Bà Bầu Bị Nổi Mẩn Ngứa Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân, Cách Chữa

Cập nhật: 09/04/2024

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa là hiện tượng khá thường gặp trong thời kỳ mang thai. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn gây ra tâm lý lo lắng cho thai phụ. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về nguyên nhân cũng như cách chữa dị ứng mẩn ngứa cho bà bầu.

Triệu chứng nổi mẩn ngứa khi mang thai

Hiện tượng bà bầu bị nổi mẩn ngứa thường xuất hiện trong giai đoạn 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Tình trạng này được biểu hiện bằng sự xuất hiện của những mảng sần, đốm đỏ, hồng như phát ban ở trên da và đi kèm là cảm giác ngứa ngáy, nóng rát, châm chích rất khó chịu.

Triệu chứng nổi mẩn ngứa khi mang thai

Các chuyên gia cho rằng, hiện tượng mề đay mẩn ngứa khi mang thai này là kết quả quá trình phản ứng quá mẫn của cơ thể trước các tác nhân gây dị ứng như lông động vật, phấn hoa, bụi bẩn… Khi tiếp xúc với cơ thể mẹ bầu, các tác nhân này sẽ kích thích cơ thể mẹ giải phóng Histamin – một chất trung gian hóa học có trong các phản ứng dị ứng. Hoạt chất này có tác dụng làm tăng tính thấm thành mao mạch dưới da, gây ra tình trạng khô rát, ngứa ngáy rất khó chịu.

Thông thường, bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở bụng đầu tiên, sau đó có thể sẽ lan rộng ra những vùng da bị kéo căng khác như đùi, mông, chân, mặt,… Nghiêm trọng hơn, có những bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người gây ra cảm giác mệt mỏi, khó chịu nặng nề và gặp phải các triệu chứng nặng hơn như sưng phù mí mắt, môi hoặc lưỡi,…

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa có nguy hiểm không?

Trên thực tế tình trạng bà bầu bị ngứa và nổi mẩn đỏ không quá nguy hiểm. Đây là một hiện tượng phổ biến mà  rất nhiều phụ nữ khi mang thai sẽ gặp phải. Thông thường các triệu chứng sẽ chỉ kéo dài vài ngày và tự biến mất mà không cần phải can thiệp y tế.

Tuy nhiên, với một số người có cơ địa dị ứng, hiện tượng này có thể kéo dài dai dẳng từ vài tuần tới vài tháng, tái đi tái lại nhiều lần. Việc này khiến cho bà bầu phải chịu đựng sự ngứa ngáy, khó chịu kéo dài, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, suy nhược, ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ và cả thai nhi. Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng không nên chủ quan trước hiện tượng mẩn ngứa này. Một số trường hợp dị ứng nghiêm trọng có thể dẫn đến nguy cơ sinh non, suy thai, thai chết lưu hoặc hình thành tổn thương vĩnh viễn đối với bào thai.

Vì vậy, khi gặp hiện tượng nổi mẩn ngứa khi mang thai, các bà bầu không nên chủ quan, cần theo dõi kỹ lưỡng để tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời khi cần thiết. Đặc biệt, khi xuất hiện những biểu hiện bất thường như: khó thở, thở khò khè, họng đau, toàn thân mất sức,… mẹ cần hết sức cảnh giác và nên đi thăm khám kịp thời tại các cơ sở y tế để điều trị kịp thời. 

Nguyên nhân bà bầu bị nổi mẩn ngứa

Hiện tượng bà bầu bị nổi mẩn ngứa tuy phổ biến nhưng cũng không phải xảy ra ở 100% phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường được chỉ ra gồm có:

  • Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ: Cụ thể là do sự gia tăng đột ngột của hormone estrogen, progesterone,… khiến cho cơ thể không kịp thích ứng, dẫn đến hiện tượng da khô, nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy.
  • Sự thay đổi ở cấu trúc mô của da: Sự phát triển về kích thước của thai nhi cùng với việc tăng cân khiến cho vùng mô da ở bụng và các bộ phận khác như mông, đùi, ngực,… bị làm căng, làm giãn. Lúc này, cấu trúc mô ở da bị phá vỡ và trở nên mỏng và căng hơn, dễ làm bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người khi có kích ứng.
Nguyên nhân bà bầu bị nổi mẩn ngứa
Nguyên nhân bà bầu bị nổi mẩn ngứa
  • Sự thay đổi chế độ dinh dưỡng khi mang thai: Khi có em bé, người mẹ thường chú ý bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là nhóm thức ăn nhiều đạm. Trong khi đó lại thiếu hụt một số loại thực phẩm do tình trạng nôn nghén. Việc thiếu hoặc thừa nhóm dinh dưỡng nào cũng có thể là nguyên nhân khiến bà bầu bị nổi mẩn ngứa.
  • Bổ sung dược phẩm không phù hợp: Hệ miễn dịch có thể xảy ra phản ứng chống lại một số loại dược phẩm thường được bổ sung cho bà bầu như sắt, canxi, vitamin,… và gây nên tình trạng mẩn ngứa.

