Bài Tập Chữa Tiểu Đường Phù Hợp Với Sức Khỏe Của Người Bệnh

Hiện nay, tỷ lệ mắc tiểu đường ngày càng cao nên các phương pháp trị bệnh rất được quan tâm. Theo ý kiến của bác sĩ, việc tập luyện cũng là một trong những biện pháp quan trọng để điều trị. Những nội dung dưới đây sẽ giới thiệu cho người bệnh các bài tập chữa tiểu đường giúp kiểm soát bệnh hiệu quả.

Các bài tập trị tiểu đường có tác dụng gì?

Insulin được tiết ra từ tuyến tụy khi lượng đường glucose trong máu dâng cao, đặc biệt là sau khi ăn. Khi insulin kích thích gan và các cơ tiếp thụ lượng đường dư sẽ giúp hàm lượng trong máu giảm.

Mỗi lần tập thể dục, cơ thể cần tăng thêm năng lượng và nhiên liệu dưới dạng đường để cung cấp năng lượng cho cơ bắp. Những bài tập mạnh và nhanh sẽ giải phóng lượng đường dự trữ ở gan và các khối cơ bắp nhằm cung cấp năng lượng cho cơ bắp hoạt động.

Các bài tập sẽ giúp người bị tiểu đường ngăn chặn biến chứng nguy hiểm
Các bài tập sẽ giúp người bị tiểu đường ngăn chặn biến chứng nguy hiểm

Bên cạnh đó, đối với các bài tập liên tục nhưng ở mức trung bình, cơ thể sẽ sử dụng lượng đường cao gấp 20 lần so với bình thường. Điều này có thể hỗ trợ làm giảm lượng đường huyết. Vì vậy, bên cạnh việc dùng thuốc chữa đái tháo đường thì việc tập luyện là một trong các biện pháp chữa bệnh theo hướng bảo tồn nhưng vẫn hiệu quả.

Ngoài những bài tập như chạy bộ, chơi thể thao, người bệnh có thể áp dụng các bài tập yoga chữa tiểu đường. Tác dụng của yoga là:

  • Giúp phục hồi và tái tạo tế bào tuyến tụy bằng cách căng da bụng.
  • Giúp thư giãn cơ bắp và cải thiện lưu thông máu, từ đó tăng cường phát triển cơ bắp.
  • Giúp đẩy lùi trọng lượng của cơ thể nhằm kiểm soát tình trạng bệnh.
  • Giúp hấp thụ tốt glucose, cải thiện độ nhạy insulin, làm giảm lượng đường trong máu.
  • Tăng lưu thông máu và tăng khả năng sản xuất insulin để kích thích tuyến tụy.
  • Các bài tập ép và nén bụng có khả năng kích thích tuyến tụy tiết ra nhiều insulin để có thể chảy vào máu.

Những bài tập trị tiểu đường hiệu quả

Các bài tập thể dục vừa giúp bạn sống khỏe vừa ngăn chặn quá trình phát triển của bệnh tiểu đường. Theo đó, người bệnh có thể áp dụng các bài tập thể dục sau:

  • Đi bộ

Người bị tiểu đường nên đi bộ ít nhất 3 lần/ tuần trong 150 phút để làm giảm nguy cơ gặp biến chứng do bệnh lý gây ra.

Một trong các bài tập chữa tiểu đường quen thuộc và đơn giản là đi bộ
Một trong các bài tập chữa tiểu đường quen thuộc và đơn giản là đi bộ
  • Thể hình

Các chuyên gia cho biết, bài tập thể hình sẽ tăng cường cơ bắp và sức khỏe con người, đặc biệt có ích cho bệnh nhân bị tiểu đường. Mỗi lần thực hiện, người bệnh cần chuẩn bị 3 – 5 phương tiện khác nhau và nên lặp lại trong 10 – 15 lần.

  • Đạp xe

Bài tập này giúp phổi và trái tim hoạt động tốt hơn. Đồng thời đạp xe còn giúp cải thiện lưu lượng máu tới chân và giảm biến chứng bàn chân ở người mắc bệnh. Nếu thời tiết bất lợi, người chơi hoàn toàn có thể đạp xe ở ngay trong phòng tập.

