Táo bón – Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Táo bón là một căn bệnh vô cùng khó chịu, khiến bất cứ người bệnh nào cũng phải cau có, nhăn mặt mỗi khi bước vào nhà vệ sinh. Bệnh lý này đã trở nên quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết tường tận các thông tin về triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh, đặc biệt là các biến chứng nguy hiểm cũng như cách chữa hữu hiệu nhất hiện nay.

Bệnh táo bón là gì? Táo bón kéo dài là như thế nào?

Táo bón là hiện tượng xuất hiện ở mọi đối tượng, trong đó chủ yếu là những người ít vận động, ăn uống không khoa học. Bệnh tưởng chừng không nguy hiểm nhưng bạn đừng chủ quan vì nó có thể dẫn tới hàng loạt biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Táo bón khiến người bệnh vô cùng khó chịu
Táo bón khiến người bệnh vô cùng khó chịu

Thông thường, người khỏe mạnh có thói quen đi đại tiện từ 1 đến 3 lần một ngày. Ngược lại, nếu trong 3 ngày liên tiếp bạn không đi đại tiện hoặc trong một tuần đại tiện ít hơn 3 lần thì đó chính là hiện tượng táo bón.

Một số trường hợp, táo bón còn kéo dài dai dẳng trong nhiều tuần, nhiều tháng, hành hạ người bệnh mỗi ngày với những cơn đau quặn thắt tại vùng bụng, sự khó khăn khi muốn tống phân ra ngoài và cảm giác mệt mỏi tới kiệt sức khi phải rặn hết sức mới có thể đại tiện.

Đối tượng thường bị táo bón

Táo bón thường “ghé thăm” những ai có thói quen ăn uống không điều độ, không khoa học. Một số đối tượng thường mắc bệnh có thể kể đến như:

Táo bón ở trẻ sơ sinh

Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện do đó quá trình ăn uống hàng ngày rất dễ tác động dẫn tới hiện tượng rối loạn, trong đó có táo bón.

Bé sơ sinh từ 2 tới 6 tuần tuổi thường đi tiêu 2-5 lần/ngày, có bé đi ít, có bé đi nhiều hơn, thậm chí có bé đi tiêu 1 lần/tuần nhưng nếu bé vẫn tăng cân bình thường thì không có vấn đề gì.

Trong trường hợp, trẻ đi phân quá cứng kèm biểu hiện khó chịu, cau có, vùng hậu môn đỏ rát sau mỗi lần đại tiện thì cha mẹ cần chú ý vì có thể con đã bị táo bón.

Táo bón ở người già

Ngoài nguyên nhân từ ăn uống, người già thuộc nhóm người ít vận động, sử dụng nhiều loại thuốc bổ và dễ gặp phải các tổn thương thực thể ở ống tiêu hóa. Những yếu tố này chính là căn nguyên khiến người già dễ mắc táo bón.

Táo bón khi mang thai

Trong quá trình mang thai, cơ thể chị em phụ nữ phải trải qua hàng loạt thay đổi về tâm sinh lý. Theo thống kê, có khoảng 10-40% phụ nữ mang thai bị táo bón ở các mức độ khác nhau.

Sự thay đổi nội tiết tố, thay đổi đột ngột trong chế độ ăn uống do ốm nghén hay sự phát triển của thai nhi là những yếu tố quan trọng khiến mẹ bầu dễ mắc táo bón.

Táo bón khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến
Táo bón khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến

Đặc biệt, khi mang thai 3 tháng cuối, kích thước của thai nhi ngày càng lớn tạo áp lực lên các cơ quan trong vùng bụng, đặc biệt là ruột sẽ khiến chị em càng dễ bị táo bón hơn.

Táo bón sau sinh

Tình trạng táo bón sau sinh cũng khá phổ biến. Trên một hội nhóm dành cho các mẹ bỉm sữa trên Facebook, chị Thu Quỳnh (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ: “Các mẹ ơi, có ai bị táo bón sau sinh không, chia sẻ kinh nghiệm chữa giúp em với. Sinh xong em bị táo bón, nói không ngoa chứ đau hơn cả đau đẻ, em khó chịu lắm rồi, làm sao thoát khỏi tình trạng này đây”.