Cách chữa mẩn ngứa cho bà bầu

Nổi mẩn ngứa khi mang thai nên được điều trị sớm ngay khi mới xuất hiện những biểu hiện để tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số cách chữa dị ứng mẩn ngứa cho bà bầu thường được áp dụng:

Cách chữa mẩn ngứa cho bà bầu bằng phương pháp dân gian

Một số mẹo dân gian sử dụng các thảo dược tự nhiên, an toàn dưới đây có thể giúp mẹ nhanh chóng cải thiện các triệu chứng mẩn ngứa, mề đay trong thời gian mang thai:

  • Tắm gội bằng nước ấm: Bà bầu bị nổi mẩn ngứa nên tắm gội bằng ấm, không quá nóng cũng không quá lạnh (khoảng từ 24 – 37 độ) để giúp vệ sinh da sạch sẽ, làm thông thoáng lỗ chân lông và đồng thời xoa dịu những triệu chứng khó chịu, ngứa ngáy một cách hiệu quả. 
  • Sử dụng tinh dầu dưỡng da: Một số loại tinh dầu tự nhiên như bạc hà, đinh hương, hoa cúc,… vừa có tác dụng làm dịu cảm giác ngứa ngáy, phục hồi vùng da tổn thương lại vừa giúp dưỡng ẩm cho làn da thêm mềm mại.
  • Uống trà thảo mộc: Các loại trà thảo mộc lành tính như trà hoa cúc, astiso, chè vằng,… có tác dụng thải độc, thanh lọc cơ thể rất tốt, giúp hỗ trợ giảm thiểu triệu chứng nổi mẩn ngứa khi mang thai hiệu quả. Bên cạnh đó thức uống này còn giúp thai phụ an thần và thư giãn. 

Điều trị bằng phương pháp Tây y

Trong thai kỳ, việc sử dụng thuốc Tây luôn được các bà bầu hết sức hạn chế. Tuy nhiên trong trường hợp dị ứng ở dạng nặng, có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi thì vẫn sẽ cần dùng đến các loại thuốc Tây để điều trị nhanh chóng.

Ưu điểm của thuốc Tây y đó là mang đến hiệu quả rõ rệt chỉ trong thời gian ngắn, giúp bà bầu nhanh chóng giảm ngứa, biến mất những nốt mẩn đỏ. Các loại thuốc thường được chỉ định cho bà bầu bị nổi mẩn ngứa sẽ có tác dụng kháng Histamin giúp giảm ngứa, chống viêm hiệu quả và cần có hoạt lực thấp, lành tính để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Khi sử dụng thuốc Tây y để chữa nổi mẩn ngứa khi mang thai, bà bầu cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn cụ thể, chính xác. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc để tránh những hậu quả không mong muốn cho sức khỏe của cả người mẹ và thai nhi.

Cách chữa mẩn ngứa cho bà bầu bằng phương pháp Đông y

Đông y là cách chữa mẩn ngứa cho bà bầu an toàn lại hiệu quả nhờ cơ chế tác động từ trong ra ngoài, giải quyết từ gốc rễ, căn nguyên gây ra bệnh. Theo quan niệm của Đông y, tình trạng nổi mẩn ngứa khi mang thai xuất hiện là do cơ thể thai phụ bị suy nhược, rối loạn khí huyết, các chức năng gan, thận bị suy giảm dẫn đến sự khó khăn trong bài tiết độc tố của cơ thể.

Để giải quyết tận gốc vấn đề, các bài thuốc Đông y sẽ vừa điều trị triệu chứng, tiêu sưng giảm ngứa, đồng thời vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch, bổ sung khí huyết để ngăn chặn bệnh tái phát. Bên cạnh đó, một số bài thuốc đông y còn mang lại tác dụng an thai, dưỡng thai, rất phù hợp trong thời gian điều trị mẩn ngứa của các mẹ bầu.”

Các bài thuốc Đông y tuy không mang đến tác dụng tức thời nhưng lại rất an toàn cho sức khỏe của cả bà bầu và thai nhi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, các thai phụ cần tìm đến các bệnh viện, nhà thuốc Đông y uy tín và kiên trì sử dụng để nhanh chóng đạt được hiệu quả điều trị.

Lưu ý trong chăm sóc và phòng ngừa mẩn ngứa ở bà bầu

Để chăm sóc và phòng ngừa nổi mề đay, mẩn ngứa cho bà bầu hiệu quả, cần kết hợp với một số những lưu ý sau trong sinh hoạt và dinh dưỡng:

  • Sử dụng quần áo có chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt để tránh gây bí bách cho cơ thể.
  • Tắm rửa, vệ sinh thân thể sạch sẽ mỗi ngày bằng nước ấm (từ 34 – 37 độ) và tránh sử dụng những sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh gây kích ứng da.
  • Giữ không gian sống luôn khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh: tăng cường thực phẩm giàu omega – 3, vitamin C và chất xơ,… hạn chế thực phẩm quá nhiều chất đạm, dầu mỡ và cay nóng,…
  • Sinh hoạt điều độ: ngủ đủ giấc và tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày.

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa không phải là một hiện tượng quá nguy hiểm, vậy nên các thai phụ không cần quá lo sợ khi gặp phải. Tuy nhiên các mẹ cũng đừng nên lơ là cảnh giác trước tình trạng này bởi chúng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho thai nhi nếu không được quan tâm chăm sóc đúng cách. Nắm vững các kiến thức cơ bản và chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa là cách tốt nhất để mẹ bầu tránh xa những nguy hiểm có thể xảy ra

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC