Bà Bầu Bị Dị Ứng Thời Tiết: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Bà bầu bị dị ứng thời tiết khi mang thai là tình trạng thường gặp. Nguyên nhân là, khi có thai hệ miễn dịch suy giảm, cơ địa của chị em trở nên nhạy cảm hơn trước sự thay đổi của thời tiết và gây ra bệnh. Vậy bà bầu bị dị ứng thời tiết phải làm sao? Có những cách điều trị nào hiệu quả, an toàn cho cả mẹ và bé? 

Nguyên nhân khiến bà bầu bị dị ứng thời tiết

Khi có thai, cơ thể chị em sẽ gặp nhiều thay đổi, cơ địa trở nên nhạy cảm hơn, hệ miễn dịch cũng yếu đi. Đây chính là điều kiện tốt để vi khuẩn, các tác nhân gây hại xâm nhập và tấn công.

Một trong những căn bệnh bà bầu thường gặp chính là dị ứng thời tiết, đặc biệt trong thời điểm giao mùa như hiện nay.

Bà bầu bị dị ứng thời tiết  là tình trạng thường gặp
Bà bầu bị dị ứng thời tiết là tình trạng thường gặp

Theo đó, dị ứng thời tiết là tình trạng cơ thể phản ứng thái quá khi gặp các tác nhân gây hại. Lúc này, để chống lại các tác nhân gây hại, cơ thể thúc đẩy giải phóng histamin. Các histamin này ngấm vào trong máu và sinh ra các triệu chứng dị ứng.

Một số tác nhân khiến mẹ bầu bị dị ứng thời tiết như:

  • Không khí lạnh: Hiện nay thời tiết đang bước vào thời điểm giao mùa, không khí từ nóng chuyển qua lạnh. Thay đổi đột ngột khiến cơ thể bà bầu không kịp thích nghi và sinh ra các triệu chứng dị ứng thời tiết. Bệnh cũng kích thích khiến mẹ bầu sẽ bị ho, chảy nước mũi.
  • Thời tiết nóng bức: Vào mùa hè, thời tiết nóng bức kết hợp với khói bụi khiến mẹ bầu toát nhiều mồ hôi, vi khuẩn xâm nhập và gây ra bệnh. Thời tiết này cũng khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, khó thở.
  • Thời tiết khô hanh, nhiều gió: Vào mùa hè và mùa xuân, không khí khô và gió lớn vô tình phát tán phấn hoa ở diện tích rộng. Cơ thể bà bầu khi tiếp xúc với phấn hoa có trong không khí gây ra bệnh dị ứng thời tiết.
  • Mưa và ẩm ướt: Thời tiết thường xuyên mưa khiến không khí ẩm ướt, tạo điều kiện cho bụi mịn, nấm mốc phát triển. Chị em đang có thai khi gặp thời tiết này thường bị dị ứng thời tiết.

Triệu chứng dị ứng thời tiết ở bà bầu

Bà bầu bị dị ứng thời tiết có thể sẽ gặp phải những triệu chứng sau:

  • Phát ban
  • Nổi mẩn đỏ
  • Sẩn ngứa
  • Ngứa ngáy da
  • Chảy nước mũi
  • Ho, ngứa họng
  • Hắt xì
  • Ngứa mũi
  • Khó thở
  • Huyết áp tụt

Đây là một số triệu chứng thường gặp khi mẹ bầu bị dị ứng thời tiết. Tuy nhiên các triệu chứng này có thể trở nặng, chuyển biến xấu nếu không được xử lý đúng cách. Vì vậy, khi phát hiện cơ thể có những triệu chứng dị ứng thời tiết, mẹ bầu cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn điều trị.

Mẹ bầu bị dị ứng thời tiết có nguy hiểm không? Biến chứng

Dị ứng thời tiết ở mẹ bầu là tình trạng thường gặp. Tuy nhiên cơ thể phụ nữ có thai thường nhạy cảm và hệ miễn dịch yếu. Vì vậy dị ứng thời tiết cũng tiềm ẩn nhiều NGUY HIỂM hơn. 

