưa muối, dấm, mẻ…)
  • Món ăn có gia vị cay, nóng như: Ớt, tiêu, tỏi…
  • Nước sốt cà chua
  • Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, được chế biến theo kiểu chiên, nướng, xào, rán.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Đồ hộp, xúc xích, thịt xông khói…
  • Thức ăn quá cứng như sụn, thịt nhiều gân, rau quá già…
  • Rượu, bia, cà phê, thuốc lá.

Để nhanh chóng đẩy lùi, giải quyết những triệu chứng đau dạ dày khó chịu, người bệnh cần chủ động thăm khám và duy trì thói quen sinh hoạt một cách khoa học. 

 

4.3/5 - (6 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?