Sỏi thận là gì? Những dấu hiệu điển hình và cách điều trị hiệu quả

Sỏi thận là bệnh ngày càng phổ biến do thói quen sống không lành mạnh của con người. Bệnh có khi biểu hiện rõ ràng, cụ thể nhưng cũng có trường hợp diễn tiến âm thầm. Nếu không phát hiện sớm, sỏi phát triển đến kích thước lớn sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm cả nguy cơ vỡ thận.

Sỏi thận là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Sỏi thận (tiếng anh: Kidney Stones) là tinh thể rắn hình thành từ muối và các khoáng chất trong nước tiểu. Sỏi thận có nhiều kích thước khác nhau từ rất nhỏ cho đến khoảng vài centimet. Trong đó sỏi kích thước 3mm hoặc 5mm là nhỏ nhưng cần được kiểm tra và theo dõi. Sỏi từ 10mm trở nên được đánh giá là to và có thể gây nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe.

Những hạt sỏi có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiết niệu như bàng quan, niệu đạo nam, niệu quản, thận. Các nghiên cứu về sỏi thận bệnh học cho biết, sỏi có nhiều dạng khác nhau, bao gồm:

  • Sỏi canxi: Loại sỏi phổ biến nhất tồn tại dưới dạng oxalat canxi. Sỏi này xuất hiện ở người ăn nhiều thực phẩm giàu oxalate như socola, một số loại trái cây hoặc do có nồng độ canxi hoặc oxalat cao trong nước tiểu.
  • Sỏi acid Uric: Loại sỏi hình thành ở những người có chế độ ăn uống giàu protein, bị bệnh gout, rối loạn máu trong mô…
  • Sỏi Struvite: Đây là sỏi được tạo thành do nhiễm trùng đường tiết niệu nên còn được gọi là sỏi nhiễm trùng. Sỏi này phát triển nhanh chóng và có kích thước lớn.
  • Sỏi Cystine: Dạng sỏi này rất ít gặp nhưng có thể xuất hiện ở cả nam giới và phụ nữ có hội chứng rối loạn do di truyền khiến thận bài tiết quá mức Axit amin.

Dấu hiệu bệnh điển hình

Theo ước tính hiện nay có khoảng 1/3 dân số thế giới bị sỏi thận, tuy nhiên không phải tất cả đều nhận thấy các triệu chứng của bệnh. Những trường hợp không xuất hiện triệu chứng, người bệnh chỉ có thể nhận biết khi sỏi gây nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu. Một số bệnh nhân chỉ nhận biết bệnh khi sỏi mắc kẹt trong niệu quản gây đau quặn.

Những dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi thận
Những dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi thận

Một số triệu chứng bệnh sỏi thận thường gặp nhất có thể kể đến như:

  • Cảm giác đau: Người bệnh có biểu hiện đau lưng, đau lan xuống bụng dưới, mạn sườn, bẹn và cơ quan sinh dục, đau buốt khi tiểu. Nếu sỏi ở niệu quản, gây tắc nghẽn, nước tiểu không luân chuyển đến bàng quang sẽ ứ đọng tại thận và gây đau quặn thận.
  • Tiểu ra máu: Sỏi di chuyển theo nước tiểu sẽ cọ xát gây tổn thương, tiết máu vào nước tiểu.
  • Tiểu són, tiểu rắt: Sỏi tồn tại ở bàng quang sẽ kích thích cơn tiểu. Người bệnh đi tiểu nhiều, buồn đi tiểu nhưng lượng nước rất ít hoặc bí tiểu.
  • Buồn nôn hoặc nôn: Thận và ruột có mối liên hệ với nhau thông qua dây thần kinh. Sỏi ở thận sẽ kích thích đường tiêu hóa gây nôn hoặc buồn nôn.
  • Sốt và ớn lạnh: Đây là dấu hiệu của bệnh sỏi thận thường gặp ở những bệnh nhân bị sỏi thận gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

Khi nào cần gặp bác sĩ? Với những triệu chứng bất thường kể trên, sỏi thận gây ra những cản trở tới quá trình sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Tuy nhiên, khi sỏi thận chưa bộc lộ biểu hiện rõ ràng, khi nào thì cần tới gặp bác sĩ để thăm khám?

