Bà bầu bị ho khan phải làm sao? Cách điều trị hiệu quả và an toàn

Bà bầu bị ho khan phải làm sao là băn khoăn của nhiều chị em khi mắc bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em giải đáp lo lắng này. Đồng thời gợi ý một số cách trị ho khan hiệu quả, an toàn cho cả mẹ bầu và bé.

Nguyên nhân bà bầu bị ho khan

Để giải đáp thắc mắc bà bầu bị ho khan phải làm sao, trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ho khan.

Giai đoạn mang thai là lúc cơ thể phụ nữ nhạy cảm nhất. Lúc này hệ miễn dịch và sức đề kháng của các mẹ bầu suy giảm, dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp. Cụ thể như bệnh cảm cúm, cảm lạnh và phổ biến nhất là ho khan.

Ho khan là tình trạng mẹ bầu bị ho thường xuyên liên tục nhưng không có đờm hay dịch nhầy. Ho khan nhiều có thể khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu ảnh hưởng tới cuộc sống.

Ho khan là tình trạng phổ biến ở mẹ bầu
Ho khan là tình trạng phổ biến ở mẹ bầu

Vậy đâu là nguyên nhân gây ho khan ở mẹ bầu? Dưới đây là một số lý do phổ biến khiến chị em phụ nữ gặp tình trạng ho khan khi mang thai.

  • Thời tiết thay đổi thất thường
  • Môi trường ô nhiễm
  • Do dị ứng, kích thích
  • Hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu
  • Bệnh hen suyễn
  • Thai nhi đang trong giai đoạn phát triển
  • Biểu hiện của những bệnh lý đường hô hấp

Ho khan khi mang thai có nguy hiểm không?

Một thống kê đã chỉ ra rằng có tới 70% phụ nữ bị ho khan trong quá trình mang thai. Con số này chỉ ra rằng ho khan là một bệnh lý phổ biến thường thấy ở mẹ bầu. Và ho khan hoàn toàn không gây nguy hiểm cho mẹ bầu nếu được điều trị đúng cách.

Tuy nhiên, nếu tình trạng ho khan kéo dài thành ho lâu ngày không khỏi, ho mãn tính thì có khả năng ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Cụ thể:

  • Mẹ bầu bị ho khan do hen suyễn: Thai nhi sinh ra có thể bị di truyền bệnh từ mẹ sang con. Em bé sau khi sinh ra có thể bị hen suyễn bẩm sinh hoặc viêm mũi dị ứng.
Ho khan do hen suyễn có thể di truyền từ mẹ sang con
Ho khan do hen suyễn có thể di truyền từ mẹ sang con
  • Mẹ bầu bị ho khan do nhiễm trùng đường hô hấp: Việc làm này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.
  • Các cơn ho khan mạnh, liên tục có thể kích thích thai nhi: Nếu mẹ bầu ho khan dai dẳng, mạnh và nhiều có thể gây động thai hoặc sinh non, hoặc sảy thai.
  • Ho khan kèm theo mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể: Trường hợp này có thể làm chậm sự sinh trưởng và phát triển của thai nhi.

Nếu mẹ bầu đang bị ho khan lâu ngày nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Bà bầu bị ho khan phải làm sao? Cách điều trị an toàn

Bà bầu bị ho khan phải làm sao là câu hỏi được rất nhiều chị em đang có thai quan tâm. Bởi nhiều mẹ bầu lo lắng không biết nên sử dụng loại thuốc nào để giảm ho nhanh chóng mà vẫn an toàn cho bé.

Để giải đáp băn khoăn này, chúng tôi xin gợi ý một vài cách trị ho khan hiệu quả và an toàn cho bà bầu.

Chữa ho khan cho bà bầu bằng thuốc Tây y

Với ưu điểm giảm nhanh các triệu chứng ho khan, Tây y là phương pháp được nhiều mẹ bầu áp dụng. Tuy nhiên, việc mẹ bầu uống thuốc kháng sinh là điều cần tránh. Vì vậy, các chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc tân dược để trị ho khan.