Cùng chung tâm trạng với chị Quỳnh, chị Hà Anh (Hạ Long, Quảng Ninh) tâm sự: “Khổ lắm các mẹ ạ, sinh thường xong không biết sao mà táo quá. Vừa đau vết khâu tầng sinh môn vừa đau rát hậu môn vì đại tiện không nổi. Ngồi hàng giờ trong nhà vệ sinh, mồ hôi nhễ nhại, ra sức rặn mà không ăn thua. Chị nào biết cách gì hay, thuốc nào nhạy mách em với?”.

Lý giải nguyên nhân táo bón ở mẹ bỉm sữa sau sinh, bác sĩ Lê Phương cho biết, trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ phải tập trung máu nuôi dưỡng cho bé, sau đó lại mất máu trong khi sinh và tiếp tục cố gắng sản xuất sữa cho con nên cơ thể bị thiếu nước là điều tất yếu.

Những nguyên nhân gây táo bón phổ biến nhất

Căn bệnh nào cũng có những nguyên nhân căn bản gây ra. Nguyên nhân gây táo bón liên quan nhiều đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Cụ thể là:

Ăn thiếu chất xơ

Thường được xem là thành phần không có giá trị dinh dưỡng nhưng chất xơ có vai trò quan trọng trong tiêu hóa. Theo đó, chất xơ hỗ trợ đẩy nhanh chất thải ra khỏi ống tiêu hóa, rút ngắn thời gian vận chuyển bã thức ăn trong ruột già đồng thời tăng lượng nước trong phân giúp nhuận tràng. 

Ăn thiếu chất xơ gây táo bón
Ăn thiếu chất xơ gây táo bón

Cơ thể thiếu nước

Đối với quá trình tiêu hóa, thức ăn di chuyển qua ruột non sẽ bị hấp thụ nước và dinh dưỡng, việc hấp thụ nước sẽ tiếp tục tại ruột già. Nếu cung cấp quá ít nước cho cơ thể, lượng nước trong thức ăn sẽ bị hút cạn kiệt khi trải qua quá trình tiêu hóa dẫn tới tình trạng phân khô, cứng gây táo bón.

Lười vận động

Những đối tượng như nhân viên văn phòng, thợ may hay lái xe do tính chất công việc phải ngồi lâu một chỗ rất dễ bị táo bón.

Nguyên nhân do đâu? Ít vận động, đi lại sẽ làm giảm cảm giác mót đi đại tiện, phân sẽ tích lại lâu trong ruột già và ngày càng bị hút hết nước từ đó gây ra táo bón, thậm chí là bệnh trĩ.

Mang thai

Khi mang thai, nồng độ nội tiết tố Progesterone tăng lên đẩy mạnh khả năng giãn nở của hệ thống dây chằng tại vùng chậu, chuẩn bị cho sinh nở nhưng cũng khiến các dây trong thành ruột lỏng lẻo theo, tạo điều kiện cho hiện tượng rối loạn tiêu hóa xuất hiện.

Bên cạnh đó, vì sự phát triển của em bé và đảm bảo sức khỏe cho bản thân, chị em tăng cường sử dụng các loại thuốc bổ, vitamin chứa khá nhiều chất dinh dưỡng, trong đó đặc biệt là sắt. Điều này khiến chứng táo bón trở nên trầm trọng hơn.

Căng thẳng

Căng thẳng ảnh hưởng tiêu cực tới hệ tiêu hóa
Căng thẳng ảnh hưởng tiêu cực tới hệ tiêu hóa

Khi tinh thần căng thẳng, cơ thể sẽ ưu tiên chức năng tuần hoàn, thần kinh và nội tiết mà lơ là hoạt động tiêu hóa. Bên cạnh đó, căng thẳng cũng là nguyên nhân gây mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Cụ thể, vi khuẩn có lợi sẽ mất ổn định, vi khuẩn có hại sẽ tăng sinh dẫn tới tình trạng khó tiêu, đầy bụng và táo bón.

Triệu chứng táo bón khiến người bệnh méo mặt

Bạn có thể dễ dàng nhận ra những triệu chứng tiêu biểu của chứng táo bón.

  • Tần suất đi tiêu dưới 3 lần/tuần.
  • Đau bụng, khó chịu.
  • Buồn đại tiện mà không thể đi được.
  • Cần phải rặn thật mạnh mới đẩy được phân ra ngoài.
  • Phân khô, cứng gây đau rát vùng hậu môn mỗi lần đi đại tiện.
  • Xuất hiện máu trong phân hoặc máu chảy sau khi đi đại tiện.
  • Sau khi đã đi tiêu nhưng vẫn còn cảm giác muốn đi tiếp, vùng bụng dưới cảm thấy nặng nề.

Có thể thấy những dấu hiệu này ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người bệnh nếu không được điều trị hiệu quả. 

Bị táo bón nên ăn gì? Kiêng gì để bệnh nhanh khỏi?

Chữa trị là một phần, nếu muốn hỗ trợ tốt nhất cho công cuộc đẩy lùi chứng táo bón, quá trình ăn uống hàng ngày cũng đóng một phần rất quan trọng.

Bác sĩ Lê Phương khuyến cáo người bệnh, để ngăn ngừa táo bón cần chú ý chế độ ăn uống với một số lưu ý nên thực hiện và cần kiêng khem như sau:

  • Hạn chế ăn các món cay nóng, thực phẩm quá cứng.
  • Ăn uống đúng bữa, không ăn quá no hay để bụng quá đói.
  • Uống đủ lượng nước mỗi ngày, từ 1,5-2l/ngày.
  • Tăng cường nhóm thực phẩm giàu chất xơ, có tác dụng nhuận tràng như: Rau xanh, khoai lang, chuối…
  • Tránh xa bia, rượu, đồ ăn nhanh, đồ chế biến sẵn.
  • Tập luyện thể dục.
  • Tạo thói quen đi lại sau một khoảng thời gian ngồi làm việc quá lâu.
  • Duy trì thói quen đi vệ sinh, đại tiện đúng giờ, đều đặn hàng ngày

Táo bón gây ra hàng loạt những biến chứng nguy hiểm

Táo bón tuy không phải là một căn bệnh nan y nhưng lại gây ra nhiều bất tiện, khó chịu và đau đớn cho người mắc phải. Khi bị táo bón, người bị bệnh khi đi ngoài sẽ phải rặn nhiều, áp lực ổ bụng tăng lên, chảy máu khi đi đại tiện ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Bệnh táo bón nếu để lâu ngày mà không có biện pháp kịp thời thì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm dưới đây:

Đi ngoài phân có máu

Khối phân rắn cứa rách niêm mạc ống hậu môn trực tràng sẽ gây chảy máu. Mức độ mất máu nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ chấn thương niêm mạc, tổn thương điểm mạch hay sự tái phát thường xuyên của táo bón.

Nứt kẽ hậu môn

Khi khối phân rắn gây khó đi ngoài, bệnh nhân thường rặn mạnh, gắng sức tối đa gây rách niêm mạc. Nứt kẽ hậu môn không chỉ khiến đi ngoài phân có máu mà còn gây đau đớn ngay trong khi khối phân đi ra ngoài.

Trĩ nội, trĩ ngoại

Táo bón dẫn tới bệnh trĩ
Táo bón dẫn tới bệnh trĩ

Khi bệnh nhân mắc chứng táo bón kéo dài đa số sẽ mắc bệnh trĩ do hiện tượng tăng áp lực ổ bụng kéo dài khi gắng sức rặn phân làm cho các búi trĩ càng ngày càng to ra, mỗi lần đi ngoài thường có máu kèm theo phân.

Viêm ống hậu môn trực tràng, áp-xe hậu môn, rò hậu môn

Khối phân gây sang chấn, viêm vùng niêm mạc trực tràng, ống hậu môn từ đó tăng nguy cơ gây viêm nhiễm, áp-xe hậu môn – trực tràng, rò hậu môn…

Tắc ruột do khối “u phân”

Nếu trong đại trực tràng tích trữ lâu ngày khối phân rắn có thể gây ra hiện tượng bán tắc ruột hoặc tắc ruột: Đau bụng từng cơn hoặc liên tục, bụng chướng, không đánh hơi hoặc đi ngoài được, sờ thấy khối rắn ở tiểu khung, thăm trực tràng sờ thấy toàn khối phân rắn,…

Suy kiệt – nhiễm độc mạn tính

Phân ứ đọng lâu ngày trong đại tràng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển sinh ra các chất độc ngấm, hấp thu vào máu dần dần dẫn tới nhiễm độc mạn tính.