Hãy nắm rõ và ghi nhớ những biểu hiện của bệnh lý sỏi thận để tới ngay bệnh viện:

  • Những cơn đau xuất hiện ở vùng lưng, mạn sườn lan xuống vùng chậu.
  • Đi tiểu khó khăn, đau đớn khi đi tiểu.
  • Tiểu ra máu tươi.
  • Rối loạn tiểu tiện với các dấu hiệu như tiểu rắt, tiểu buốt.

Đừng chần chừ, hãy thăm khám ngay để xác định khối sỏi xuất hiện trong thận có kích thước, tính chất như thế nào để có hướng điều trị thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây sỏi thận không phải ai cũng biết 

Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận là trong nước tiểu có chứa nhiều hợp chất gây sỏi như oxalat, canxi, acid uric. Trong thời gian dài cùng với các điều kiện thuận lợi, khoáng chất trong nước tiểu tích tụ lại gây sỏi. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành sỏi là:

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ sỏi thận
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ sỏi thận
  • Uống ít nước: Lượng nước cung cấp cho cơ thể quá ít, không đủ để thận lọc và đào thải chất độc ra ngoài sẽ khiến nước tiểu đậm đặc. Nhờ vậy các chất trong nước tiểu dễ kết tinh thành viên sỏi.
  • Nhịn tiểu: Thói quen này diễn ra thường xuyên sẽ khiến khoáng chất trong nước tiểu không được đào thải ra ngoài. Do vậy các khoáng chất lắng đọng hoặc tích tụ lại với nhau gây sỏi.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Bổ sung quá nhiều thực phẩm giàu protein, muối, đường và chất béo sẽ thúc đẩy sự hình thành của sỏi thận. Đặc biệt chế độ ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng đáng kể lượng canxi trong thận, gây suy thận.
  • Sử dụng kháng sinh tùy tiện: Một số loại kháng sinh thuộc nhóm này là Cephalosporin, Penicillin…
  • Mắc các vấn đề sức khỏe: Tăng cường cận giáp, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm toan ống thận, cystinuria, viêm ruột, tiêu chảy mãn tính…
  • Nguyên nhân khác: Béo phì, di truyền…

Phương pháp chẩn đoán

Y học ngày càng hiện đại, để phát hiện sỏi thận, bên cạnh việc xác định các triệu chứng đặc trưng của bệnh thì bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra kết luận dựa trên những xét nghiệm, kiểm tra cận lâm sàng.

  • Siêu âm ổ bụng: Qua hình ảnh siêu âm, phát hiện sỏi hoặc các tổn thương ở thận, niệu quản hay bàng quang.
  • Chụp X-quang: Chụp hình ảnh thận có hoặc không sử dụng thuốc cản quang. Trên hình ảnh thu được sẽ có hình ảnh sỏi thận nằm trong vùng hố thận.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Bằng hình ảnh, bác sĩ cũng sẽ quan sát thấy sỏi trong thận.

Dựa vào các yếu tố kể trên, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận bệnh nhân có mắc bệnh hay không? Kích thước và tính chất của khối sỏi trong thận như thế nào?

Chữa sỏi thận như thế nào?

Sỏi thận tạo ra nhiều cơn đau quặn thận và dễ biến chứng nguy hiểm. Bệnh nếu không được nhận biết và xử trí sớm sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

  • Nhiễm trùng hệ tiết niệu
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu
  • Suy thận cấp và mạn
  • Vỡ thận

Vì vậy điều trị sỏi thận sớm rất quan trọng. Chữa bệnh sỏi thận như thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng, kích thước và vị trí của hạt sỏi, sỏi có gây nhiễm trùng không. 