Một số loại thuốc Tây y phổ biến mà mẹ bầu có thể tham khảo như:

  • Thuốc kháng sinh: Các loại thuốc như Penicillin; Amoxicillin; Erythromycin có khả năng điều trị ho khan hiệu quả cho mẹ bầu. Những loại thuốc này có tác dụng sát khuẩn rất tốt giúp ngăn ngừa virus, vi khuẩn tấn công vào cơ thể mẹ bầu. Đồng thời các loại thuốc kháng sinh này còn giúp phòng tránh nguy cơ bội nhiễm.
  • Thuốc ho Prospan: Đây là thuốc có công dụng điều trị các triệu chứng nặng như viêm họng, ho khan có đờm, ho kéo dài. Thuốc ho Prospan có thành phần chính là lá thường xuân. Các mẹ bầu nên dùng liên tục trong 7 ngày để được hiệu quả tốt nhất.
  • Kẹo ngậm ho: Các thành phần dextromethorphan, menthol, bạc hà,… trong kẹo có khả năng làm giảm tần suất cơn ho. Đồng thời giúp cổ họng được thanh mát, thông thoáng.
Kẹo ngậm ho giúp làm mát cổ họng, giảm tần suất cơn ho
Kẹo ngậm ho giúp làm mát cổ họng, giảm tần suất cơn ho
  • Thuốc Paracetamol: Nếu mẹ bầu bị ho khan do cảm lạnh kèm theo sốt mệt mỏi thì nên sử dụng loại thuốc này. Paracetamol có khả năng hạ sốt nhanh chóng, giảm đau nhức mệt mỏi và giảm các triệu chứng ho. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho thai nhi, chị em nên xin ý kiến của bác sĩ.

Sử dụng phương pháp Đông y trị ho khan cho mẹ bầu

Phương pháp Đông y cũng được nhiều mẹ bầu lựa chọn để điều trị ho khan. Đông y thường áp dụng những loại thảo dược tự nhiên bào chế thành thuốc nên rất an toàn cho bà bầu.

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y từng được nhiều bà bầu áp dụng cho thấy hiệu quả cao.

Bài thuốc điều trị ho khan, ho khản tiếng

  • Chuẩn bị các thảo dược sau: Cát cánh 12g, kha tử 10g. Cuối cùng thêm vào cam thảo 8g.
  • Cát cánh có tác dụng làm loãng dịch nhầy cải thiện quá trình long đờm giúp mẹ bầu dễ tống đờm ra bên ngoài.
  • Kha tử có khả năng ức chế vi khuẩn điều trị hiệu quả chứng ho khan, ho khản tiếng.
  • Cam thảo giúp thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế cho mẹ bầu.
  • Đem các nguyên liệu đun với 500ml nước đến khi lượng nước còn phân nửa thì bắc ra. Để nguội rồi sử dụng.
  • Phụ nữ mang thai nên uống mỗi ngày hai lần vào buổi sáng hoặc tối.

Bài thuốc chữa ho, nôn khan ở mẹ bầu

  • Chuẩn bị: 100g quả la hán, 100g thảo dược cát cánh, 100g lá tỳ bà, 100g thảo dược na sâm sa.
  • Quả la hán theo y học cổ truyền có khả năng trị ho khan, ho có đờm cho mẹ bầu. Loại quả này còn chữa viêm phế quản, viêm họng hiệu quả.
  • Lá tỳ bà làm giảm tần suất cơn ho, nôn khan ở phụ nữ mang thai.
  • Đem các nguyên liệu sắc tối thiểu trong vòng 1 ngày.
  • Mỗi ngày, mẹ bầu chia ra uống hai lần vào buổi sáng hoặc buổi tối.
Trị ho khan cho bà bầu bằng các bài thuốc Đông y
Trị ho khan cho bà bầu bằng các bài thuốc Đông y

