Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa có sao không? Cách điều trị

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa là tình trạng khiến nhiều người lo lắng. Bệnh gây ra nhiều phiền phức trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Khi gặp phải triệu chứng này, mẹ bầu nên chủ động tìm hiểu nguyên nhân và đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám sớm nhất. 

Nguyên nhân khiến bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng nhưng không ngứa là tình trạng thường gặp. Triệu chứng này gây ra nhiều khó chịu, phiền toái cho mẹ bầu trong thời gian mang thai. 

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng xảy ra do nhiều nguyên nhân
Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng xảy ra do nhiều nguyên nhân

Theo chuyên gia, tình trạng này khởi phát bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh có thể xuất phát từ bên trong cơ thể hoặc do tác động từ môi trường bên ngoài. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng này mà mẹ bầu nên lưu ý:

  • Da bụng bị kéo căng: Ở giai đoạn tháng thứ 3 của thai kỳ, thai nhi phát triển nhanh khiến da bụng bị kéo căng. Lúc này, các mô liên kết ở bụng sẽ bị tổn thương và gây nên tình trạng viêm da dưới. Các nốt mẩn đỏ, phát ban sẽ xuất hiện trên bụng.
  • Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể: Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người mẹ sẽ thay đổi rất nhiều, điển hình là nội tiết tố estrogen. Khi đó, da của bà bầu rất nhạy cảm và dễ dẫn đến tình trạng nổi mẩn đỏ ở bụng nhưng không ngứa.
  • Phản ứng với tế bào trong thai nhi: Tế bào thai nhi có thể kích thích hệ thống miễn dịch trong cơ thể người mẹ. Từ đó gây ra các phản ứng dị ứng khiến bụng và các bộ phận khác bị nổi mẩn đỏ.
  • Chế độ dinh dưỡng không phù hợp: Trong thời gian mang thai, bạn ăn nhiều thực phẩm cay nóng, món ăn dễ gây dị ứng. Chẳng hạn như hải sản, thịt bò thì cũng gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ trên da.
  • Thời tiết thay đổi: Thời tiết chuyển mùa đột ngột sẽ khiến mẹ bầu dễ bị dị ứng thời tiết và xuất hiện mẩn đỏ toàn cơ thể. Vì khi mang thai, da của mẹ bầu sẽ trở nên nhạy cảm hơn bình thường.
  • Do di truyền: Nếu trong gia đình có người thân mắc phải tình trạng này thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Một số nguyên nhân khác: Nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh da liễu như viêm da dị ứng, chàm, viêm da cơ địa…

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa có sao không?

Nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa là tình trạng phổ biến trong quá trình mang thai. Vì vậy, chị em phụ nữ cũng không nên quá lo lắng khi chẳng may mắc phải căn bệnh này. Tình trạng lo lắng, căng thẳng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Tuy nhiên, triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu ban đầu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Chẳng hạn như bệnh ứ mật trong gan, bọng nước dạng Pemphigus… Do đó, nếu thăm khám và điều trị chậm trễ thì sẽ tác động tiêu cực đến mẹ và sự phát triển của thai nhi.

  • Với mẹ bầu: Tâm lý lo lắng, tiêu cực, bất an kéo dài sẽ gặp phải một số trường hợp như sưng mắt, phù mạch, sinh non, thậm chí là sảy thai. 
  • Với thai nhi: Bệnh sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là quá trình nhân bản ADN. Tình trạng này sẽ khiến trẻ dễ mắc phải một số dị tật bẩm sinh. 

Chính vì thế, khi phát hiện triệu chứng bất thường, mẹ bầu nên đến bệnh viện khám bệnh sớm nhất. Các bác sĩ tại đây sẽ thăm khám và điều trị kịp thời, tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm. 

Dưới đây là các biểu hiện của bệnh mà mẹ bầu không nên bỏ qua:

  • Các nốt mẩn đỏ lây lan sang các vùng da khác nhanh chóng.
  • Cơ thể xuất hiện một số triệu chứng như khó thở, sốt, đau nhức, vàng da…
  • Tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm.

Cách điều trị khi bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa

Tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu điều trị theo nhiều cách khác nhau. Theo đó, bà bầu có thể áp dụng một cách dưới đây để cải thiện tình trạng mẩn đỏ:

Sử dụng thuốc Tây y

Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu nên hạn chế sử dụng các loại thuốc Tây ở mức tối đa. Bạn chỉ nên dùng thuốc trong trường hợp cần thiết và có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. 

Nếu tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa diễn biến nặng, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc như:

  • Thuốc kháng Histamin: Các loại thuốc phổ biến trong nhóm kháng Histamin là Loratadin, Cetirizine, Fexofenadine. Nhóm thuốc này được sản xuất theo công nghệ mới, có tác dụng ức chế Histamin gây dị ứng. Thuốc không gây buồn ngủ nên có thể được sử dụng vào ban ngày.
  • Thuốc mỡ hoặc kem bôi Steroid: Thuốc này có tác dụng kháng viêm và cải thiện tình trạng mẩn đỏ. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như da mỏng, suy giảm chức năng da… Do đó, mẹ bầu phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được uống thuốc liên tục quá 7 ngày.
  • Thuốc uống Steroid: Thuốc này chỉ được chỉ định sử dụng trong trường hợp cần thiết. Mẹ bầu phải uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ vì có thể gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. 
Mẹ bầu chỉ nên sử dụng thuốc Tây y theo sự hướng dẫn của bác sĩ
Mẹ bầu chỉ nên sử dụng thuốc Tây y theo sự hướng dẫn của bác sĩ

Phụ nữ mang thai phải thật sự cẩn trọng khi sử dụng thuốc Tây y chữa bệnh. Bạn phải tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Không được tự ý mua thuốc ở tiệm thuốc về uống hoặc thay thế thuốc chữa bệnh của bác sĩ. 

Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà

Khi triệu chứng nổi mẩn đỏ không ngứa ở mức độ nhẹ, mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp chữa trị tại nhà đơn giản như sau:

  • Tắm bột yến mạch: Bột yến mạch là một nguyên liệu lành tính và có thể cải thiện tình trạng mẩn đỏ trên da. Yến mạch rất giàu vitamin E, phenol và các dưỡng chất khác tốt cho làn da. Các thành phần này có công dụng cung cấp độ ẩm và phục hồi hàng rào bảo vệ da. Mẹ bầu có thể ngâm mình trong bồn tắm có pha bột yến mạch để chữa bệnh mẩn đỏ. Bạn chỉ nên tắm và ngâm mình trong khoảng 10 – 15 phút để tránh bị nhiễm lạnh. 
  • Sử dụng tinh dầu hoa cúc: Tinh dầu hoa cúc có đặc tính làm dịu da, thường được dùng để chữa bệnh nổi mẩn đỏ. Bà bầu có thể thoa gel hoa cúc 2% vào khu vực bị nổi mẩn đỏ để làm giảm triệu chứng. Tuy nhiên, mẹ bầu bị dị ứng hoa cúc nên cẩn thận khi sử dụng. 
Tinh dầu hoa cúc có tác dụng làm giảm mẩn đỏ trên da
Tinh dầu hoa cúc có tác dụng làm giảm mẩn đỏ trên da
  • Sử dụng tinh dầu bạc hà: Tinh dầu bạc hà có thể cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa ở bụng. Tinh dầu có tác dụng giảm đau, làm dịu da và ngăn ngừa tổn thương trên da. Mẹ bầu thoa một lượng tinh dầu vừa đủ lên vùng da cần điều trị. 

Biện pháp phòng ngừa tình trạng nổi mẩn đỏ ở mẹ bầu

Bên cạnh việc điều trị, mẹ bầu cần lưu ý những điều dưới đây để phòng ngừa bệnh tái phát:

  • Vệ sinh cơ thể thường xuyên: Giữ cơ thể luôn sạch sẽ sẽ giúp cải thiện nhanh chóng bệnh nổi mẩn đỏ ở bụng. Mẹ bầu nên lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, tránh gây kích ứng cho da.
  • Lựa chọn trang phục phù hợp: Bà bầu nên lựa chọn những trang phục co giãn tốt, thông thoáng và thấm hút mồ hôi. Đồng thời tránh bó sát vào bụng gây nguy hiểm cho thai nhi.
  • Dùng kem dưỡng ẩm da: Để hạn chế tình trạng da khô, chị em có thể sử dụng kem dưỡng ẩm để cung cấp độ ẩm cho da. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn sản phẩm an toàn, có nguồn gốc từ thiên nhiên.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: Mẹ bầu cần tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Bạn nên dung nạp nhiều rau xanh, trái cây và hạn chế ăn thực phẩm gây dị ứng. Ngoài ra, mẹ bầu không nên sử dụng đồ uống có cồn gây nguy hại cho sức khỏe. 
  • Uống nhiều nước: Bà bầu nên uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Uống nước đầy đủ sẽ giúp cung cấp độ ẩm cho da, hạn chế tình trạng khô ráp, mẩn ngứa khó chịu. 
  • Tránh cào gãi mạnh: Mẹ bầu không được chà xát hoặc cào gãi mạnh vào vùng da bụng. Thói quen này có thể gây trầy xước và tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm xâm nhập. 
  • Bảo hộ khi ra ngoài: Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ bầu khá nhạy cảm với môi trường bên ngoài. Khi đi dưới trời nắng, mẹ bầu cần trang bị đầy đủ quần áo dài tay, khẩu trang, nón. Bạn nên hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời ở mức tối đa. 

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa là tình trạng khá phổ biến. Do đó, chị em phụ nữ cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức và chủ động phòng tránh bệnh. Nếu bệnh kéo dài thì bà bầu cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm nhất.

5/5 - (7 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới

Giá mổ nội soi sỏi thận là bao nhiêu? Nên mổ ở đâu uy tín nhất

Các cách chữa viêm đa khớp an toàn, nhanh chóng

Mổ Hở Lấy Sỏi Thận Là Phương Pháp Gì? Có Ưu Nhược Điểm Nào?

Biến Chứng Sau Mổ Sỏi Thận Nguy Hiểm Ra Sao? Lưu Ý Gì Sau Mổ?

TOP 10+ loại thuốc chữa viêm đa khớp tốt nhất 2020

Chi Phí Tán Sỏi Thận Qua Da Có Đắt Không? Địa Chỉ Tán Sỏi Uy Tín

Chụp X-quang Sỏi Thận Là Gì? Các Phương Pháp Chụp Thường Dùng

Thuốc Sỏi Thận Nhật Bản: Top 5 Loại Thuốc Đặc Trị Siêu Hiệu Quả

Thuốc Trị Sỏi Thận Của Mỹ: Top 4 Thuốc An Toàn, Hiệu Quả Cao

Mổ Sỏi Thận Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Tránh Biến Chứng Nguy Hiểm?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?