Những trường hợp sỏi nhỏ, chúng có thể thoát ra tự nhiên theo đường tiểu. Người bệnh chỉ cần uống nhiều nước và thay đổi một số thói quen sống. Tuy nhiên những trường hợp sỏi lớn hơn thì cần điều trị theo phác đồ phù hợp. Hiện nay có nhiều phương pháp chữa bệnh như mẹo dân gian, điều trị theo Tây y hoặc phương pháp Đông y.

Mẹo dân gian tại nhà

  • Đu đủ xanh chữa sỏi thận: Sử dụng đu đủ bánh tẻ làm sạch vỏ và ruột, cho thêm một chút muối rồi đem hấp cách thủy. Ăn món này trước bữa ăn, có thể chấm cùng đường. Cách chữa bệnh sỏi thận bằng đu đủ xanh chỉ áp dụng với sỏi thận dưới 10mm trong 7 ngày.
  • Chữa bệnh sỏi thận bằng rau ngổ: Dùng một nắm rau ngổ đem giã nhỏ, lấy nước cốt pha cùng chút muối. Mỗi ngày uống nước này 2 lần, sử dụng liên tục 7 ngày.
  • Dứa nướng: Chuẩn bị một quả dứa, khoét lỗ nhỏ để nhồi phèn chua vào bên trong. Nướng chín quả dứa rồi vắt nước uống mỗi ngày. Cách chữa bệnh sỏi thận bằng quả dứa nướng giúp làm giảm những cơn đau sỏi thận rất hiệu quả.
Dứa nướng giúp giảm đau sỏi tiết niệu hiệu quả
Dứa nướng giúp giảm đau sỏi tiết niệu hiệu quả

Ngoài những cách trên, dân gian còn có nhiều cách chữa từ các nguyên liệu khác như chuối hột, lá trầu bà, rau mùi tàu, hoa râm bụt… Tuy nhiên những mẹo chữa dân gian chỉ phù hợp với những người bị sỏi thận nhỏ.

Trường hợp bệnh tiến triển nặng, sỏi kích thước lớn, cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa, nhằm ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. 

Sỏi thận điều trị bằng Tây y như thế nào?

Y học hiện đại có nhiều biện pháp điều trị sỏi hiệu quả. Tùy vào tình trạng sỏi, bác sĩ có thể chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa.

– Sử dụng thuốc

Đa phần những bệnh nhân có sỏi kích thước dưới 7mm, sỏi hình thuôn, nhẵn và chưa gây biến chứng thì sẽ được chỉ định điều trị bảo tồn bằng thuốc phù hợp. Vậy người bị sỏi thận uống thuốc gì?

  • Thuốc giảm đau: Một số thuốc được sử dụng là Ibuprofen, Natri Naproxen, Acetaminophen…
  • Thuốc chẹn Alpha: Đây là thuốc giúp đào thải sỏi tốt hơn bằng cơ chế làm giãn cơ niệu quản, giúp sỏi thoát ra dễ dàng, nhanh và ít đau.

– Điều trị ngoại khoa

Nếu viên sỏi phát triển đến kích thước lớn (trên 7mm) không thể tự tiêu hoặc được đẩy ra ngoài bằng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị ngoại khoa. Các biện pháp điều trị được áp dụng là:

  • Tán sỏi ngoài cơ thể: Đây là cách sử dụng nguồn sóng xung kích làm vỡ sỏi to thành các mảnh nhỏ để tự thoát ra ngoài theo nước tiểu. Cách tán sỏi này áp dụng tốt nhất khi sỏi có kích thước nhỏ hơn 2cm. Hiệu quả trung bình đạt được là 81%. Biện pháp tán sỏi ngoài cơ thể không làm tan sỏi rắn như sỏi oxalat canxi, sỏi Cystine và các sỏi lớn hơn 2cm.
  • Tán sỏi ngược dòng: Bác sĩ sử dụng ống nội soi mềm đi từ niệu đạo lên bàng quang để tiếp cận với sỏi. Biện pháp này sử dụng năng lượng laser hoặc khí nén để tán sỏi. Sau đó bơm rửa để lấy hết cách mảnh sỏi. Tán sỏi thận qua nội soi niệu quản ngược dòng áp dụng với sỏi niệu quản 1/3 trên có kích cỡ nhỏ hơn 20mm.
  • Tán sỏi thận qua da: Là cách tạo hầm qua da ở vùng lưng vào thận nhằm đưa ống nội soi tiếp cận với sỏi. Sỏi được phá vỡ bằng laser, siêu âm phá vỡ sỏi, sử dụng khí nén hoặc lấy sỏi ra ngoài. Phương pháp được chỉ định cho sỏi kích thước lớn, sỏi cứng, sỏi san hô, sỏi bể thận và sỏi nhóm đài dưới.
  • Phẫu thuật nội soi lấy sỏi: Áp dụng với sỏi 1/3 trên niệu quản, sỏi lớn, sỏi bể thận.
  • Mổ mở lấy sỏi: Áp dụng cho sỏi niệu quản kích thước lớn, sỏi thận khi chức năng thận kém. Tuy nhiên cách này thường gây tai biến nên ít được áp dụng.
Tán sỏi ngược dòng là cách điều trị ngoại khoa thường được áp dụng
Tán sỏi ngược dòng là cách điều trị ngoại khoa thường được áp dụng

Vậy tán sỏi thận hoặc mổ sỏi thận hết bao nhiêu tiền? Hiện nay mức chi phí điều trị sỏi thận ngoại khoa tại các bệnh viện có mức chi phí khác nhau. Tuy nhiên đa phần chi phí đều dao động ở mức từ  7 – 20 triệu đồng. Người bệnh cần tìm đến những bệnh viện mổ nội soi uy tín chất lượng để đảm được chữa tốt nhất và tránh biến chứng, rủi ro trong phẫu thuật.

Các biện pháp chữa sỏi thận trong Tây y đều giúp điều trị hết sỏi. Tuy nhiên những phương pháp này không thể ngăn ngừa sỏi tái phát.

Chữa sỏi thận bằng thuốc Đông y

Y học phương Đông cho rằng, thận khí hư gây ra thấp ứ trệ ở hạ tiêu, hỏa đốt tân dịch làm cho tạp chất trong nước tiểu tích tụ thành sỏi. Do vậy, phương pháp Đông y đề ra nguyên tắc điều trị bệnh là phá khí, hoạt huyết, loại bỏ hiện tượng ứ tắc khí trong thận. Thầy thuốc kê toa các bài thuốc tổng hợp dược lực từ  thảo dược tự nhiên. Nhờ dược lực của thuốc, sỏi được tán, bị bào mòn dần dần và được thải loại theo đường tiểu.

Bên cạnh khả năng loại bỏ sỏi, các bài thuốc Đông y còn chú trọng bồi bổ gan, thận và lợi tiểu. Nhờ đó ngăn ngừa sỏi xuất hiện trở lại.

Dựa trên nguyên tắc của Đông y, các bác sĩ tại Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng thuốc Đông y Việt Nam – VINACARE nghiên cứu và phát triển bài thuốc Tiêu thạch Ích thận thang. Hiện nay bài thuốc đang được ứng dụng để điều trị bệnh tại Trung tâm.

Bài thuốc Tiêu thạch Ích thận thang của Trung tâm Đông y Việt Nam trị sỏi thận hiệu quả, an toàn

Bài thuốc Tiêu thạch Ích thận thang là kết quả của công trình nghiên cứu các bài thuốc cổ phương trị bệnh sỏi thận. Công trình này được tiến hành bởi đội ngũ lương y, bác sĩ có chuyên môn cao tại Trung tâm Thừa kế Đông y, đứng đầu là Thầy thuốc ưu tú Lê Phương.