Bài thuốc trị ho khan, ho do hen suyễn

  • Chuẩn bị nguyên liệu sau: Mua 100g thịt nạc, 6g trần bì và quả la hán.
  • Trần bị là thảo dược có khả năng kháng khuẩn hiệu quả, giúp điều trị bệnh viêm họng, viêm phế quản và nhất là ho khan. Đồng thời, trần bì còn hỗ trợ quá trình loãng dịch đờm, giúp điều trị hiệu quả chứng ho do hen suyễn ở mẹ bầu.
  • Cách thực hiện: Luộc 6g trần bì loại bỏ phần trắng bên trong. Đem trần bì nấu cùng quả la hán và thịt nạc đến khi chín.
  • Khi sử dụng, mẹ bầu chỉ ăn thịt và nước.

Cách trị ho khan cho bà bầu bằng mẹo dân gian

Để tránh tác dụng phụ từ thuốc tây, nhiều chị em đã áp dụng cách trị ho khan cho bà bầu bằng mẹo dân gian. Các mẹo dân gian an toàn cho mẹ và bé. Đồng thời nguyên liệu dễ kiếm, cách làm đơn giản.

Mẹ bầu có thể chữa ho khan tại nhà bằng những mẹo dân gian sau:

Trị ho khan cho bà bầu bằng mật ong

Nhắc tới thần dược trị ho không thể không nói tới mật ong. Mật ong có công dụng tiêu diệt vi khuẩn rất, kháng viêm rất hiệu quả. Do đó, mật ong thường được áp dụng để điều trị các triệu chứng ho như ho khan, ho do cảm lạnh… Mẹ bầu uống một cốc trà mật ong có thể làm dịu cảm giác ngứa rát vòm họng. Đồng thời tăng khả năng đề kháng và dịch cho cơ thể.

Các bài thuốc trị ho khan cho bà bầu từ mật ong như:

Cách 1: Uống trực tiếp

Chuẩn bị một cốc nước ấm rồi cho 2-3 thìa mật ong vào, khuấy đều. Duy trì mỗi ngày uống một cốc sẽ làm giảm các cơn ho, tăng cường sức khỏe cho bà bầu.

Cách 2: Pha trà chanh mật ong

Chanh chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho bà bầu. Kết hợp chanh với mật ong vừa làm đẩy lùi được ho khan vừa bổ sung hoạt chất có ích cho sức khỏe mẹ bầu.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị các nguyên liệu gồm 1 quả chanh, 1 cốc nước ấm và mật ong
  • Đem chanh rửa sạch bổ đôi vắt lấy nước
  • Cho 2-3 thìa mật ong vào cốc nước ấm rồi khuấy đều
  • Cuối cùng cho nốt nước cốt chanh vào cốc và khuấy
  • Mẹ bầu nên uống 2-3 lần mỗi ngày để cho hiệu quả tốt nhất

Ngoài ra, bà bầu có thể pha trà gừng mật ong hoặc quất ngâm mật ong… để trị ho khan, tăng cường sức đề kháng.

Mẹo dân gian chữa ho khan cho bà bầu bằng quả lê

Từ lâu, quả lê đã được sử dụng để điều trị cho người bị ho khan. Lê có khả năng bổ phế, trừ đờm hữu hiệu, cải thiện trình trạng ngứa rát họng. Do đó, lê rất phù hợp để trị ho khan lâu ngày, ho có đờm ở mẹ bầu.

Lê chưng đường phèn có công dụng trị ho khan cho bà bầu
Lê chưng đường phèn có công dụng trị ho khan cho bà bầu

Chuẩn bị: Một quả lê, đường phèn

Cách làm:

  • Rửa sạch lê, loại bỏ cuống và hạt, thái nhỏ để vào bát
  • Cho đường phèn vào ngập đến mặt lê
  • Hấp cách thủy tất cả các nguyên liệu trong vòng 30 phút đến khi lê chín mềm
  • Khi sử dụng, mẹ bầu có thể dùng cả cái và nước hoặc chắt nước không để uống

Bài thuốc dân gian này có công dụng giúp mẹ bầu cải thiện hiệu quả tình trạng ho khan, ho có đờm, ho do thời tiết.

