Viêm họng trào ngược: Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị

Viêm họng trào ngược là tình trạng phổ biến ở những người bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Bệnh gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và dễ diễn tiến thành mãn tính. Để điều trị bệnh tận gốc, người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó là xây dựng một lối sống, chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.

Viêm họng trào ngược là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Viêm họng trào ngược là tình trạng có sự đan xen giữa bệnh viêm họng và trào ngược dạ dày thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới bị yếu đi. Các axit ở dạ dày như HCl, pepsin, dịch mật và đôi khi cả thức ăn chưa tiêu hóa hết bị đẩy ngược lại thực quản. Các axit này có thể khiến niêm mạc họng bị tổn thương, kích ứng, sưng viêm, gây đau và ngứa rát họng nếu chứng tần suất trào ngược dạ dày xảy ra nhiều lần.

Viêm họng trào ngược dạ dày
Viêm họng trào ngược dạ dày

Viêm họng trào ngược có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, bệnh thường gặp nhất là ở những người:

  • Có thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống không lành mạnh
  • Bị mắc các bệnh về dạ dày (viêm dạ dày, loét dạ dày)
  • Lạm dụng thuốc tây y trong điều trị bệnh (giảm đau, huyết áp)
  • Bị thoát vị cơ hoành bẩm sinh
  • Béo phì
  • Phụ nữ mang thai
  • Bị tăng cân đột ngột hoặc giảm cân đột ngột

Triệu chứng của viêm họng trào ngược

Viêm họng trào ngược cũng có triệu chứng tương tự như các dạng viêm họng khác. Đồng thời, bệnh có kèm theo những dấu hiệu điển hình của bệnh trào ngược dạ dày thực quản:

  • Triệu chứng tại họng: Cổ họng sưng đau, ngứa rát, khó nuốt, miệng tiết nhiều nước bọt, buồn nôn, hay bị ói mửa sau khi ăn, cảm thấy đắng miệng, ho, khàn giọng.
  • Triệu chứng tại dạ dày: Ợ hơi, ợ chua thường xuyên sau khi ăn, nóng rát, cồn cào, khó chịu ở bụng, cảm giác nóng rát ở ngực (khó chịu hơn khi cúi xuống hoặc nằm xuống, thường xảy ra sau bữa ăn), ngực đau tức, cảm giác bị đè ép, thắt ở ngực

Viêm họng trào ngược có thể gây sốt nếu như các axit tại dạ dày phá hủy niêm mạc họng ngày càng nghiêm trọng. Từ đó, các tác nhân vi sinh cư trú tại cổ họng có điều kiện tấn công và tạo thành nhiễm trùng. Sốt chính là dấu hiệu cơ thể đang cảnh báo có sự xâm nhập của các vi sinh gây hại khiến các tế bào miễn dịch phải hoạt động quá mức. Do đó, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế thăm khám khi xuất hiện các triệu chứng ban đầu của viêm họng trào ngược.

Bệnh có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả

Viêm họng trào ngược dễ tiến triển thành mãn tính bởi bệnh bắt nguồn từ chứng trào ngược dạ dày. Trong khi đó, trào ngược dạ dày lại tương đối khó điều trị nếu người bệnh không phát hiện và tiếp nhận điều trị từ sớm. 

Viêm họng mãn tính có thể dẫn tới sự phát triển quá độ của các tổ chức lympho sau thành họng và tạo nên các hạt, gây viêm họng hạt. Ngoài ra, chứng trào ngược dạ dày nếu không được khắc phục kịp thời có thể tiến triển nặng thành xuất huyết dạ dày, viêm loét thực quản, ung thư thực quản… Người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng sốt cao trên 39 độ C kèm theo ho ra máu.

Để điều trị viêm họng trào ngược, người bệnh phải điều trị song song viêm họng lẫn trào ngược dạ dày. Nếu chỉ tập trung điều trị viêm họng mà không chữa bệnh ở dạ dày thì không thể cắt hết nguồn bệnh, khả năng tái phát cao.