  • Bơi lội

Bơi lội không gây áp lực tới xương khớp nên có thể hạn chế tình trạng chấn thương ở chân. Ngoài ra, nó còn là bài tập lý tưởng cho người bị tiểu đường tuýp 2, có thể kiểm soát cân nặng, làm tiêu hao năng lượng, cải thiện sức khỏe tim mạch. Bơi lội cũng giúp hạn chế biến chứng tim mạch và giảm nồng độ đường huyết đáng kể.

Bài tập yoga chữa bệnh tiểu đường

Các bài tập chữa tiểu đường bằng yoga có thể làm giảm cholesterol, hỗ trợ giảm lượng đường huyết tăng cao và phòng ngừa biến chứng về tim mạch, huyết áp. Những tư thế yoga phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường là:

Tư thế yoga thở

Ở tư thế này, bạn nên hít thở sâu để tăng cường năng lượng oxy và giúp cải thiện quá trình lưu thông máu. Bên cạnh đó, nó còn có khả năng ổn định tâm trí và cung cấp năng lượng cần thiết cho các dây thần kinh.

Cách tập:

  • Người bệnh ngồi trên một tấm thảm rồi ngồi chéo chân hoặc gác chân vào bên trong.
  • Lưng duỗi thẳng, giữ cằm song song với sàn nhà.
  • Để tay trên đầu gối, lòng bàn tay hướng lên phía trên sau đó từ từ nhắm mắt lại.
  • Hít sâu, giữ nguyên trong 5 giây rồi thở ra từ từ.
  • Động tác này cần thực hiện tối thiểu 10 lần.
  • Sau khi thực hiện xong, bạn nên chà xát lòng bàn tay với nhau để tạo nhiệt rồi đặt 2 tay lên mắt, từ từ mở mắt, mỉm cười.
Áp dụng bài tập chữa tiểu đường bằng yoga
Áp dụng bài tập chữa tiểu đường bằng yoga

Động tác ngồi kiểu Nhật

Mặc dù là tư thế yoga đơn giản nhưng có thể mang tới hiệu quả cao trong việc cải thiện hệ tiêu hóa và giúp người bệnh thư giãn tâm trí.

Cách tập:

  • Quỳ 2 đầu gối trên thảm rồi nhẹ nhàng đặt mông lên gót chân. Lưu ý, bạn phải đặt 2 đầu gối ở 2 bên của hậu môn.
  • Sau đó, người bệnh đặt 2 lòng bàn tay trên đầu gối, hướng lòng bàn tay xuống dưới.
  • Nhắm mắt, thở sâu với nhịp đều.

[pr_middle_post]

Thực hiện tư thế cây cầu

Đây là tư thế vừa giúp người bệnh kiểm soát tốt chỉ số đường huyết vừa có khả năng thư giãn tâm trí, làm giảm triệu chứng vào thời kỹ mãn kinh. Đồng thời nó còn có thể cải thiện tiêu hóa và thư giãn cổ, cột sống.

Cách tập:

  • Bệnh nhân nằm với tư thế thẳng trên thảm tập yoga.
  • Bắt đầu thở rồi lấy điểm tựa là bàn chân để đẩy thân lên khỏi sàn.
  • Giữ tư thế ở cổ và đầu, có thể sử dụng tay để hỗ trợ thêm.
  • Nếu thực hiện được thì bạn nên nắm chặt ngón tay phía dưới để tăng thêm sự căng. Tuy nhiên với động tác này, bạn không nên sử dụng quá nhiều sức vì có thể gây tổn thương cho bản thân.
Người bị tiểu đường có thể áp dụng tư thế cây cầu
Người bị tiểu đường có thể áp dụng tư thế cây cầu

Tư thế đứa trẻ

Tác dụng chính là giúp người bệnh thư giãn phần đùi, hông và mắt cá chân. Ngoài ra, nó còn có khả năng làm dịu tâm trí, giảm sự căng thẳng và mệt mỏi. Đây cũng là động tác phù hợp dành cho những người thường xuyên phải ngồi làm việc nhiều giờ trong một tư thế.