Thành phần bài thuốc Tiêu thạch Ích thận thang bao gồm hơn 17 loại dược liệu như: Kê nội kim, Cối xay, Ngưu tất, Hoàng bá, Kim tiền thảo, Phục linh, Trư linh, Thương truật, Trạch tả, Kim ngân hoa, Hoạt thạch Ô dược, Cam thảo, Mộc thông, Rau sam, Cù mạch, Liên kiều, Hương nhu trắng, Bồ công anh, Tỳ giải…

Ưu điểm của bài thuốc Tiêu thạch Ích thận thang

Dược lực của các thành phần trong bài thuốc Tiêu Thạch Ích thận thang mang lại những tác dụng nổi bật như:

  • Đẩy lùi triệu chứng lâm sàng của sỏi thận như bí tiểu, tiểu buốt, són tiểu, tiểu rắt…
  • Tăng cường chức năng thận, tỳ, gan, loại bỏ sỏi thận: Bài thuốc giúp nội tạng được cải thiện, huyết khí liền mạch, chức năng lọc máu và thải loại của cơ thể được tăng cường, khoáng chất có hại trong nước tiểu được hòa tan. Nhờ đó sỏi thoát ra ngoài tự nhiên theo nước tiểu.
  • Phục hồi, tái tạo những tế bào bị xơ hóa và tổn thương do sỏi.
  • Hiện nay Trung tâm Đông y Việt Nam đã có dịch vụ sắc thuốc sẵn, đóng gói tiệt trùng ở 100 độ C. Nhờ vậy thuốc giữ được hoạt chất vốn có, giúp tiết kiệm thời gian, công sắc cho người bệnh.
  • Hiệu quả của bài thuốc Tiêu thạch Ích thận thang đã được kiểm chứng
Bài thuốc Tiêu thạch ích thận thang mang lai hiệu quả điều trị cao
Bài thuốc Tiêu thạch ích thận thang mang lai hiệu quả điều trị cao

Năm 2012, một nghiên cứu kiểm nghiệm hiệu quả của bài thuốc trên 600 bệnh nhân sỏi thận đã được tiến hành tại Trung tâm Thừa kế Đông y. Kết quả thu được cho biết 82% ca bệnh hết sỏi sau khi điều trị từ  2 – 4 tháng bằng bài thuốc. Sau nghiên cứu đánh giá này, bài thuốc Tiêu thạch Ích thận thang được ứng dụng vào điều trị mở rộng cho các bệnh nhân tại Trung tâm.

Chuyên gia và bệnh nhân nói gì về bài thuốc Tiêu thạch Ích thận thang?

Bài thuốc Tiêu thạch Ích thận thang được nghiên cứu và kiểm nghiệm đã thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia và người bệnh.

Đánh giá bài thuốc của bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh
Đánh giá bài thuốc của bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh

Nhiều bệnh nhân cũng gửi lời tri ân sâu sắc về Trung tâm sau khi được chữa trị khỏi sỏi thận:

Phản hồi của bệnh nhân về bài thuốc Tiêu thạch Ích thận thang
Phản hồi của bệnh nhân về bài thuốc Tiêu thạch Ích thận thang

Không chỉ anh Tú, chị Hà nhận chữa khỏi sỏi mà còn hàng nghìn bệnh nhân khác cũng đạt được kết quả khả quan sau khi sử dụng bài thuốc Tiêu thạch Ích thận thang. Nếu đang nghi ngờ bản thân mắc sỏi thận hãy liên ngay với Trung tâm thừa kế và Ứng dụng đông y Việt nam – Vinacare để được tư vấn.

Bác sĩ Lê Phương khuyên sỏi thận kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Theo bác sĩ Lê Phương, chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành của sỏi. Người bệnh cần chú ý xây dựng chế độ ăn hợp lý. Vậy sỏi thận kiêng ăn gì?