Dùng chanh đào để chữa ho cho bà bầu tại nhà

Chanh đào chứa rất nhiều vitamin C có công dụng kháng khuẩn, giảm viêm, tiêu đờm vô cùng hữu hiệu. Chanh đào giúp ngăn ngừa tình trạng kích thích niêm họng làm giảm tần suất cơn ho ở bà bầu. Ngoài ra, chanh đào chứa chất kali, hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động của thận. Mẹ bầu có thể tham khảo công thức thực hiện dưới đây:

  • Ngâm chanh đào với nước muối pha loãng khoảng 10 phút rồi rửa sạch
  • Mẹ bầu có thể bổ đôi hoặc thái chanh đào thành những lát mỏng để nguyên hạt
  • Đem chanh đào ngâm với mật ong trong bình thủy tinh ít nhất 10 ngày

Mỗi lần sử dụng, bà bầu lấy ra 2-3 thìa cà phê ăn trực tiếp hoặc pha cùng nước ấm. Chị em nên uống hỗn hợp này 2 lần mỗi ngày để ngăn chặn tình trạng ngứa cổ họng. Đồng thời nó cũng giúp cải thiện, nâng cao sức khỏe cho mẹ bầu

Các biện pháp phòng tránh ho khan cho bà bầu

Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, tránh hậu quả nghiêm trọng, các chị em khi sử dụng thuốc trị ho khan cần lưu ý một số điều sau:

  • Mẹ bầu khi sử dụng những loại thuốc Tây y trị ho khan cần xin chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý thay đổi liều lượng thuốc khi chưa có chỉ định của các bác sĩ
  • Với những bài thuốc Đông y và dân gian, mẹ bầu cần phải kiên trì sử dụng liên tục hằng ngày cho đến khi triệu chứng giảm dần.
  • Nếu mẹ bầu gặp bất kỳ phản ứng nào khi sử dụng thuốc điều trị ho khan tại nhà thì cần dừng lại ngay. Sau đó đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị.
  • Các bài thuốc dân gian chỉ nên áp dụng trong giai đoạn đầu ho khan cấp tính dưới 3 tuần.

Ngoài ra mẹ bầu nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn. Ăn nhiều rau củ quả như súp lơ, cà chua, bắp cải… Uống nhiều nước lọc hoặc các loại nước mía, nước cam, nước cà chua…

  • Vệ sinh họng bằng nước muối sinh lý: Nước muối giúp kháng khuẩn vòm họng rất tốt cho mẹ bầu. Nước muối cũng cải thiện hiệu quả triệu chứng ngứa cổ họng, ngăn ngừa ho khan kéo dài.
  • Giữ ấm cho cơ thể: Thời tiết lạnh đột ngột là điều kiện thuận lợi để virus xâm nhập cơ thể mẹ bầu. Vì thế, phụ nữ mang thai khi đi ra ngoài nên mặc ấm, nhất là vùng họng để tránh bị ho, cảm lạnh.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, không gian sống: Việc giữ gìn vệ sinh nhà cửa sẽ ngăn các tác nhân gây ra ho như bụi, vi khuẩn…
  • Sinh hoạt điều độ: Mẹ bầu nên đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Đồng thời không nên thức khuya, giữ tinh thần thoải mái.

Bài viết trên đây đã giải đáp nỗi lo cho các chị em bà bầu bị ho khan phải làm sao? Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp chị em có được những kiến thức cần thiết về bệnh ho khan ở bà bầu. Đồng thời giúp các chị em tìm ra cách điều trị ho khan hiệu quả mà vẫn an toàn cho mẹ và bé.

5/5 - (5 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?