Khi bị dị ứng thời tiết, tình trạng phát ban, ngứa da khiến mẹ bầu bứt rứt khó chịu. Từ đó mẹ bầu gãi nhiều hơn, dẫn đến xước da chảy máu. Các vết thương hở sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn hoặc tác nhân gây hại tấn công. Từ đó khiến bệnh trở nặng hơn.

Mẹ bầu bị dị ứng thời tiết tiềm ẩn nhiều nguy hiểm
Mẹ bầu bị dị ứng thời tiết tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

Ở những trường hợp nghiêm trọng hơn, bà bầu bị dị ứng thời tiết có thể xảy ra một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Tăng nguy cơ sảy thai, hoặc sinh non
  • Thai nhi bị ngạt khí hoặc thiếu máu sau sinh
  • Tăng khả năng mắc các bệnh như: Herpes, vảy nến, thủy đậu, chàm bội nhiễm,…

Chính vì vậy, khi mẹ bầu bị dị ứng thời tiết cần nhanh chóng xác định tình trạng bệnh và tìm phương pháp điều trị thích hợp, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển và tính mạng của mẹ, cũng như thai nhi.

Cách điều trị dị ứng thời tiết ở bà bầu hiệu quả và an toàn nhất

Như đã nói ở trên, bệnh dị ứng thời tiết ở bà bầu tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Mẹ bầu nên lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp, hiệu quả và khoa học để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Theo đó mẹ bầu có thể tham khảo một số cách chữa dị ứng thời tiết dưới đây:

Sử dụng thuốc kháng sinh Tây y chữa bà bầu bị dị ứng thời tiết

Với ưu điểm giảm nhanh các triệu chứng dị ứng, Tây y luôn là lựa chọn của nhiều người khi bị bệnh. Thế nhưng chị em khi có thai sẽ không thể dùng thuốc kháng sinh Tây y như người bình thường.

Bởi có những loại thuốc gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé. Vì vậy, bà bầu bị ngứa dị ứng thời tiết cần có xin chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng thuốc Tây y.

Dưới đây là một số loại thuốc chữa dị ứng thời tiết đã được chứng minh an toàn với phụ nữ có thai:

  • Diphenhydramine (Benadryl)
  • Chlorpheniramine 
  • Loratadine (Claritin)
  • Cetirizine (Zyrtec)
  • Nếu mẹ bầu có hiện tượng ngạt mũi, có thể sử dụng một số loại thuốc xịt để cải thiện triệu chứng này.

Các chuyên gia y tế Hoa Kỳ cũng khuyến cáo, phụ nữ có thai nên tránh sử dụng một số loại thuốc sau:

  • Pseudoephedrine (Sudafed): Sử dụng thuốc Pseudoephedrine khi mang thai có thể gây ra dị tật thành bụng ở thai trẻ sơ sinh.
  • Phenylephrine và phenylpropanolamine: Các loại thuốc này có công dụng chữa ngạt mũi, giúp thông thoáng đường thở. Tuy nhiên theo Viện Dị ứng, hen và miễn dịch Hoa Kỳ chúng không hề an toàn với phụ nữ có thai.

Lưu ý: Bất kì loại thuốc nào cũng có thể gây nguy hiểm với mẹ bầu, vì vậy hãy đảm bảo khi sử dụng các loại thuốc chữa dị ứng đã có sự cho phép của bác sĩ.

Bà bầu bị dị ứng thời tiết phải làm sao? Dùng các bài thuốc Đông y

Với ưu điểm hiệu quả và an toàn khi sử dụng, Đông y là một lựa chọn khác của nhiều người khi bị dị ứng thời tiết.

Sự kết hợp của nhiều vị thuốc Đông y giúp mẹ bầu tăng cường đề kháng, hệ miễn dịch của cơ thể. Đồng thời nó cũng giúp chị em giải độc gan, thận. Từ đó giảm các triệu chứng dị ứng, ngăn chặn nhiều bệnh lý tiền ẩn khác.

