Bác sĩ Lê Phương: “Đừng để TẾT mất vui vì viêm họng”
Khoảng thời gian cận Tết và đầu năm mới là thời điểm virus gây bệnh đường hô hấp hoạt động mạnh, gây nên các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thường gặp nhất là bệnh viêm họng. Vậy làm sao để phòng tránh bệnh viêm họng hiệu quả trong những ngày Tết? Đáp án cho thắc mắc này sẽ được giải đáp ở nội dung dưới đây.
Vì sao Tết dễ bị viêm họng?
Theo bác sĩ Lê Phương – PGĐ chuyên môn Nhất Nam Y Viện, trước và sau Tết là thời điểm giao mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường. Đây là môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh viêm họng, viêm đường hô hấp hoạt động mạnh.
Ai cũng có nguy cơ viêm họng vào thời điểm này. Tuy nhiên, những người có sức đề kháng yếu như trẻ em dưới 6 tuổi, người cao tuổi là các đối tượng dễ mắc phải nhất.
Ngoài sự thay đổi về thời tiết thì các tác nhân bên ngoài như chế độ ăn uống, sinh hoạt thay đổi đột ngột do nghỉ lễ, khói bụi, khói thuốc lá, tiếp xúc nhiều người lạ… cũng là nguyên nhân khiến tỷ lệ viêm họng tăng nhanh vào thời điểm này.
Theo bác sĩ Phương, viêm họng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp cấp, viêm phổi, áp xe phổi, tràn khí, tràn dịch màng phổi…
Bị viêm họng nên kiêng ăn gì ngày Tết?
Ăn uống thả phanh cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ dễ dàng bị cảm lạnh, đau họng, viêm đường hô hấp. Do vậy, nếu đang hoặc có tiền sử viêm họng mãn tính, người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng những thực phẩm dưới đây:
- Bánh chưng rán, gà rán, thực phẩm nhiều gia vị: Những món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ có thể gây bít tắc, làm nặng hơn tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp. Chúng có thể gây kích ứng cổ họng, khiến họng sưng đau nhiều hơn.
- Thịt xông khói, xúc xích và các thực phẩm chế biến sẵn: Những thực phẩm này có hàm lượng muối cao, có thể khiến cơ thể mất nước, làm tăng tình trạng viêm đau họng.
- Bánh kẹo, mứt Tết và các món ăn ngọt: Những món ăn nhiều đường có thể khiến cơ thể người bệnh dễ bốc hỏa, làm tăng viêm nhiễm, khiến triệu chứng ho và sưng đau cổ họng nặng hơn.
- Đồ ăn, thức uống lạnh: Kem, sữa chua, caramen, đồ ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh có thể khiến niêm mạc họng bị tổn thương. Trong nhiều trường hợp, nếu sức đề kháng của người bệnh, việc sử dụng các thực phẩm lạnh này có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm họng, thậm chí là sốt, nôn ói ở trẻ.
- Đậu phộng, hạt dưa, hạt hướng dương: là những thực phẩm có mặt nhiều trong ngày Tết của mỗi gia đình. Do hàm lượng chất béo cao nên những loại hạt này có thể khiến cổ họng trẻ tăng tiết dịch, khiến các cơn ho, khạc đờm, nóng rát cổ họng tăng thêm.
- Đồ uống có gas, nước ngọt và bia rượu: Dịp Tết sẽ có rất nhiều nước ngọt và đồ uống có gas. Chúng thường được sử dụng ở điều kiện lạnh vì thế có thể gây khàn giọng, mất tiếng, làm tình trạng ho, viêm ở trẻ trở nên nặng nề hơn.
Nên ăn gì khi bị viêm họng để bệnh nhanh khỏi hơn?
Bác sĩ Lê Phương khuyên rằng, khi bị viêm họng người bệnh nên ăn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, được chế biến ở dạng lỏng, mềm, nó không chỉ tốt cho hệ miễn dịch mà còn giảm áp lực cho niêm mạc họng đang chịu tổn thương.
Cụ thể những thực phẩm được bác sĩ Lê Phương khuyên dùng khi đang bị viêm họng là:
- Phòng tránh viêm họng trong tết bằng cách tăng cường bổ sung vitamin C
Thực phẩm giàu vitamin C chính là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho người bệnh viêm họng. Theo đó vitamin C là thành phần thiết yếu giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, ức chế các gốc tự do.
Thường xuyên bổ sung vitamin C vào bữa ăn hằng ngày sẽ giúp tăng cường chức năng của các tế bào lympho. Từ đó cải thiện hệ thống hô hấp, tăng cường sức khỏe tổng thể một cách tự nhiên.