Mẹo dân gian chữa viêm họng do trào ngược dạ dày

Theo kinh nghiệm của dân gian, nghệ, đu đủ, gừng, cam thảo, mật ong…là những “thần dược” trong điều trị trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó, chúng còn có khả năng kháng viêm, tiêu sưng, hạ khí chỉ ho nên các triệu chứng tại họng cũng được giải quyết hiệu quả. Để bào chế các bài thuốc dân gian chữa viêm họng trào ngược, người bệnh thực hiện như sau: 

Cách trị viêm họng trào ngược theo dân gian
Cách trị viêm họng trào ngược theo dân gian
  • Bột nghệ: Bột nghệ pha cùng nước ấm và thêm mật ong vừa đủ, khuấy đều cho hỗn hợp tan. Khi uống thì uống từ từ để hỗn hợp thấm vào cổ họng. Thực hiện 1-2 lần/ngày cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
  • Trà chanh mật ong: Một nửa quả chanh vắt lấy nước cốt, pha cùng nước ấm và mật ong vừa đủ tạo thành trà. Uống vào mỗi buổi sáng trước khi ăn khoảng 30 phút. 
  • Hoa đu đủ đực: Hoa đu đủ đực sau khi rửa sạch thì trộn cùng mật ong (hoặc đường phèn) đem hấp cách thủy trong khoảng 10 – 15 phút. Sau đó bỏ phần bã, chắt lấy phần cốt uống. Thực hiện 2-3 lần/ngày cho đến khi khỏi bệnh.
  • Gừng: 500g gừng tươi rửa sạch, thái thành lát mỏng, đổ 750ml giấm táo vào ngâm cùng, sau một tuần thì lấy hỗn hợp ra sử dụng. Mỗi bữa cơm lấy khoảng 3-5 lát gừng ăn cùng với cơm.
  • Cam thảo: Cam thảo rửa sạch và đun cùng nước tạo thành trà. Người bệnh nên uống mỗi ngày, trước bữa ăn khoảng 30 phút. Sau 1-2 tuần sử dụng thì ngừng, không được lạm dụng.

Lưu ý: Mật ong không dùng để điều trị cho trẻ em dưới 1 tuổi vì có khả năng gây ngộ độc. Không dùng cam thảo cho phụ nữ có thai, người bị cao huyết áp hoặc bệnh tim.

Các bài thuốc chữa trào ngược dạ dày theo dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ, không có tác dụng đặc trị bệnh. Người bệnh nên cân nhắc điều trị phối hợp với các biện pháp chuyên sâu khác để mang lại hiệu quả tốt hơn. Trước khi dùng mẹo dân gian với bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. 

Việc kết hợp mẹo dân gian với một số loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày của tây y có thể gây ra tác dụng phụ. Chẳng hạn như cam thảo khi tương tác với một số loại thuốc sẽ làm cho nồng độ kali trong cơ thể. Nồng độ kali trong máu thấp có thể gây mệt mỏi, rã rời cơ thần kinh, táo bón dai dẳng và chướng bụng. 

Điều trị viêm họng trào ngược theo Tây y

Để loại bỏ tận gốc căn bệnh, các bác sĩ thường tập trung điều trị trào ngược dạ dày trước. Trường hợp người bệnh có các phản ứng quá mức tại họng thì kết hợp thêm các loại thuốc chữa viêm họng. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc điều trị trào ngược dạ dày: Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày (Alginate, Dimeticol, Sucralfate), thuốc giúp điều hòa nhu động ruột (Metoclopramid, Domperidon, Sulpirid, Metopimazin). Các loại thuốc này sẽ giúp giảm đau, kháng viêm, giảm các triệu chứng ợ hơi, buồn nôn.
  • Thuốc giảm ho, đau họng: Thuốc giảm đau hạ sốt (Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen), thuốc ngậm họng (Eugica Candy, Strepsils, Lysopaine, Prospan), thuốc giảm ho (chứa Codein, Alimemazin, Toplexil, Dextromethorphan).

Lưu ý: Phụ nữ có thai, trẻ em phải thận trọng với các loại thuốc tây y do nguy cơ gặp tác dụng phụ cao, tuyệt đối không được dùng Aspirin.