Một số bài thuốc Đông y trị dị ứng thời tiết ở mẹ bầu như:

Bài thuốc số 1

Nguyên liệu:

  • 3 loại dược liệu sau bố mẹ chuẩn bị mỗi thứ 12g: Bạch truật, bạch thược và bạch chỉ.
  • 3 loại thảo dược sau mỗi vị 8g: Bán hạ, quế chi, khương hoạt.
  • 3 loại dược liệu sau mỗi vị 4g: Cam thảo, sinh khương và ngũ vị.
  • 4 loại thảo dược sau mỗi vị 6g: Tế tân, ma hoàng, táo và phòng phong.
  • 4 loại dược liệu sau mỗi thứ 16g: Hoài sơn, xuyên khung, đẳng sâm và ké.
  • Cuối cùng là 10g tang bì.

Cách thực hiện:

  • 18 loại thảo dược trên dùng nước rửa sạch.
  • Đem tất cả thảo dược đun cùng với 1 lít nước.
  • Chia thuốc thành 3 phần và uống sáng-trưa-tối.

Mẹ bầu bị dị ứng thời tiết kèm sổ mũi sử dụng bài thuốc này.

Bài thuốc số 2

Nguyên liệu:

  • Các vị thuốc sau mỗi thứ 6g: Kinh giới, thuyền thoái, cam thảo và phòng phong.
  • 7 vị thuốc sau mỗi loại 10g: Ngưu bàng, sinh địa, liên kiều, bèo cái, ngân hoa, đại thanh diệp và lá đơn.

"<yoastmark

Cách thực hiện:

  • 11 vị thuốc trên dùng nước rửa sạch.
  • Sau đó đem sắc với 1 lít nước.
  • Chia đều nước thuốc thành nhiều phần để uống trong ngày.

Bài thuốc trị dị ứng thời tiết, nổi mề đay do nóng bức.

Bài thuốc số 3

Nguyên liệu:

  • 8 vị thuốc sau mỗi loại 10g: Kỳ tử, hạnh nhân, bạch chỉ, tân di, hoàng cầm, xuyên khung, bạch giới, long nhãn.
  • 2 loại dược liệu sau mỗi thứ 12g: Ngân hoa và ké.
  • 2 vị thuốc sau mỗi loại 15g: Táo và phòng phong.
  • Cùng với 8g cát cánh và 4g cỏ ngọt.

Cách thực hiện:

  • 14 loại thảo dược trên dùng nước để rửa thật sạch.
  • Đem sắc cùng với 1,5 lít nước.
  • Nước thuốc thu được chia nhỏ thành nhiều phần và uống đều trong ngày.

Bài thuốc này điều trị dị ứng thời tiết ở phụ nữ có thai kèm chảy nước mũi.

Bài thuốc số 4

Nguyên liệu:

  • 2 loại thảo dược sau mỗi thứ 6g: Sinh khương và tế tân.
  • 2 loại thảo dược sau mỗi vị 8g: Bạch chỉ và quế chi.
  • 3 loại dược liệu sau mỗi thứ 12g: Đan sâm, tô tử và phòng phong.
  • 4 vị thuốc sau mỗi vị 16g: Kinh giới, ý dĩ, ké và lá đơn.

Cách thực hiện:

  • 11 vị thuốc trên dùng nước rửa thật sạch.
  • Đem các thảo dược trên sắc với 1 lít nước.
  • Thuốc thu được chia làm 3 phần, uống sáng-trưa-tối.

Lưu ý: Các bài thuốc Đông y được đánh giá là lành tính và an toàn với phụ nữ có thai. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mẹ và bé, bạn nên xin chỉ định của thầy thuốc y học cổ truyền trước khi sử dụng những bài thuốc Đông y trị dị ứng thời tiết. 