Mỗi ngày bạn chỉ cần nạp vào cơ thể khoảng 1000mg vitamin C có thể làm giảm 50% triệu chứng của bệnh viêm họng, bệnh lý nhiễm trùng khác ở đường hô hấp. Các thực phẩm giàu vitamin C như thanh long, lựu, dâu tây, bưởi, sơ ri,…
- Ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm
Ngoài vitamin C thì kẽm chính là một thành phần thiết yếu để tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung kẽm mỗi ngày sẽ cải thiện tốt chức năng đề kháng của cơ thể. Đồng thời nó cũng giúp bạn ức chế các tác nhân gây nên bệnh cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng, hay viêm amidan,…
Không những vậy kẽm còn có tác dụng thúc đẩy các tế bào lympho T tạo ra khoáng chất bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của nhiều tác nhân gây hại. Vì thế khi có dấu hiệu viêm họng bạn nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu kẽm. Kẽm có trong rong biển, thịt bò, hàu, gan động vật,…
- Ăn nhiều rau xanh cải thiện viêm họng ngày Tết
Rau xanh là thực phẩm lành mạnh, rất tốt cho người bị viêm họng nói riêng và nhiễm trùng đường hô hấp nói chung. Lượng nước có trong rau xanh sẽ giúp người bệnh làm dịu niêm mạc cổ họng, giảm sưng tấy, viêm nhiễm.
Hơn nữa rau xanh cũng là thực phẩm chứa lượng lớn vitamin, khoáng chất, hợp chất, chúng sẽ phát huy khả năng chống viêm, làm loãng dịch đờm, thúc đẩy chữa lành vết thương nếu bạn bổ sung thường xuyên.
Các loại rau xanh bạn nên ăn khi bị viêm họng là cải thảo, rau đay, mùng tơi, rau khoai, bắp cải,…
- Bổ sung nhiều thực phẩm kháng viêm chống khuẩn
Nhiễm trùng niêm mạc có thể xảy ra do virus, vi khuẩn. Những tác nhân này có thể lây lan sang thanh quản, amidan, niêm mạc xoang hay VA. Vì thế bên cạnh việc dùng thuốc kháng sinh, bạn có thể bổ sung thêm những thực phẩm có tính chống viêm, kháng khuẩn như: Gừng, đinh hương hay nghệ.
Cụ thể gừng (sinh khương) chứa rất nhiều thành phần hoạt chất giúp kháng khuẩn và ức chế viêm nhiễm hiệu quả. Nghệ có tính sát trùng cao và ức chế vi khuẩn một cách mạnh mẽ. Hơn nữa nghệ không gây cay hay nóng rát, có thể dùng cho cả trẻ em khi bị viêm họng. Đinh hương thường dùng để tạo mùi và gia tăng hương vị cho món ăn. Ngoài ra đinh hương còn được sử dụng nhiều để sát khuẩn, chống viêm, giảm ho, tăng cường miễn dịch. Vì thế nó rất thích hợp với những người đang gặp vấn đề ở đường hô hấp như viêm họng.
- Phòng tránh viêm họng trong tết với thực phẩm giàu protein
Protein là thành phần dinh dưỡng thiết yếu đối với cơ thể, nó không chỉ cải thiện cơ bắp mà còn mang lại nguồn năng lượng dồi dào, giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.
Khi bị viêm họng bạn nên chọn những thực phẩm giàu protein mềm và dễ tiêu hóa như thịt bằm, cá hồi, gà xé, trứng,…
- Uống đủ mỗi ngày 2 lít nước
Khi bị viêm họng, thân nhiệt thường tăng lên, khiến khoang miệng bị khô rát và sưng nóng, khiến cơ thể bị mất nước. Vì thế lời khuyên bác sĩ Lê Phương dành cho bạn chính là uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Uống đủ nước sẽ làm dịu niêm mạc cổ họng, giúp long đờm, bù nước, cân bằng điện giải. Hơn nữa uống đủ nước mỗi ngày cũng sẽ hạn chế tình trạng khản giọng, mất tiếng do viêm họng gây ra.
Những lưu ý để phòng tránh viêm họng trong Tết
Để có trọn vẹn niềm vui ngày Tết, không bị ảnh hưởng bởi bệnh viêm họng, bác sĩ Lê Phương khuyên mọi người nên xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi hợp lý. Một vài chú ý dành cho mọi người để tránh xa nguy cơ viêm họng ngày Tết:
- Người bệnh nên tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, mang khẩu trang khi đi ngoài đường.
- Bạn phải luôn giữ ấm cơ thể thể trong thời tiết lạnh, đặc biệt là vùng cổ ngực và bàn chân, bàn tay.
- Không vui chơi quá khuya, hạn chế ra ngoài vào tối muộn vì đây là thời điểm nhiệt độ hạ xuống thấp, có thể gây cảm lạnh, viêm họng.
- Hạn chế tiếp xúc gần với những người đang có bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như viêm amidan, cảm lạnh, cúm…
- Tiêm vắc xin phòng ngừa cúm hằng năm.
- Duy trì chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, không để các cuộc vui ảnh hưởng đến thời gian và chất lượng giấc ngủ.
Không chỉ viêm họng, Tết cũng là thời điểm bùng phát của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Cách tốt nhất để tráng xa những căn bệnh, để Tết không mất vui, mọi người nên chủ động phòng ngừa bệnh từ những vấn đề rất nhỏ trong chế độ ăn và sinh hoạt hằng ngày.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!