Cách tập:

  • Ngồi trên sàn sau đó dồn toàn bộ trọng lượng cơ thể lên trên đầu gối, dần dần chuyển lên ngồi trên gót chân.
  • Gập người về phía trước sao cho phần bụng đặt trên đùi, cánh tay duỗi thẳng về phía trước.
  • Có thể để trán chạm sàn nhưng cần lưu ý tới sự linh hoạt của cơ thể. Ngoài ra bạn cũng không nên sử dụng quá sức để tránh gây tổn thương.
  • Người bệnh luôn giữ nhịp thở bình thường và để nguyên tư thế trong 3 đến 5 phút.
  • Động tác này không dành cho người đang mang thai, xuất hiện chấn thương ở đầu gối hoặc mắc bệnh tiêu chảy.

Bài tập chữa bệnh tiểu đường với tư thế đứng bằng vai

Động tác đứng bằng vai có thể điều tiết hoạt động của tuyến giáp và điều hòa các hoạt động như sinh sản, tiêu hóa, thần kinh, hô hấp, trao đổi chất. Thêm vào đó, tư thế này còn có khả năng nuôi dưỡng xương sống với nguồn cung cấp máu và oxy, từ đó hạn chế các rối loạn về thần kinh, giúp sức khỏe cải thiện tốt hơn.

Cách tập:

  • Sau khi nằm trên thảm tập thì mở rộng 2 chân hướng ra bên ngoài.
  • Nâng chân từ từ rồi gập đầu gối hoặc nâng thẳng, làm một trong hai cách miễn là bạn cảm thấy thoải mái.
  • Đặt bàn tay dọc theo lưng sao cho có thể hỗ trợ và nâng cao cơ thể.
  • Dồn toàn bộ trọng lượng của cơ thể lên vai, thở chậm và gập cằm vào lồng ngực.
  • Cố gắng để khuỷu tay chạm sàn, nên giữ tư thế này càng lâu càng tốt. Trong trường hợp cảm thấy mỏi, bạn hãy trở về tư thế nằm và hạ thấp cơ thể.
  • Nếu là người có tiền sử huyết áp cao hoặc gặp chấn thương, tốt nhất người bệnh không nên áp dụng.

Bài tập khí công chữa bệnh tiểu đường

Khí công y đạo là bài tập khá đơn giản. Tuy nhiên, bạn cần tập luyện đúng cách để hạn chế các trường hợp bị hạ đường huyết trong khi luyện tập.

Khi thực hiện, người bệnh cần điều hòa hơi thở theo từng động tác, tập đủ số lượng, kết hợp giữa tập luyện với điều trị bằng thuốc và thói quen ăn uống lành mạnh.

  • Bài tập kéo ép gối vào bụng

Bạn co chân trái lên rồi ép chặt vào bụng và hít vào. Làm lần lượt với chân phải, mỗi ngày thực hiện 200 lần sau khi ăn 30 phút.

Bài tập ép gối vào bụng hiệu quả rất tốt
Bài tập ép gối vào bụng hiệu quả rất tốt
  • Tập vặn mình

Dơ hai tay lên rồi hít vào, cúi người để tay phải chạm đầu ngón chân trái còn tay trái chạm đầu ngón chân phải. Kiên trì thực hiện 4 nhịp, 20 lần/ nhịp.

  • Nạp khí dung tiêu

Người bệnh nằm ngửa, hai tay đặt lên đan điền còn hai gót chân đặt cạnh nhau. Hai chân co lên thành góc 45 độ rồi duỗi thẳng. Bạn hít thở bình thường bằng mũi. Mỗi phút thực hiện 5 lần.

  • Vỗ tay

Bệnh nhân đứng thẳng người rồi vỗ tay trên đầu 4 nhịp, mỗi nhịp 200 lần.

Các bài tập chữa yoga đều giúp người bệnh cân bằng khí huyết và giảm tác nhân gây kháng insulin. Tuy nhiên người bệnh cần thực hiện điều độ hàng ngày, không tự ý bỏ tập hoặc thực hiện quá sức. Tốt nhất, bạn nên có người hướng dẫn để giám sát, kiểm tra tính hiệu quả của từng bài tập.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?