Mẹo dân gian an toàn cho bà bầu bị ngứa dị ứng thời tiết

Mẹ bầu bị dị ứng thời tiết lo sợ uống thuốc Tây y nhiều tác dụng phụ, hay Đông y mất nhiều thời gian có thể chọn áp dụng mẹo dân gian tại nhà để chữa bệnh.

Ưu điểm của phương pháp này là nguyên liệu dễ tìm, có sẵn, các thực hiện đơn giản ai cũng có thể làm được. Một số cách chữa ngứa dị ứng thời tiết tại nhà cho chị em phụ nữ đang có thai như:

Chữa bà bầu bị dị ứng thời tiết bằng khoai tây

Khoai tây là một loại củ quen thuộc, nó thường chế được chế biến thành nhiều món ăn tốt cho sức khỏe. Theo đó khoai tây chứa rất nhiều dưỡng chất và vitamin giúp cơ thể tăng sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch.

Đồng thời, phần nhựa của khoai tây cũng có khả năng kháng khuẩn, chống viêm nhiễm, xoa dịu tổn thương trên da. Vì những công dụng đó, khoai tây được dùng chữa các bệnh như nổi mề đay, dị ứng nổi mẩn ngứa, sưng viêm.

Phần nhựa của khoai tây cũng có khả năng kháng khuẩn, chống viêm nhiễm, xoa dịu tổn thương trên da
Phần nhựa của khoai tây cũng có khả năng kháng khuẩn, chống viêm nhiễm, xoa dịu tổn thương trên da

Cách thực hiện chữa dị ứng bằng khoai tây cho mẹ bầu như sau:

  • Mẹ bầu chuẩn bị một củ khoai tây, gọt vỏ và rửa thật sạch.
  • Thái khoai tây thành các lát mỏng, đắp lên da những vùng bị dị ứng.
  • Để khoai tây trên da trong vòng 20 phút sau đó dùng nước sạch rửa lại.
  • Chị em dùng 2 lần (sáng và tối) cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

Trà xanh chữa dị ứng thời tiết hiệu quả

Trà xanh vị hơi chát, tính ấm, chứa nhiều hoạt chất có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Trà xanh được ví như một chất kháng sinh tự nhiên giúp ngăn chặn và tiêu diệt tác nhân gây hại rất hiệu quả. Ngoài ra, thành phần vitamin và khoáng chất có trong trà xanh giúp chị em tăng cường miễn dịch, sức đề kháng.

Sử dụng trà xanh chữa dị ứng thời tiết ở mẹ bầu như sau:

  • Chị em chuẩn bị khoảng 20g lá trà xanh khô hoặc tươi đều được.
  • Dùng nước rửa sạch số trà xanh đã chuẩn bị.
  • Cho trà xanh vào ấm và đổ khoảng 200ml nước sôi vào.
  • Chị em đợi 20 phút để trà xanh ngấm.
  • Khi nước trà xanh đã bớt nóng, có độ ấm vừa phải, chị em uống luôn.
  • Chị em uống 2 lần/ngày để thấy hiệu quả.

Ngoài cách trên, chị em cũng có thể nấu nước trà xanh để tắm hằng ngày. Tắm lá trà xanh giúp làm dịu các tổn thương trên da, giảm ngứa, mẩn đỏ và sưng tấy rất tốt.

Mẹ bầu bị dị ứng thời tiết uống nước chanh mật ong

Chanh là loại quả chứa rất nhiều hoạt chất tốt giúp cơ thể kháng khuẩn, chống viêm. Ngoài ra lượng lớn vitamin C có trong chanh giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng, nâng cao miễn dịch, chống lại các tác nhân gây ra dị ứng.

Giống như chanh, mật ong cũng có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Sự kết hợp của chanh và mật ong giúp mẹ bầu nhanh chóng đẩy lùi bệnh dị ứng thời tiết.