  • Thịt động vật: Người bệnh có thể thay thịt động vật bằng nạc cá…
  • Thực phẩm giàu oxalate: Các loại đậu, đậu phộng, socola, cà phê, trà đặc, bột cám.
  • Rau tạo oxalat: Rau bina, rau muống…
  • Muối và mỡ: Đồ ăn chiên rán nhiều lần, đồ ăn nhanh…
  • Thực phẩm giàu purin: Cá khô, tôm khô, thịt khô, lạp xưởng, các loại lòng heo, lòng bò, mắm…

Bên cạnh thực phẩm cần kiêng, người bệnh nên bổ sung những đồ ăn thức uống sau:

Người bị sỏi thận nên ăn gì?
Người bị sỏi thận nên ăn gì?
  • Nước lọc: Nếu chưa biết sỏi thận uống gì thì nước lọc là lựa chọn số 1. Mỗi ngày bạn nên uống khoảng 2.5 – 3 lít nước, chia làm nhiều lần. Uống đủ nước sẽ giúp nước tiểu trong và thải cặn thận dễ hơn.
  • Nước chanh, cam, bưởi: Những loại nước này chứa nhiều citrate giúp chống sỏi hình thành hiệu quả.
  • Rau xanh và trái cây: Nếu chưa biết bị sỏi thận nên ăn rau gì hoặc trái cây gì thì người bệnh có thể bổ sung cam, bưởi, quýt, lê, dưa hấu, táo, dứa, cải bắp, rau cải, bầu, bí… Rau củ quả giúp tăng cường chất xơ, vitamin và khoáng chất, giảm thiểu nguy cơ sỏi.
  • Thực phẩm chứa canxi: Canxi trong nước tiểu làm tăng nguy cơ sỏi thận. Tuy nhiên kiêng đồ ăn chứa canxi quá mức cũng gây ra sỏi thận. Bệnh nhân nên bổ sung khoảng 800 – 1200mg canxi từ các loại thực phẩm như sữa, cá, trứng, phô mai, hải sản…

Bên cạnh chế độ ăn uống, mọi người cần chủ động phòng tránh sỏi thận bằng cách đi khám sức khỏe định kỳ khoảng 6 tháng một lần. Mọi người nên tập luyện thể dục thể thao, duy trì tâm lý thoải mái và ngủ sớm nhằm ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.

Sỏi thận có thể gây ra những triệu chứng cực kỳ khó chịu, đau đớn nhưng cũng có thể diễn tiến âm thầm mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Nếu không nhận biết sớm, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn và dễ biến chứng. Vì vậy mọi người nên chủ động đi khám sức khỏe và chú ý lắng nghe cơ thể để nhận biết và điều trị bệnh kịp thời.

4.3/5 - (6 bình chọn)

Tin mới

Giá mổ nội soi sỏi thận là bao nhiêu? Nên mổ ở đâu uy tín nhất

Các cách chữa viêm đa khớp an toàn, nhanh chóng

Mổ Hở Lấy Sỏi Thận Là Phương Pháp Gì? Có Ưu Nhược Điểm Nào?

Biến Chứng Sau Mổ Sỏi Thận Nguy Hiểm Ra Sao? Lưu Ý Gì Sau Mổ?

TOP 10+ loại thuốc chữa viêm đa khớp tốt nhất 2020

Chi Phí Tán Sỏi Thận Qua Da Có Đắt Không? Địa Chỉ Tán Sỏi Uy Tín

Chụp X-quang Sỏi Thận Là Gì? Các Phương Pháp Chụp Thường Dùng

Thuốc Sỏi Thận Nhật Bản: Top 5 Loại Thuốc Đặc Trị Siêu Hiệu Quả

Thuốc Trị Sỏi Thận Của Mỹ: Top 4 Thuốc An Toàn, Hiệu Quả Cao

Mổ Sỏi Thận Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Tránh Biến Chứng Nguy Hiểm?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?