Hiện tượng này gây nên tình trạng kích thích thần kinh làm ảnh hưởng tới tâm tính và tinh thần người bệnh, khiến người bệnh lúc nào cũng cảm thấy bực bội, khó chịu. Bệnh nhân ăn uống kém thì về lâu dài sẽ bị sút cân, thiếu máu, da xanh, niêm mạc nhợt, da khô xấu,…

Tăng nguy cơ bị ung thư hậu môn – trực tràng

Do tính chất phân của người táo bón khô và cứng nên có nồng độ cao các độc tố và chất gây ung thư như deoxycholic acid, lithocholic acid và các phức hợp nitroso (NOCs) nhiều hơn so với phân của người bình thường.

Hiện tượng ung thư trực tràng
Hiện tượng ung thư trực tràng

Thời gian phân nằm lâu trong trực tràng sẽ tăng thời gian tiếp xúc với niêm mạc trực tràng. Đây cũng là nguyên nhân dễ gây ung thư.

Tăng biến chứng cho những bệnh nhân mạn tính

Người bệnh cao huyết áp, người cao tuổi, người có bệnh tim mạch, xơ gan cổ chướng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD, Hen,…), bệnh tâm phế mãn nếu bị táo bón rất nguy hiểm vì khi đi cầu phải rặn nhiều, tăng áp lực máu, tăng nguy cơ tắc mạch máu não hoặc xuất huyết não, tăng nguy cơ lên cơn khó thở, cơn hen,…

Tăng nguy cơ viêm ruột thừa

Táo bón cũng làm tăng áp lực trong ruột, tăng ứ đọng phân – dịch trong lòng ruột thừa khiến người bệnh còn dễ bị viêm ruột thừa. Táo bón dài ngày làm ruột già bị suy yếu, dãn ra tạo các túi thừa đại tràng và có nguy cơ thủng ruột.

Có thể thấy táo bón gây ra hàng loạt những biến chứng nguy hiểm. Do đó, ngay khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên, người bệnh cần tiến hành điều trị càng sớm càng tốt.

Cách điều trị táo bón hiệu quả nhanh, an toàn

Táo bón thực chất không phải là căn bệnh có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh nhưng những gì nó gây ra sẽ khiến cuộc sống của bạn bị đảo lộn, tinh thần không thoải mái, tâm trạng luôn bứt rứt, khó chịu không yên.

Thấu hiểu cảm giác đó, dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một số mẹo trị táo bón hữu hiệu nhất mà bạn cần phải tham khảo ngay.

Mẹo dân gian trị táo bón tại nhà

Kho tàng dân gian có rất nhiều kinh nghiệm hay chữa các căn bệnh thông thường. Đối với chứng táo bón, người bệnh có thể áp dụng những mẹo dưới đây:

  • Dùng mật ong bôi vào hậu môn.
  • Ngâm hậu môn trong nước ấm.
  • Massage bụng theo chiều kim đồng hồ hàng ngày.
  • Uống lá diếp cá.
  • Uống dầu có nguồn gốc thực vật như: Dầu dừa, dầu oliu, dầu hạt lanh…
  • Trộn mật mía với nước ấm, giấm táo để uống.
  • Nấu mật ong và mè đen.
  • Ăn khoai lang luộc.
Mật ong trị táo bón
Mật ong trị táo bón

Mẹo dân gian khá dễ thực hiện nhưng chỉ hữu hiệu nhất nếu tình trạng táo bón còn nhẹ. Nếu mức độ táo đã nặng, táo bón kéo dài thì những mẹo này sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn.

Thuốc trị táo bón theo Tây y

Thuốc Tây y nổi bật với tác dụng chữa trị nhanh chóng các triệu chứng của táo bón bằng các loại thuốc nhuận tràng, thuốc xổ, thuốc thụt,… nhưng lại tiềm ẩn vô vàn tác dụng phụ nguy hiểm nếu lạm dụng thuốc trong thời gian dài, gây ra bệnh trĩ, tình trạng sa trực tràng…

Do đó, người bệnh cần cân nhắc nếu sử dụng các loại thuốc Tây y trị táo bón trong thời gian dài. Đặc biệt với những bệnh nhân bị táo bón kéo dài, táo bón lâu ngày, việc sử dụng thuốc chữa táo bón theo Tây y là khá nguy hiểm.