Cách làm như sau:

  • Bạn chuẩn bị một quả chanh và vắt lấy phần nước cốt, cùng với một thìa mật ong nguyên chất.
  • Cho mật ong, nước cốt chanh vào cốc nước ấm khuấy đều và uống.
  • Chị em uống mỗi ngày một cốc để giảm các triệu chứng dị ứng.

Lưu ý: Các mẹo dân gian lành tính thường áp dụng khi mẹ bầu bị dị ứng thời tiết ở giai đoạn mới khởi phát. Trường hợp nặng, chị em nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thực hiện thăm khám và điều trị đúng cách.

Cách chăm sóc mẹ bầu khi bị bệnh

Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị, chị em cũng nên biết cách chăm sóc bản thân khi bị dị ứng thời tiết. Chăm sóc đúng cách sẽ giúp chị em nhanh chóng thoát khỏi bệnh dị ứng thời tiết. Vì vậy mẹ bầu cần chú ý một số điều sau:

  • Mẹ bầu luôn giữ vệ sinh da, tắm rửa sạch sẽ. Da bẩn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và lây lan khiến bệnh nặng hơn.
  • Khi tắm không dùng nước quá lạnh hoặc quá nóng. Nơi tắm rửa nên kín đáo, tránh gió lùa. Đồng thời chị em không nên tắm quá lâu, 15-20 phút là thời gian lý tưởng để tắm rửa.
  • Chị em nên chọn những bộ quần áo có chất vải mềm mại, rộng rãi, thoáng mát.
  • Tuyệt đối không được gãi ngứa. Các vết thương bị rách, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Trong thời gian mắc bệnh, chị em hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây hại như: Khói bụi, nấm mốc, hóa chất, hay lông chó mèo.
Bôi kem dưỡng ẩm cho da, tránh tình trạng khô, bong tróc
Bôi kem dưỡng ẩm cho da, tránh tình trạng khô, bong tróc
  • Xây dựng chế độ ăn phù hợp: Bạn bị dị ứng thời tiết nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả. Tránh những thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản, rượu bia, thịt bò,…
  • Uống nhiều nước, chị em nên uống khoảng 2-2,5 lít nước/ngày. Mẹ bầu cũng có thể thay thế bằng các loại nước ép trái cây như cam, bưởi, táo,…
  • Bôi kem dưỡng ẩm cho da, tránh tình trạng khô, bong tróc.

Cách phòng bệnh dị ứng thời tiết cho mẹ bầu

Để phòng ngừa bệnh dị ứng thời tiết, mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau:

  • Để phòng bệnh dị ứng thời tiết, mẹ bầu không nên ra ngoài trời trong khoảng thời gian từ 5-10 giờ sáng. Vì thời gian này lượng phấn khoa, cũng như khói bụi trong không khí tăng cao có thể khiến mẹ bầu bị dị ứng.
  • Nếu bắt buộc phải ra ngoài, mẹ bầu cần đeo khẩu trang, mặc kín để tránh tiếp xúc.
  • Ban đêm nên đóng kín cửa sổ, bật máy lọc không khí, điều hòa nhiệt độ để làm sạch không gian sống.
  • Thường xuyên giặt giũ chăn màn, rèm cửa, quần áo. Việc này giúp tiêu diệt vi khuẩn, không cho chúng có cơ hội xâm nhập và tấn công gây bệnh.
  • Mẹ bầu không nên thay đổi nhiệt độ môi trường quá nhanh. Ví dụ như từ phòng điều hòa bước ra ngoài và ngược lại.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể tăng cường đề kháng chống lại tác nhân gây hại.
  • Luyện tập thể dục nhẹ nhàng nâng cao sức khỏe, giúp máu lưu thông tốt hơn.

Bà bầu bị dị ứng thời tiết là căn bệnh thường gặp nhưng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Chị em khi thấy cơ thể có những triệu chứng dị ứng cần đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn điều trị. Hy vọng bài viết trên đã giúp chị em có thêm nhiều thông tin hữu ích chăm sóc sức khỏe trong thời kỳ mang thai.

5/5 - (8 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?