Amidan Quá Phát Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị 2024

Amidan quá phát thường xảy ra khi amidan bị tái nhiễm khuẩn nhiều lần. Khi phát triển phì đại, amidan có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Để nhận biết triệu chứng của bệnh cũng như cách điều trị hiệu quả, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Amidan quá phát là gì? Có nguy hiểm không?

Amidan quá phát hay còn gọi là amidan phì đại. Tình trạng này thường xảy ra khi amidan bị tái nhiễm khuẩn nhiều lần và kéo dài. Do đó, amidan bị sưng phồng quá mức so với cấu trúc cơ bản, thậm chí chặn cả đường hô hấp. Amidan quá phát là biến chứng dễ gặp nhất của viêm amidan mãn tính. 

Amidan quá phát có thể chặn đường hô hấp
Amidan quá phát có thể chặn đường hô hấp

Amidan quá phát được chia thành 4 cấp độ:

  • Độ 1: Amidan bị viêm có cuống to tròn và gọn, chiều ngang nhỏ hơn 1/4 so với khoảng cách của chân trụ trước amidan.
  • Độ 2: Hình dạng tương tự như amidan phì đại độ 1 nhưng chiều ngang nhỏ hơn 1/3 khoảng cách của chân trụ trước amidan.
  • Độ 3: Amidan tiếp tục sưng phồng khiến chiều ngang nhỏ hơn 1/2 khoảng cách của chân trụ trước amidan.
  • Độ 4: Còn được gọi là thể xơ chìm, dễ gặp nhất ở người lớn. Amidan bị sưng đỏ, kích thích rất lớn, chắn gần hết đường thở kèm theo nhiều u nhú trên bề mặt.

Viêm amidan quá phát gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt của người bệnh. Cũng giống như các dạng viêm amidan khác, người bệnh phải đối mặt với những biến chứng như:

  • Biến chứng tại chỗ: Áp xe amidan.
  • Biến chứng kế cận: Viêm xoang mũi, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm xoang mũi.
  • Biến chứng toàn thân: Sốt thấp khớp, viêm cơ tim, viêm cầu thận.

Nguyên nhân gây viêm amidan quá phát

Amidan có vị trí và cấu trúc đặc biệt. Nó là một tổ chức sản sinh kháng thể nhưng lại nằm ở ngay trước hầu họng, là cửa ngõ dẫn đến phổi. Cho nên amidan là nơi đầu tiên bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây hại. Cấu trúc hốc rỗng có thể giúp amidan bắt giữ virus, vi khuẩn dễ dàng. Nhưng cũng là ổ chứa lý tưởng cho chúng phát triển khi amidan bị suy yếu. 

Nếu các vi khuẩn, virus xâm nhập ồ ạt và amidan không đủ sức tiêu diệt sẽ bị nhiễm trùng ngược. Amidan bị viêm nhiễm và sưng phồng bất thường là hiện tượng cho thấy các tế bào miễn dịch phải làm việc quá mức. Tương tự như cách hạch bạch huyết bị sưng viêm. Các vi sinh vật trú ngụ và phát triển trong thời gian càng dài thì amidan càng sưng to.

Nguyên nhân gây viêm amidan quá phát
Nguyên nhân gây viêm amidan quá phát

Ngoài ra còn có một số yếu tố hỗ trợ giúp vi sinh gây hại thuận lợi phát triển như:

  • Tiếp xúc với không khí ô nhiễm.
  • Thói quen vệ sinh răng miệng kém.
  • Do ảnh hưởng của viêm họng, viêm VA, viêm xoang…
  • Do hạch bạch huyết quá phát làm suy giảm chức năng miễn dịch.

Triệu chứng viêm amidan phì đại

Người bệnh bị viêm amidan quá phát cũng có những biểu hiện đau họng, sốt, ho, khó nuốt như viêm amidan thông thường. Để nhận biết mình có bị viêm amidan quá phát hay không, bạn đọc dựa vào triệu chứng điển hình sau:

Người bệnh có tất cả các triệu chứng của viêm amidan nhưng mủ xuất hiện nhiều
Người bệnh sưng đau cổ họng và có những cơn ngừng thở
  • Khó hô hấp bằng mũi thông thường, thường xuyên phải thở bằng miệng.
  • Trong khi ngủ sẽ có những cơn ngừng thở. 
  • Giọng nói bị thay đổi
  • Ở người bị amidan quá phát mức độ 4 sẽ thấy có hơi thở hôi bất thường.
  • Trẻ nhỏ thường bị nói chậm, phát âm bất thường.

Biện pháp điều trị khi bị viêm amidan quá phát

Viêm amidan quá phát thường phát triển vào giai đoạn mãn tính. Người bệnh nên chủ động chữa trị từ sớm để tránh gặp những biến chứng nguy hiểm.

Viêm amidan quá phát uống thuốc gì?