Chữa táo bón theo Đông y

Các bài thuốc Đông y được nhiều thế hệ lương y nghiên cứu và đúc rút nên vừa có tác dụng vừa lành tính, không tiềm ẩn tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể người bệnh.

Thực trạng thuốc Đông y 'rởm' tràn lan
Thực trạng thuốc Đông y ‘rởm’ tràn lan

Tuy nhiên thực trạng chữa bệnh bằng thuốc Đông y hiện nay cũng khiến người bệnh phải đau đầu lựa chọn vì những địa chỉ chữa bệnh uy tín thì ít mà thuốc trôi nổi, không rõ nguồn gốc, thậm chí thuốc nhập lậu từ Trung Quốc được quảng cáo tràn lan trên các trang mạng khiến không ít người “tiền mất tật mang”.

Cách phòng tránh táo bón

Táo bón là một căn bệnh về đường tiêu hóa do đó việc ăn uống hàng ngày có tác động rất lớn. Theo đó, một thực đơn khoa học sẽ giúp bạn phòng tránh căn bệnh này một cách hiệu quả. Cụ thể, không muốn táo bón ghé thăm, thì bạn cần:

  • Tăng cường ăn nhóm thực phẩm giàu chất xơ, tiêu biểu là rau xanh, củ quả, trái cây… Lượng chất xơ dồi dào sẽ giúp ruột hấp thụ nước tốt hơn, từ đó giúp phân mềm và phòng ngừa táo bón một cách hiệu quả.
  • Ăn từ 1-2 hộp sữa chua một ngày. Sữa chua là thực phẩm giàu probiotic – một loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Chúng giúp quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn, thúc đẩy nhu động ruột nhờ vậy hiệu quả bài tiết cao hơn.
    Hạn chế ăn đồ ăn cay, nóng, đồ muối chua vì gây nóng trong, tăng cường nguy cơ mắc táo bón.
  • Một số nhóm thực phẩm mà bạn cũng nên ăn ít để phòng tránh táo bón là: Đồ ăn quá khô, cứng; thức ăn chứa nhiều dầu mỡ; thức ăn đóng hộp hay đồ ăn chế biến sẵn.
  • Uống đầy đủ nước mỗi ngày, từ 1,5-2 lít nước.
  • Tăng cường rèn luyện thể thao để tiêu hao năng lượng dư thừa, giúp cơ thể săn chắc, khỏe mạnh và thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
  • Duy trì cân nặng trong mức an toàn, tránh nguy cơ béo phì.
  • Tránh xa rượu, bia và thuốc lá.
  • Tuyệt đối không được nhịn đi đại tiện, có thể tạo thói quen đi đại tiện vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy (từ 5-7h).
  • Ngủ nghỉ hợp lý, tránh làm việc quá sức và không nên thức khuya.

Táo bón tưởng chừng không nguy hại nhưng nếu để lâu dài, bệnh sẽ tiến triển theo chiều hướng vô cùng tiêu cực, tiềm ẩn gây ra hàng loạt bệnh lý nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh. 

4.7/5 - (3 bình chọn)

Tin mới

Giá mổ nội soi sỏi thận là bao nhiêu? Nên mổ ở đâu uy tín nhất

Các cách chữa viêm đa khớp an toàn, nhanh chóng

Mổ Hở Lấy Sỏi Thận Là Phương Pháp Gì? Có Ưu Nhược Điểm Nào?

Biến Chứng Sau Mổ Sỏi Thận Nguy Hiểm Ra Sao? Lưu Ý Gì Sau Mổ?

TOP 10+ loại thuốc chữa viêm đa khớp tốt nhất 2020

Chi Phí Tán Sỏi Thận Qua Da Có Đắt Không? Địa Chỉ Tán Sỏi Uy Tín

Chụp X-quang Sỏi Thận Là Gì? Các Phương Pháp Chụp Thường Dùng

Thuốc Sỏi Thận Nhật Bản: Top 5 Loại Thuốc Đặc Trị Siêu Hiệu Quả

Thuốc Trị Sỏi Thận Của Mỹ: Top 4 Thuốc An Toàn, Hiệu Quả Cao

Mổ Sỏi Thận Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Tránh Biến Chứng Nguy Hiểm?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?