Cách chữa viêm họng mủ theo tây y
Cách chữa viêm họng theo tây y

Các loại thuốc trên sẽ được chỉ định và phối hợp rõ ràng sau khi bệnh nhân thăm khám và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán. Bệnh nhân không được tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà nếu không có kê đơn của bác sĩ. Vì bản thân việc lạm dụng thuốc Tây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh.

Ngoài ra, các loại thuốc kết hợp sai cách, tương tác với nhau có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm. Việc dùng sai liều cũng dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu người bệnh thấy có biểu hiện nôn mửa, chóng mặt, đau dạ dày…thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để tái khám và khắc phục hậu quả kịp thời. 

Đông y chữa bệnh như thế nào?

Trong đông y, viêm họng trào ngược là sự kết hợp của chứng hầu tý và khí nghịch, bệnh lý thuộc phạm vi chứng Tỳ Vị. Các yếu tố nội nhân (tâm trạng thất thường) và bất nội ngoại nhân (ăn uống, sinh hoạt) tác động xấu vào chức năng sơ tiết của tạng Can và chức năng kiện vận của Tỳ. Từ đó gây ra chứng khí nghịch (trào ngược lên trên).

Để điều trị bệnh, đông y sẽ kết hợp những vị thuốc giúp cân bằng âm dương, giáng nghịch, ôn bổ tỳ vị, bồi bổ ngũ tạng, điều hòa, tăng cường chức năng dạ dày. Theo đó, các vị thuốc này phải quy kinh Can, Phế, Tỳ giúp điều dưỡng và phục hồi công năng. Đồng thời có tác dụng tăng chức năng co bóp và tiêu hóa thức ăn của dạ dày, giảm ho, sưng viêm ở họng…

Tập trung vào điều trị viêm họng, đông y có các vị thuốc như Tang diệp, Tang ký sinh, Kha tử, Sơn tra, Bạch cương tàm, Phật thủ, Xích thược, Liên kiều… Còn các vị Đại hoàng, Mang tiêu, Chỉ thực, Hậu phác sẽ dùng để chữa trào ngược dạ dày. Các vị thuốc này có thể bổ trợ công dụng cho nhau, hỗ trợ điều trị toàn diện hai căn bệnh cùng lúc nhờ dược tính đa dạng:

Đông y chữa viêm họng trào ngược
Đông y chữa viêm họng trào ngược

Thuốc Đông y được bào chế từ thảo dược tự nhiên nên độ lành tính và an toàn cao. Thảo dược và tỷ lệ phối hợp sẽ được điều chỉnh linh hoạt tùy vào mức độ viêm nhiễm, thể trạng, độ tuổi của người bệnh. Do đó, thuốc Đông y có thể điều trị hiệu quả, an toàn cho cả người có thể trạng yếu như phụ nữ có thai, trẻ em, người mắc nhiều bệnh cùng lúc… Để đảm bảo chất lượng của bài thuốc, người bệnh nên đến các nhà thuốc, trung tâm đông y uy tín, thầy thuốc có tay nghề chuyên môn cao để chẩn mạch và bốc thuốc điều trị.

Những lưu ý quan trọng khi bị viêm họng trào ngược

Phần lớn người bị viêm họng trào ngược là do chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học, lành mạnh. Do đó, người bệnh cần thay đổi lối sống ngay lập tức nếu muốn phác đồ điều trị mang lại hiệu quả và bệnh không diễn tiến nghiêm trọng hơn.

Viêm họng trào ngược ăn gì, kiêng gì?

Khi bị viêm họng trào ngược, người bệnh cần duy trì một chế độ dinh dưỡng khoa học. Theo đó, các thực phẩm gây kích thích đến họng và tạo gánh nặng cho dạ dày cần được loại bỏ. Chế độ ăn cần cân bằng đầy đủ bốn nhóm thực phẩm đường – đạm – chất béo – vitamin & khoáng chất. 