Viêm amidan quá phát là tình trạng sưng to bất thường nên bác sĩ thường tập trung giảm phù nề amidan. Nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn, người bệnh sẽ được sử dụng thêm loại kháng sinh. Phác đồ điều trị viêm amidan quá phát thường bao gồm các loại thuốc:

Thuốc Tây y giúp giảm nhanh các triệu chứng nhưng dễ tái phát
Thuốc Tây y giúp giảm nhanh các triệu chứng nhưng dễ tái phát
  • Thuốc giảm phù nề: Men chống viêm a choay hoặc thuốc amitase có công dụng làm giảm xung huyết và sưng phù amidan.
  • Thuốc kháng sinh: Zinnat, Penicillin G, Augmentin, Clamoxyl có tác dụng ức chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh.
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol, Ibuprofen (Advil, Motrin), Acetaminophen (Tylenol), Aspirin hỗ trợ giảm sưng viêm nhẹ. Không dùng Aspirin cho người dưới 18 tuổi.
  • Thuốc điều trị tại chỗ: Súc họng (nước muối sinh lý hoặc dung dịch kiềm loãng như bicarbonat natri…), thuốc sát khuẩn (betadine, oropivalone, lysopaine…). 
  • Thuốc trị ho: Thành phần chứa Codein, Alimemazin, Toplexil, Dextromethorphan.

Người bệnh xuất hiện triệu chứng nào thì bác sĩ sẽ phối hợp dùng các loại thuốc đó. Người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ về liều lượng, cách dùng, không tự ý lạm dụng thuốc. Nếu không sẽ gặp phải các tác dụng phụ như xuất huyết dạ dày, buồn nôn, chóng mặt, dị ứng…

Khi dùng thuốc bị phát ban, khó thở, tức ngực thì người bệnh cần liên hệ với bác sĩ để khắc phục ngay. Trên thực tế, việc dùng thuốc tây y thường ít khi mang lại hiệu quả tích cực với viêm amidan quá phát. Rất nhiều người bệnh bị diễn tiến đến độ 3-4 và phải thực hiện cắt bỏ amidan.

Có nên cắt amidan quá phát không?

Amidan quá phát vào độ 3-4 sẽ cản trở quá trình hô hấp và ăn uống của người bệnh. Do đó, các bác sĩ thường đề nghị phẫu thuật trong trường hợp này. Cắt amidan hiện nay cũng ít rủi ro và đau đớn hơn trước nhờ vào sự phát triển của khoa học hiện đại. Tuy nhiên, biến chứng gây mê vẫn luôn là nỗi lo lớn nhất trong phẫu thuật. 

Phẫu thuật cắt amidan tiềm ẩn nhiều rủi ro
Phẫu thuật cắt amidan tiềm ẩn nhiều rủi ro

Người bệnh phải có đủ điều kiện sức khỏe, thể chất tốt thì mới được phẫu thuật. Tuyệt đối không cắt amidan nếu gặp các vấn đề về tim, máu, huyết áp, thận… Nếu người bệnh lo sợ rủi ro khi cắt amidan thì có thể tìm hiểu và tham khảo biện pháp đông y. Một giải pháp có thể chữa mọi dạng viêm amidan từ thảo dược tự nhiên, không gây tác dụng phụ.

Phòng tránh viêm amidan phì đại như thế nào?

Cơ chế gây phì đại amidan là do virus, vi khuẩn. Nhưng việc không điều trị dứt điểm và các yếu tố về lối sống cũng góp phần không nhỏ dẫn đến tình trạng này. Do đó, người bệnh có thể phòng tránh viêm amidan quá phát bằng cách:

Tập thể dục đều đặn giúp giảm căng thẳng và giữ cân nặng hợp lý
Tập thể dục đều đặn giúp giảm căng thẳng và giữ cân nặng hợp lý
  • Điều trị viêm amidan cấp và mãn tính dứt điểm từ sớm: Chọn các phương pháp điều trị chuyên sâu ngay từ đầu. Không nên lạm dụng mẹo dân gian trong điều trị viêm amidan.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Hạn chế ăn thực phẩm chua cay tích tụ nhiệt độc, thực phẩm lạnh gây sưng viêm amidan. Tuyệt đối không sử dụng đồ uống có cồn, hút thuốc lá.
  • Tăng cường hệ miễn dịch thông qua chế độ luyện tập: Thường xuyên tập thể dục, mỗi ngày nên dành ít nhất 30 phút để chạy bộ, đi bộ…
  • Bảo vệ cổ họng: Luôn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sử dụng nước muối sinh lý để súc họng hàng ngày. Vào mùa đông hoặc khi thời tiết chuyển mùa chú ý giữ ấm cổ họng. Hạn chế tiếp xúc với nơi có nhiều khói bụi, nên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.

Amidan quá phát phần lớn hình thành trong giai đoạn mãn tính, do tái nhiễm khuẩn nhiều lần và kéo dài. Bệnh gây rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và có nguy cơ biến chứng cao. Người bệnh không được chủ quan, lơ là trong điều trị. Khi phát hiện những triệu chứng cảnh báo bệnh cần ngay lập tức đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

4.7/5 - (4 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?