Bị viêm họng trào ngược nên ăn:

  • Thực phẩm dễ hấp thụ, dễ tiêu hóa: Cháo, súp, kho nhừ, nước ép, chè…
  • Thực phẩm lợi tiêu hóa, thúc đẩy tiêu hóa nhanh hơn: Sữa chua, sữa ấm.
  • Thực phẩm giàu đạm nhưng ít béo: Thịt lợn nạc, thịt bò, thịt gà trứng, cá biển…
  • Thực phẩm giúp trung hòa hoặc thấm hút dịch vị dạ dày: Rau xanh, hạnh nhân, trà hoa cúc, bánh mì, gừng.
  • Thực phẩm cải thiện hiện tượng trào ngược axit: Dưa hấu, dưa gang, bột yến mạch, kẹo cao su…
  • Uống nước điện giải từ máy lọc nước ion kiềm
Chế độ dinh dưỡng khoa học
Chế độ dinh dưỡng khoa học

Bị viêm họng trào ngược kiêng ăn:

  • Thực phẩm chua cay khiến niêm mạc dạ dày tiết ra dịch axit dư thừa, kích thích niêm mạc cổ họng: Đồ ăn có nhiều gia  vị chanh, me, ớt, tiêu, tỏi; đồ ủ chua, muối chua; hoa quả có nhiều vị chua như cam, xoài xanh…
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ làm dạ dày khó tiêu, mất nhiều thời gian để tiêu hóa dẫn đến thức ăn bị lên men trong dạ dày: Đồ chiên rán, xào nhiều dầu mỡ; thức ăn nhanh…
  • Thực phẩm gây nhiệt độc, táo nhiệt: Đồ đã qua chế biến như thịt hun khói, thịt nguội, xúc xích, lạp xưởng, thịt hộp, các loại cá khô, mắm mặn.
  • Thực phẩm có chất kích thích gây hại cho dạ dày, tăng hiện tượng đầy hơi: Rượu, bia, thuốc lá, nước có ga, cafe…
  • Thực phẩm lạnh làm triệu chứng sưng viêm họng nghiêm trọng hơn: Kem, nước lạnh.

Bên cạnh việc xây chế độ dinh dưỡng khoa học, khi tiêu thụ thực phẩm thì người bệnh cũng cần chú ý:

  • Tuyệt đối không được nhịn ăn dẫn đến dịch axit tăng cao, khó kiểm soát. 
  • Khi ăn phải đúng giờ, đúng bữa.
  • Không nên ăn nhanh, phải nhai kỹ, nuốt chậm.
  • Không nên ăn quá no, nên chia bữa ăn thành nhiều bữa, có bữa chính và bữa phụ.
  • Không được vận động hoặc nằm xuống ngay sau khi ăn.

Sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi điều độ

Chế độ sinh hoạt lành mạnh và quản lý cảm xúc có thể hỗ trợ người bệnh khắc phục chứng viêm họng trào ngược. Theo đó, người bệnh cần:

Tập thể dục đều đặn giúp giảm căng thẳng và giữ cân nặng hợp lý
Tập thể dục đều đặn giúp giảm căng thẳng và giữ cân nặng hợp lý
  • Tập thể dục đều đặn, mỗi ngày khoảng 30 phút – 1 tiếng. Điều này sẽ giúp cơ thể được thoải mái, tránh béo phì, những yếu tố làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày dẫn đến viêm họng. 
  • Thực hiện các biện pháp loại bỏ cảm xúc tiêu cực như thiền, yoga…
  • Không để cơ thể quá mệt mỏi, cho dù là lao động chân tay hay trí óc. Điều này có thể khiến tiêu hóa kém, axit tăng cao và dịch kết dính giảm.
  • Ngủ đủ giấc, từ 6 – 8 tiếng mỗi ngày để cơ thể có đủ năng lượng, hệ miễn dịch hoạt động tốt. Tuyệt đối không được thức khuya gây hại cho dạ dày.

Nhìn chung, viêm họng trào ngược xuất phát từ bệnh lý trào ngược dạ dày nên người bệnh muốn điều trị dứt điểm thì phải chữa từ dạ dày trước. Bệnh để lâu có thể phát triển thành những biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng. Khi nhận thấy những triệu chứng cảnh báo bệnh, hãy đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và tiếp nhận điều trị từ sớm.

4.4/5 - (5 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?